Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Theo như ước tính mỗi năm, bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối gây ảnh hưởng rất xấu hay thậm chí là đe dọa tới tính mạng của hàng ngàn con người. Có rất nhiều thắc mắc về bệnh lý này, một trong số đó là ung thư phổi giai đoạn cuối có lây hay không?
Bệnh ung thư phổi không còn là bệnh quá xa lạ trong đời sống hiện nay khi còn rất nhiều người hút thuốc lá. Hầu hết khi phát hiện ra bản thân bị ung thư phổi, bệnh nhân thường đã ở giai đoạn cuối. Đây là thời điểm hầu như mọi kết quả điều trị đều kém khả quan. Bởi không chỉ cơ thể suy yếu mà sức khỏe về tinh thần của bệnh nhân cũng bị tổn thương khá nặng nề.
Ung thư phổi vẫn là căn bệnh gây tử vong ở người hàng đầu trên toàn thế giới. Mỗi năm, bệnh ung thư phổi đã cướp đi hàng ngàn tính mạng con người. Mặc dù với y học và khoa học tiên tiến, tuy nhiên nhìn chung tiên lượng sống còn ở những người bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối vẫn còn thấp. Vậy bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối này có lây cho người khác hay không? Hãy xem hết bài viết sau để giải đáp thắc mắc này nhé!
Câu trả lời ở đây là KHÔNG LÂY. Xin nhắc lại ung thư phổi không phải là bệnh truyền nhiễm. Vì vậy, tế bào ung thư không thể di chuyển từ người bệnh sang người khỏe mạnh được, do đó, bệnh ung thư phổi không lây được. Người bị bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối, không thể truyền bệnh cho những người khỏe xung quanh được.
Các quan niệm rằng việc tiếp xúc với bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối như: Nói chuyện, bắt tay hay ôm người bệnh có thể bị lây bệnh là hoàn toàn sai. Vì vậy, chúng ta không nên nghĩ rằng bệnh này lây được mà trở nên xa lánh người bệnh, khiến tinh thần họ trở nên nặng nề, cô đơn, buồn rầu… làm ảnh hưởng rất lớn tới quá trình điều trị bệnh. Hãy xem bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối như những người bình thường khác các bạn nhé!
Bệnh ung thư phổi là hiện tượng các tế bào bất thường ở phổi một cách nào đó đột nhiên xuất hiện, phát triển rất mạnh mẽ và khó kiểm soát trong phổi. Các tế bào ung thư sau khi hình thành khối u ác tính ở phổi thì sẽ tiếp tục lan sang các bộ phận khác trên cơ thể. Y học gọi đó là tình trạng ung thư di căn.
Ngoài ra, ung thư phổi là một căn bệnh có tỷ lệ người mắc phải cao nhất hiện nay ở nước ta. Đây được xem là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm bởi các dấu hiệu của bệnh chỉ bộc phát ra bên ngoài cho người bệnh nhận biết khi bệnh đã bước vào các giai đoạn cuối, rất khó để chữa trị. Các đối tượng có tỷ lệ mắc bệnh ung thư phổi thường là những người hút thuốc lâu năm, hoặc những người làm việc trong môi trường chứa nhiều khói bụi như lò than, nhiều chất độc hại cũng như thói quen sinh hoạt không lành mạnh, thiếu khoa học...
Ung thư phổi giai đoạn 4 không chỉ gây ra các tổn thương nghiêm trọng đối với cơ thể người bệnh, mà nó còn tàn phá tinh thần làm cho người bệnh suy kiệt. Bên cạnh đó, bệnh nhân không chỉ phải đối mặt với các cơn đau thể xác kéo dài, mà tỷ lệ điều trị khỏi cũng còn thấp, khiến cho tinh thần bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi và tuyệt vọng.
Hầu hết các phương pháp điều trị được áp dụng cho những trường hợp ung thư phổi giai đoạn cuối là cố gắng giúp cho bệnh nhân giảm sự đau đớn, tăng cường sức đề kháng và kéo dài sự sống đến mức có thể.
Bệnh ung thư phổi xuất hiện và phát triển âm thầm ở trong phổi của bệnh nhân. Đến khi nhận ra các dấu hiệu của bệnh thì tế bào ung thư phổi đã dần bước sang giai đoạn cuối, tỷ lệ cứu chữa khỏi bệnh rất thấp. Ung thư phổi giai đoạn cuối không chỉ có những dấu hiệu xuất hiện tổn thương ở hệ thống hô hấp mà chúng còn bộc lộ ra trên toàn cơ thể.
Phổi là bộ phận có vai trò và nhiều chức năng quan trọng trong hệ thống hô hấp của cơ thể con người. Khi lá phổi bị tổn thương do sự ung thư gây ra, hệ thống hô hấp sẽ là bộ phận xuất hiện các triệu chứng bất thường đầu tiên. Khi bệnh nhân mắc ung thư phổi giai đoạn 4, sẽ xuất hiện cảm giác đau họng, cổ họng luôn luôn trong tình trạng đau rát thậm chí khàn đặc. Giọng nói của bệnh nhân cũng có thay đổi rõ rệt.
Khi bệnh nhân thở, có thể nghe thấy tiếng khò khè cùng với cảm giác thở không thông. Bệnh nhân thường xuyên bị ho và nghiêm trọng hơn là ho ra huyết. Đây là những dấu hiệu phổ biến của bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối gây ra cho hệ thống đường hô hấp. Những triệu chứng này cho thấy các tế bào ung thư đang tiếp tục hình thành khối u và bắt đầu chèn ép lên phần khí quản gây nên tình trạng đau tức lồng ngực và khó thở. Sau đó sẽ dẫn đến tình trạng tràn dịch màng phổi rất nguy hiểm.
Bên cạnh sự tổn thương gây ra cho hệ thống đường hô hấp thì ung thư phổi giai đoạn cuối này còn ảnh hưởng rất lớn đến các bộ phận khác trên cơ thể con người chúng ta.
Bộ phận chịu ảnh hưởng nhất chính là thực quản. Khi khối u phát triển lớn hơn, điều đó sẽ gây ra sự chèn ép bộ phận thực quản khiến cho quá trình ăn uống của bệnh nhân trở nên khó khăn. Dần dần hình thành cảm giác chán ăn, mệt mỏi, đau tức lồng ngực khi cố gắng phải nuốt thức ăn, cản trở quá trình nhận thức ăn từ bên ngoài, dẫn đến sụt kí nhanh chóng ở người bệnh.
Khi tế bào ung thư phổi bước vào giai đoạn cuối sẽ bắt đầu di căn lan rộng rất mạnh mẽ. Khi tế bào ung thư di căn lên bộ phận não bộ của chúng ta, sẽ gây nên hiện tượng rất đau ở đầu, mệt mỏi kéo dài, cảm thấy chóng mặt và buồn nôn. Tế bào ung thư chèn ép dây thần kinh cổ và ngực sẽ gây ra tình trạng đau mỏi vai gáy. Di căn lên các hệ tuần hoàn và tim sẽ gây ra tình trạng suy tim. Khi tác động đến vùng gan sẽ khiến vàng da, da xanh xao, đau gan... Đến cuối cùng khi đã di căn lan rộng hầu hết các bộ phận trên cơ thể, các khối u sẽ phá hủy triệt để tất cả các bộ phận. Người bệnh sẽ cảm thấy rất đau đớn và cơ thể mất dần sức sống.
Trên đây là các thông tin về bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối có lây không mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Để bảo vệ sức khỏe quý giá, chúng ta nên thực hiện việc thăm khám sức khỏe định kỳ để nếu không may cơ thể gặp phải vấn đề cũng có thể kịp thời điều trị bệnh tốt nhất. Bên cạnh đó, tâm lý luôn đóng vai trò đặc biệt quan trọng, người bệnh không nên mất niềm tin cũng như tinh thần. Hãy giữ cho tinh thần luôn luôn thoải mái và lạc quan sẽ mang lại kết quả tích cực hơn cho việc điều trị.
Hoàng Yến
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.