Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Mặc dù có những quan ngại trước đây, tuy nhiên nghiên cứu mới tìm thấy ít bằng chứng về mối liên hệ nhân quả trực tiếp giữa việc tiêu thụ cà phê của bà mẹ mang thai và những thách thức về phát triển ở trẻ em.
Một nghiên cứu gần đây được công bố trên Tạp chí Y học Tâm lý đã xem xét nhóm cha mẹ và con cái người Na Uy để xác định liệu việc người mẹ tiêu thụ cà phê trong thời kỳ mang thai có ảnh hưởng đến sự phát triển thần kinh của thai nhi và có liên quan đến các khó khăn về phát triển thần kinh ở trẻ hay không.
Cà phê là một loại đồ uống được tiêu thụ rộng rãi trên toàn thế giới, ngay cả trong thời kỳ mang thai. Các nghiên cứu cho thấy lượng cà phê tiêu thụ hàng ngày ở các nước Scandinavia thường vượt quá mức trung bình 400 mg caffeine, tương đương với bốn cốc mỗi ngày.
Mặc dù phụ nữ mang thai không bị hạn chế tiêu thụ cà phê, nhưng quá trình chuyển hóa caffeine được biết là chậm đi đáng kể do những thay đổi sinh lý xảy ra trong quá trình mang thai.
Hơn nữa, các chất chuyển hóa của caffeine như theophylline và paraxanthine có thể dễ dàng đi qua nhau thai vào thai nhi. Do ở thai nhi, các enzyme chuyển hóa caffeine chưa phát triển đầy đủ nên sự tích tụ của caffeine và các chất chuyển hóa của nó có thể ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của thai nhi.
Những phát hiện về tác động của việc tiêu thụ caffeine trong thai kỳ đối với sự phát triển não bộ của thai nhi cũng còn nhiều ý kiến trái chiều, một số nghiên cứu cho thấy không có mối tương quan. Ngược lại, những nghiên cứu khác lại chỉ ra mối quan hệ chặt chẽ giữa caffeine và những khó khăn trong phát triển thần kinh ở thai nhi.
Một trong những yếu tố chính dẫn đến sự thiếu rõ ràng trong các phát hiện này là tác động gây nhiễu của các yếu tố như hút thuốc và uống rượu. Những yếu tố này thường không được người tham gia báo cáo vì sự kỳ thị liên quan đến các yếu tố lối sống này trong thời kỳ mang thai.
Trong nghiên cứu hiện tại, các nhà nghiên cứu đã áp dụng phương pháp phân tích ngẫu nhiên Mendel, sử dụng các biến thể di truyền liên quan đến quá trình chuyển hóa caffeine để kiểm tra mối quan hệ nhân quả tiềm ẩn giữa việc tiêu thụ caffeine của người mẹ trong thời kỳ mang thai và các khó khăn về phát triển thần kinh ở thai nhi.
Phương pháp phân bổ ngẫu nhiên Mendelian cũng cho phép kiểm soát hiệu quả các biến gây nhiễu. Nghiên cứu ở nhóm cha, mẹ và con người Na Uy, dữ liệu hơn 1 triệu trẻ em, hơn 95.000 và 75.000 bà mẹ và ông bố.
Dữ liệu bao gồm các mẫu máu được thu thập từ cả cha và mẹ trong thời kỳ mang thai, mẹ và con khi sinh ra, dữ liệu di truyền đã được xử lý.
Sự phát triển thần kinh của trẻ được các phụ huynh đánh giá và báo cáo tại nhiều thời điểm khác nhau trong quá trình phát triển của trẻ cho đến khi trẻ được tám tuổi. Nhiều thang đo khác nhau liên quan đến các phép đo về kỹ năng vận động, ngôn ngữ, giao tiếp xã hội và hành vi đã được sử dụng để đánh giá sự phát triển thần kinh của trẻ.
Các báo cáo về lượng cà phê tiêu thụ của các bà mẹ và ông bố đã được thực hiện và lượng caffeine tiêu thụ trung bình từ cà phê, trà và đồ uống tăng lực đã được tính toán.
Ngoài ra, nhiều bảng câu hỏi khác nhau cũng được sử dụng để thu thập thông tin về mức tiêu thụ rượu, hút thuốc và các biến số kinh tế xã hội như thu nhập và trình độ học vấn.
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành phân tích thành phần chính để giảm số lượng biến số liên quan đến phân tích và quản lý số lượng lớn các đặc điểm phát triển thần kinh có tương quan.
Sau đó, họ sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính để phân tích mối quan hệ giữa việc tiêu thụ cà phê của cha mẹ và các đặc điểm phát triển thần kinh ở con cái.
Các phân tích đã được điều chỉnh để loại trừ các yếu tố gây nhiễu tiềm ẩn như tuổi của cha mẹ, thói quen hút thuốc, uống rượu và trình độ học vấn.
Phân tích ngẫu nhiên Mendel kết hợp dữ liệu di truyền để đánh giá mối quan hệ nhân quả giữa việc tiêu thụ cà phê của bà mẹ và kết quả phát triển thần kinh ở trẻ.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng việc người mẹ uống nhiều cà phê trong thời kỳ mang thai có liên quan đến một số khó khăn về phát triển thần kinh ở con cái. Tuy nhiên, nhiều mối liên quan này đã biến mất khi các phân tích được hiệu chỉnh cho các yếu tố gây nhiễu tiềm ẩn như lượng rượu tiêu thụ, hút thuốc, thu nhập và trình độ học vấn.
Sau khi các phân tích được điều chỉnh cho các biến gây nhiễu, mối liên hệ đáng kể đã được ghi nhận giữa lượng cà phê tiêu thụ của bà mẹ với giao tiếp xã hội, khó khăn về vận động ở độ tuổi lên ba và tăng động khi trẻ được năm tuổi.
Phân tích ngẫu nhiên Mendel không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào về mối quan hệ nhân quả giữa việc người mẹ tiêu thụ nhiều cà phê hơn và sự chậm phát triển thần kinh hoặc khó khăn ở trẻ.
Ngoài ra, kết quả cũng cho thấy khả năng của hiện tượng pleiotropy (đa hiệu), tức là có thể có các yếu tố di truyền khác đang ảnh hưởng đến các mẫu quan sát được.
Phân tích di truyền cũng cho thấy các biến thể di truyền liên quan đến việc tiêu thụ cà phê có liên quan đến việc uống rượu và hành vi hút thuốc ở các bà mẹ, làm phức tạp thêm việc giải thích các phát hiện.
Những quan sát này nhấn mạnh vai trò của các yếu tố gây nhiễu trong mối liên hệ này và cho thấy cần có nghiên cứu thêm về nhiều yếu tố khác, bao gồm các thành phần cà phê khác ngoài caffeine và các con đường chuyển hóa cà phê.
Tóm lại, mặc dù mối liên hệ ban đầu được quan sát thấy giữa lượng cà phê tiêu thụ của bà mẹ và các khó khăn về phát triển thần kinh ở trẻ em, nhưng phân tích ngẫu nhiên Mendel cho thấy nhiều biến số gây nhiễu khác, bao gồm hút thuốc và uống rượu, cũng ảnh hưởng đến mối quan hệ này.
Các nhà nghiên cứu kết luận rằng có rất ít bằng chứng về mối quan hệ nhân quả giữa lượng cà phê tiêu thụ ở cha mẹ và sự chậm phát triển thần kinh ở con cái của họ.
Hy vọng bài viết đã cung cấp thông tin hữu ích giúp bạn đọc giải đáp về chủ đề uống cà phê khi mang thai có thực sự ảnh hưởng đến sự phát triển thần kinh của trẻ không. Theo dõi website Nhà thuốc Long Châu để không bỏ lỡ những thông tin hữu ích khác.
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.