Uống mật ong có bị tiểu đường không? Tìm hiểu ngay!
Ngày 26/10/2023
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, có nhiều quan điểm cho rằng việc uống mật ong có thể dẫn đến tiểu đường. Vậy thực hư ra sao? Uống mật ong có bị tiểu đường không? Cùng tìm hiểu nhé!
Mật ong được coi là một sản phẩm tự nhiên có lợi cho sức khỏe của con người. Do đó, nhiều người có thói quen uống mật ong hàng ngày để tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên, do mật ong chứa một lượng đường đáng kể nên có nhiều người lo ngại rằng, việc uống quá nhiều mật ong có thể dẫn đến mắc tiểu đường. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề "Uống mật ong có bị tiểu đường không?"
Thành phần của mật ong
Mật ong là một chất lỏng đặc màu vàng được tạo ra từ mật trong hoa, mà ong thu thập và lưu trữ trong dạ dày cho đến khi chúng trở lại tổ ong.
Mật ong chứa nhiều thành phần như đường (saccarozo), nước và các chất khác. Trong đó, xấp xỉ 80% là carbohydrate và 20% còn lại là nước. Ong tạo ra mật ong bằng cách nuốt và nôn lại mật nhiều lần. Quá trình này giúp loại bỏ nước. Sau đó, ong lưu trữ mật ong trong các tổ ong để sử dụng làm nguồn năng lượng dự trữ cho mùa đông.
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), 1 muỗng canh mật ong tươi có khoảng 64 calo và 17 gram carbohydrate.
Mật ong cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất như sắt, vitamin C, axit folic, magie, kali và canxi. Ngoài ra, mật ong còn là một chất chống oxy hóa, có tác dụng ngăn chặn và làm chậm quá trình tổn thương tế bào.
Mật ong ảnh hưởng đến lượng đường trong máu như thế nào?
Là một loại carbohydrate, người ta cho rằng mật ong sẽ tác động đến lượng đường trong máu khi tiêu thụ. Trên thực tế thì quan điểm này là đúng. Khi tiêu thụ, mật ong sẽ có ảnh hưởng nhất định đến lượng đường trong máu. Tuy nhiên, nếu so với các loại đường khác thì mật ong có ít tác động hơn.
Để kiểm tra tác dụng hạ đường huyết của mật ong so với glucose ở những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, các chuyên gia đã thực hiện một cuộc nghiên cứu đo lượng đường trong máu của những người tham gia trong một và hai giờ sau khi uống mật ong. Kết quả của nghiên cứu này đã khiến cho các chuyên gia phát hiện ra rằng: Khi tiêu thụ mật ong, lượng đường trong máu đạt đỉnh điểm sau một giờ, sau đó giảm dần.
Hai giờ sau khi uống mật ong, lượng đường trong máu thấp hơn so với giờ đầu tiên. Còn lượng đường trong máu khi ăn glucose cao hơn so với dùng mật ong trong giờ đầu tiên và tiếp tục tăng ngay cả trong giờ thứ hai.
Uống mật ong có bị tiểu đường không?
Các nhà khoa học tại Anh đã có báo cáo cho thấy mật ong có khả năng cải thiện đáng kể lượng đường huyết trong máu. Đường cát chứa 50% fructose và 50% glucose, trong khi mật ong chỉ có 40% fructose, 30% glucose cùng nhiều nguyên tố vi lượng khác. Mật ong có chỉ số glycemic thấp hơn đường cát, nhưng lại chứa nhiều calo hơn.
Cụ thể, một thìa đường cát chỉ chứa khoảng 49 calo, trong khi một thìa mật ong chứa khoảng 64 calo. Vì vậy, việc sử dụng mật ong sẽ làm tăng mức insulin trong cơ thể chỉ sau 60 phút và gây giảm đường huyết nhanh chóng.
Vậy, uống mật ong có bị tiểu đường không? Tóm lại, mặc dù mật ong có lợi cho sức khỏe, nhưng không nên lạm dụng nó. Đối với người trưởng thành, chỉ nên uống từ 1-2 thìa mật ong (khoảng 5ml) mỗi ngày. Nếu tiêu thụ mật ong hàng ngày với liều lượng lớn hơn khuyến cáo, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Bởi vì, lúc này, cơ thể sẽ không có đủ insulin để tiêu thụ lượng đường dư khi bạn nạp vào cơ thể một lượng đường quá lớn.
Tuy nhiên, nếu ăn mật ong mỗi ngày với một lượng nhỏ như khuyến cáo thì sẽ không gây ra tiểu đường. Ngược lại, nó còn giúp cải thiện làn da, ổn định sức khỏe và cân nặng của bạn một cách rõ rệt.
Người bị tiểu đường có uống mật ong được không?
Một số người thêm mật ong vào cà phê, trà hoặc sử dụng nó như một chất làm ngọt khi nướng bánh. Nhưng liệu mật ong có an toàn cho người bị tiểu đường không? Câu trả lời là có, nhưng chỉ trong những điều kiện nhất định.
Những người sống với căn bệnh tiểu đường cần theo dõi và kiểm soát lượng đường trong khẩu phần ăn hằng ngày. Tất cả các chất làm ngọt đều có thể khiến cho lượng đường có trong máu của bạn tăng đột ngột. Tuy nhiên, nếu mức đường huyết của bạn được kiểm soát tốt, bạn có thể sử dụng một chút đồ ngọt với lượng đường ở trong mức cho phép, sao cho lượng đường có trong máu của bạn vẫn được giữ ở mức an toàn.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mật ong có thể làm tăng lượng đường trong máu của những người mắc tiểu đường sau khi ăn chỉ trong khoảng 30 phút. Tuy nhiên, sau 2 giờ uống mật ong, lượng đường trong máu nhanh chóng trở về mức thấp, tương tự như người không mắc bệnh tiểu đường.
Điều đáng chú ý là mật ong cũng có khả năng thúc đẩy quá trình tạo ra insulin, hormone do tuyến tụy sản xuất, giúp chuyển hóa glucose trong máu thành năng lượng để sử dụng hoặc lưu trữ. Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định và kiểm soát đường huyết. Mặt khác, nhờ có tính chống viêm và chống oxy hóa, mật ong có thể giúp người bệnh giảm thiểu biến chứng của bệnh tiểu đường.
Cần lưu ý khi sử dụng mật ong thay thế đường?
Về mặt giá trị dinh dưỡng, mật ong tốt hơn đường ăn rất nhiều. Bởi vì, ngoài việc chứa nhiều vitamin, khoáng chất, mật ong còn có khả năng chống oxy hóa, hạn chế sự tổn thương đến tế bào và có chỉ số đường huyết thấp hơn đường.
Song, dù có những lợi ích tốt cho người bị mắc bệnh tiểu đường nhưng chúng ta nên coi nó như một loại đường bình thường và chỉ nên sử dụng trong mức được khuyến cáo. Bởi vì, mặc dù nó là một chất thay thế tốt hơn đường, nhưng khi sử dụng mật ong quá mức sẽ không tốt cho sức khỏe.
Do đó, nếu bạn chọn thay thế mật ong cho đường, hãy theo dõi lượng mật ong mà bạn tiêu thụ và đảm bảo rằng nó phù hợp với tình trạng sức khỏe và chế độ ăn kiêng của mình.
Mật ong có thể ngọt hơn đường từ hai đến ba lần nên bạn không cần sử dụng nhiều. Hãy ghi nhớ điều này khi sử dụng mật ong thay thế cho đường. Tốt hơn hết là bạn nên bắt đầu với một lượng nhỏ mật ong và sau đó thêm một chút nếu cần.
Tổng kết lại, không có bằng chứng khoa học cho thấy uống mật ong một cách hợp lý sẽ gây ra tiểu đường. Tuy nhiên, việc tiêu thụ mật ong quá mức có thể làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường. Dù cho thế nào, bạn cũng nên duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, kiểm soát lượng đường được nạp vào cơ thể.
Nếu bạn có bất kỳ lo ngại nào về bệnh tiểu đường hoặc thắc mắc liên quan đến vấn đề: "Uống mật ong có bị tiểu đường không?" thì đừng ngần ngại tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế để nhận được lời khuyên tốt nhất dựa trên tình trạng sức khỏe của mình. Chúc bạn luôn vui khỏe.
Có thể bạn quan tâm
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.