Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bạn có biết, tất cả các loại thực phẩm đều có thể làm cho lượng đường trong máu của bạn tăng lên khi chúng được nạp vào cơ thể. Trong đó, chỉ số đường huyết GI đánh giá khả năng hấp thu và làm tăng glucose trong máu. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn vấn đề chỉ số GI của thực phẩm qua bài viết dưới đây nhé!
Mỗi ngày sau khi chúng ta thức dậy và vệ sinh cá nhân, việc đầu tiên là ăn sáng, sau đó đến trưa là ăn trưa và cuối cùng là ăn tối. Không những thế, một số người còn bổ sung thêm những bữa ăn phụ trong ngày. Việc nạp thức ăn liên tục vào cơ thể nhưng không có biện pháp kiểm soát cũng như can thiệp đúng cách, chúng ta rất dễ rơi vào trạng thái thừa cân béo phì, ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng sức khỏe của.
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, mỗi ngày con người có nhu cầu sử dụng rất nhiều các loại thực phẩm khác nhau đồng thời tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. Khi cơ thể cùng một lúc phải tiêu thụ rất nhiều thực phẩm sẽ gây ra một số bệnh lý không mong muốn nếu không có biện pháp kiểm soát chặt chẽ. Trong đó, chỉ số GI của thực phẩm được rất nhiều các chuyên gia dinh dưỡng quan tâm và nhắc đến rất nhiều hiện nay. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về chỉ số GI của thực phẩm nhé!
Chỉ số GI có tên tiếng anh đầy đủ là Glycemic Index – hay chỉ số đường huyết có trong tất cả những loại thực phẩm. Chỉ số này là một chỉ số đánh giá sự hấp thu nhanh hoặc chậm và làm tăng nồng độ đường glucose trong máu của các loại thực phẩm khi chúng ta nạp vào người. Chỉ số GI được thống kê và chia thành 100 mốc, khi chỉ số càng cao điều đó có nghĩa là thực phẩm đó càng không có lợi cho sức khỏe của người bị bệnh tiểu đường khi nạp quá nhiều vào cơ thể.
Khi carbohydrate được nạp vào cơ thể, chúng sẽ được chuyển hóa thành đường glucose – loại đường mà cơ thể chúng ta sử dụng chính để tạo ra năng lượng. Một người khi ăn quá nhiều carbohydrate sẽ rất khó kiểm soát được lượng đường trong máu. Khi lượng đường trong máu quá cao, tuyến tụy sẽ tiết ra insulin để gan có thể “xử lý” lượng đường dư thừa này dự trữ thành những chất béo để lượng đường huyết luôn ở mức ổn định.
Lúc này, chỉ số đường huyết huyết Glycemic Index – GI sẽ cung cấp thông tin về việc cơ thể chuyển đổi lượng carbohydrate thành glucose nhanh như thế nào. Với hai loại thực phẩm khác nhau và có cùng lượng carbohydrate, có thể có số chỉ số GI khác nhau. Chỉ số này càng nhỏ, tức là thực phẩm đó càng ít ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.
Tuy nhiên, đối với một người luôn duy trì chế độ ăn uống với lượng đường quá cao trong một khoảng thời gian dài, dẫn đến tuyến tụy suy yếu, lượng insulin không được tiết ra đủ để điều chỉnh, khi đó, họ có nguy cơ đối mặc với bệnh đái tháo đường. Do đó, khi nắm được chỉ số đường huyết Glycemic Index – GI, sẽ giúp chúng ta kiểm soát được lượng đường có trong thức ăn khi nạp vào cơ thể, hạn chế được nguy cơ mắc đái tháo đường đáng kể.
Các loại thực phẩm được phân chia thành 3 nhóm theo chỉ số đường huyết GI như sau:
Nhóm thực phẩm có chỉ số GI cao, sự cung cấp năng lượng cho cơ thể diễn ra khá nhanh chóng nhưng lại làm giảm nhanh sau đó. Từ đó, tạo ra các khoảng thời gian dài bị thiếu năng lượng cần thiết cho não bộ hoạt động. Ví dụ như khi bạn ăn quá nhiều dưa hấu (GI = 72), chỉ số GI rất cao, sự nạp năng lượng từ dưa hấu cho cơ thể diễn ra nhanh. Khi ăn dưa hấu, bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy no tuy nhiên chỉ sau một khoảng thời gian ngắn sau đó bạn sẽ lại bị rơi vào trạng thái đói bụng và thiếu năng lượng.
Những thực phẩm có GI càng cao thì càng không có lợi cho sức khỏe của bệnh nhân bị tiểu đường. Ví dụ như bánh mì đặc ruột (GI = 95), trong 100g bánh mì, lượng calo khoảng 240 calories - lượng calo khá cao. Khi ăn bánh mì, bạn đã cung cấp nhiều calo và lượng carbohydrate cần thiết tuy nhiên rất ít chất dinh dưỡng thiết yếu như chất béo, chất xơ và các vitamin - khoáng chất. Nhưng khi bạn ăn bánh mì ngũ cốc nguyên cám, lượng calo có thể gần bằng bánh mì trắng tuy nhiên chỉ số GI = 64 và chứa nhiều chất xơ đồng thời làm chậm quá trình hấp thụ lượng đường vào máu.
Trên đây là những thông tin về chỉ số GI của thực phẩm mà bạn đọc có thể tham khảo. Hi vọng những kiến thức hữu ích trên sẽ làm hài lòng quý bạn đọc. Không những thế, việc hiểu biết và nắm rõ những thực phẩm có chỉ số GI cao sẽ giúp cho những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường kiểm soát chặt chẽ được khẩu phần ăn mỗi ngày, giúp ổn định đường huyết mà vẫn đảm bảo yêu cầu dinh dưỡng cần thiết. Không những thế, chúng ta hãy chỉ nên xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học bằng cách chọn lựa những thực phẩm có chỉ số GI thấp thay vì những thức ăn nhanh, chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ, đồ ngọt, thức uống đóng chai… nhằm hạn chế nguy cơ mắc bệnh không mong muốn.
Hoàng Yến
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.