Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Uống thuốc dị ứng nhiều có sao không?

Ngày 20/11/2023
Kích thước chữ

Uống thuốc dị ứng nhiều có sao không? Đây là câu hỏi nhiều người quan tâm vì tình trạng dị ứng diễn ra liên tục khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và cần sử dụng thuốc dị ứng một cách thường xuyên. Tuy nhiên, uống thuốc dị ứng thường xuyên có thể gặp phải các tác dụng phụ mà người bệnh cần chú ý.

Dị ứng là tình trạng hệ miễn dịch tăng cường hoạt động để chống lại tác nhân lạ xâm nhập cơ thể, biểu hiện qua các tình trạng như phát ban, mề đay, mẩn đỏ,... Thuốc dị ứng sẽ giúp cơ thể giảm đi các triệu chứng, mang lại sự thoải mái tức thời. Tuy nhiên vấn đề được đặt ra là uống thuốc dị ứng nhiều có sao không? Thuốc dị ứng nếu không được sử dụng đúng cách hoặc quá liều cũng sẽ gây hiểm họa khôn lường.

Thuốc dị ứng là gì?

Để trả lời được câu hỏi uống thuốc dị ứng nhiều có sao không, trước tiên cần phải hiểu rõ về thuốc dị ứng và nguyên nhân gây nên dị ứng. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra dị ứng cho bệnh nhân, điển hình như di truyền hay thay đổi thời tiết và môi trường sống. Bệnh nhân tiếp xúc với bất kỳ tác nhân nào gây dị ứng ví dụ như lông, bụi, phấn hoa,... Cơ thể sẽ nhận biết đây là tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể, và sản xuất ra histamin từ đó gây nên các hiện tượng mẩn đỏ, mề đay, phát ban, chảy nước mũi, chảy nước mắt và ngứa ngáy.

Tinh-trang-uong-thuoc-di-ung-nhieu-co-sao-khong 2.png
Dị ứng gây ra các nốt phát ban, mẫn đỏ gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu

Có hai nhóm thuốc dị ứng thường được sử dụng để thuyên giảm triệu chứng dị ứng:

Nhóm thuốc kháng histamin giúp ức chế hoạt động của histamin, được chia làm hai thế hệ

  • Thế hệ 1: Chlorpheniramin maleat, diphenhydramine hydrochloride, Brompheniramine maleat, hydroxyzine hydrochloride,...
  • Thế hệ 2: Fexofenadin, Loratadin, Cetirizin hydroclorid, Acrivastin,...

Nhóm thuốc corticoid bao gồm Dexamethasone, Fluocinolone, Triamcinolone, Cortibione,... có tác dụng chống viêm, chống dị ứng đồng thời làm lành các vết thương, làm mờ vết mẩn ngứa. Thuốc corticoid có nhiều dạng chế phẩm như kem bôi, thuốc nhỏ mắt, xịt mũi, thuốc uống, mỡ bôi da, thuốc tiêm,... và liều sử dụng tùy từng trường hợp và từng độ tuổi.

Các thuốc trên là những thuốc dị ứng thường được chỉ định, vậy uống thuốc dị ứng nhiều có sao không?

Uống thuốc dị ứng nhiều có sao không?

Có rất nhiều bệnh nhân thường xuyên xuất hiện các triệu chứng dị ứng, do đó phải tìm đến các loại thuốc dị ứng với tần suất thường xuyên hơn để giảm nhẹ đi triệu chứng và giảm bớt cảm giác khó chịu do các triệu chứng gây ra. 

Tuy nhiên, uống thuốc dị ứng nhiều có sao không? Câu trả lời là có. Ngoài hiệu quả khi dùng thuốc dị ứng, bệnh nhân cần phải nắm rõ tác dụng phụ không mong muốn của thuốc dị ứng để tránh lạm dụng.Việc sử dụng thuốc dị ứng quá nhiều khiến cho tần suất gặp phải tác dụng phụ tăng cao.

Các tác dụng không mong muốn thường gặp của thuốc dị ứng mà bệnh nhân cần hết sức chú ý là:

  • Gây buồn ngủ với mức độ ngủ gà gật đến ngủ sâu. Vì vậy bệnh nhân cần lưu ý thời gian uống thuốc, đối với những thuốc có tác dụng phụ an thần, gây buồn ngủ nên uống vào buổi tối trước khi đi ngủ hoặc uống vào những thời gian không cần phải điều khiển xe cộ, máy móc và các công việc cần sự tập trung cao độ, đòi hỏi sự an toàn để tránh những tai nạn không mong muốn.
  • Gây bí tiểu đặc biệt là những bệnh nhân có bệnh phì đại tuyến tiền liệt, tắc đường niệu cần lưu ý khi sử dụng.
  • Một số tác dụng phụ khác có thể gặp như gây hạ huyết áp, giãn mạch, khô miệng, táo bón,...
Tinh-trang-uong-thuoc-di-ung-nhieu-co-sao-khong 3.png
Những cơn ngứa sẽ gây khó chịu cho người bệnh, nhưng uống quá nhiều thuốc dị ứng cũng không tốt

Trước khi sử dụng, bệnh nhân nên hỏi ý kiến của bác sĩ về loại thuốc dị ứng có thể sử dụng cũng như tần suất và thời gian sử dụng để đảm bảo an toàn cho bản thân. Đặc biệt là những bệnh nhân có độ tuổi lớn hơn 60 hoặc có bệnh gan thận nên thận trọng khi sử dụng thuốc.

Lưu ý rằng thuốc dị ứng có thể tương tác với một số loại thuốc khác gây nguy hiểm cho bệnh nhân, vì vậy người bệnh nên báo cho bác sĩ các loại thuốc đang sử dụng để được tư vấn cách sử dụng tốt nhất. Đặc biệt chú ý không sử dụng thuốc dị ứng nhóm kháng Histamin H1 cùng lúc với thuốc an thần vì sẽ tạo nên tác dụng an thần mạnh gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân.

Như đã nói ở trên, việc uống thuốc dị ứng quá nhiều có thể gây nên các tác dụng không mong muốn cho cơ thể. Vì vậy, bệnh nhân có cơ địa dị ứng nên chủ động hạn chế khả năng cơ thể bị dị ứng thông qua các phương pháp sau:

  • Tránh tác nhân gây nên dị ứng đã biết. Nếu bệnh nhân đã biết mình có cơ địa dị ứng với yếu tố nào ví dụ như lông động vật, phấn hoa, bụi hay bất kì loại thức ăn nào thì nên hạn chế tối đa việc để cơ thể tiếp xúc với yếu tố đó hoặc ăn các thực phẩm có chứa thành phần dị ứng.
  • Tìm ra các nguyên nhân gây dị ứng để chủ động phòng ngừa và có hướng điều trị phù hợp.
  • Một phương pháp phòng ngừa dị ứng cho các bé sau sinh đó là nên cho các bé sơ sinh bú bằng sữa mẹ sẽ hạn chế được nhiều tác nhân gây dị ứng.
  • Khi các triệu chứng trở nặng, kéo dài thì nên đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám kịp thời để đưa ra hướng điều trị tốt nhất.
Tinh-trang-uong-thuoc-di-ung-nhieu-co-sao-khong 4.png
Việc thăm khám bác sĩ kịp thời khi có dấu hiệu bất thường giúp giảm thiểu những biến chứng xảy ra

Hy vọng với những thông tin trên bạn đã biết được uống thuốc dị ứng nhiều có sao không. Bệnh nhân cần phải lưu ý tần suất, thời gian sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống thuốc để có thể đạt được hiệu quả tốt đồng thời phòng tránh được các tác dụng phụ có thể gây nguy hiểm.

Xem thêm: 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:dị ứngngứa