Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Vấn đề uống thuốc kháng sinh bị phù mặt là một biến chứng khiến nhiều người băn khoăn và không biết cách xử lý. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách đối phó với tình trạng này thông qua nội dung bài viết dưới đây.
Thuốc kháng sinh thường được sử dụng để chữa trị nhiễm khuẩn một cách hiệu quả. Tuy nhiên, mặc dù mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người, kháng sinh cũng có thể gây ra những tác dụng phụ cho sức khỏe. Một trong những tác dụng phụ thường gặp đó là phù mặt, khiến khuôn mặt của bệnh nhân trở nên sưng to và ửng đỏ. Cùng tìm hiểu về nguyên nhân gây ra tình trạng uống thuốc kháng sinh bị phù mặt và cách xử lý nó một cách hiệu quả.
Kháng sinh là một loại thuốc có khả năng tiêu diệt hoặc kiềm hãm sự phát triển của vi khuẩn, đặc biệt là trong quá trình phân chia và sinh sản của chúng. Điều này góp phần kiểm soát hoặc loại bỏ vi khuẩn gây bệnh khỏi cơ thể, đồng thời giảm thiểu sự phát triển của nhiễm trùng và đáp ứng viêm nhiễm mà vi khuẩn gây ra. Mỗi loại kháng sinh sẽ tác động khác nhau đối với từng loại vi khuẩn, tùy thuộc vào cấu trúc và đặc điểm của chúng.
Có hai loại kháng sinh: Kháng sinh phổ rộng và kháng sinh phổ hẹp. Kháng sinh phổ rộng có tác dụng trên nhiều loại vi khuẩn, trong khi kháng sinh phổ hẹp chỉ tác động vào một số loại vi khuẩn cụ thể.
Trong cơ thể con người, tồn tại một số lượng lớn các vi khuẩn, và đa số chúng là vi khuẩn có ích hoặc không gây hại. Một số trong số này có khả năng hỗ trợ quá trình chuyển hóa tổng hợp hoặc bảo vệ cơ thể khỏi các vi khuẩn gây bệnh. Việc sử dụng kháng sinh có thể dẫn đến sự tác động tiêu cực đối với các vi khuẩn có lợi này, ảnh hưởng đến cân bằng vi khuẩn tự nhiên trong cơ thể.
Kháng sinh thường được sử dụng để điều trị các bệnh do vi khuẩn gây ra, bao gồm viêm xoang, nhiễm khuẩn răng, nhiễm khuẩn da mô mềm, viêm màng não, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm hô hấp trên và dưới, và nhiều tình trạng nhiễm khuẩn khác. Tùy thuộc vào loại viêm nhiễm và nguồn gốc của nó, bác sĩ sẽ xác định loại kháng sinh thích hợp và đưa ra liều lượng phù hợp để điều trị tình trạng nhiễm khuẩn.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng một số bệnh lý như cảm, cảm cúm, ho, đau họng, viêm phế quản, thường là do virus gây ra, chứ không phải vi khuẩn. Trong trường hợp này, việc sử dụng kháng sinh là không hiệu quả, và bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng của bệnh nhân để kê đơn thuốc giảm triệu chứng hoặc thuốc kháng virus nếu cần thiết, nhằm đảm bảo điều trị hiệu quả và tránh sự lạm dụng kháng sinh.
Phù mặt là một hiện tượng khiến khuôn mặt bệnh nhân bị sưng tròn toàn bộ vùng mặt. Hiện tượng này có thể xảy ra do tác dụng phụ sau khi sử dụng một số loại thuốc kháng sinh trong điều trị bệnh lý.
Phù mặt có thể biểu hiện từ những dấu hiệu dị ứng nhẹ như ngứa và sưng đỏ trên khuôn mặt đến những phản ứng nghiêm trọng, gây suy nhược cơ thể. Do đó, nếu bạn gặp hiện tượng phù mặt hoặc bất kỳ tác dụng phụ nào sau khi sử dụng thuốc, hãy ngay lập tức ngưng sử dụng thuốc và tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được tư vấn và điều trị thích hợp.
Phù mặt là một tình trạng có thể dễ dàng nhận biết bằng mắt thường qua những biểu hiện như khuôn mặt trở nên phình to hơn bình thường. Người bị phù mặt có thể trải qua các tình trạng như da ở vùng bị sưng thường có màu nhạt hơn, đàn hồi kém, và có khả năng bị lõm. Nếu phù mặt đi kèm với các triệu chứng mẩn ngứa, đỏ da, và việc gãi nhiều lần, có thể gây tổn thương da và để lại hậu quả nghiêm trọng trên khuôn mặt.
Trường hợp sử dụng kháng sinh gây phù mặt cần được chăm sóc đặc biệt khi xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như khó thở, phát ban da, tiểu tiện bất thường, ngất xỉu, hoa mắt chóng mặt, hoặc ngất xỉu. Trong tình huống này, việc nhanh chóng tới cơ sở y tế là rất quan trọng. Bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm cần thiết để kiểm tra mức độ phản ứng của cơ thể với thuốc đang sử dụng. Tùy theo tình hình, bác sĩ có thể xem xét thay đổi thuốc kháng sinh sang loại phù hợp hơn, không gây dị ứng cho cơ thể.
Tuy nhiên, nếu tình trạng phù mặt không quá nghiêm trọng và thuốc kháng sinh là cần thiết để điều trị bệnh, bạn có thể áp dụng một số biện pháp để giảm phù mặt:
Chườm lạnh: Sử dụng khăn để bọc quanh đá lạnh, sau đó áp dụng lên vị trí khuôn mặt bị sưng. Hãy lưu ý không chườm trực tiếp đá lạnh lên da, vì điều này có thể gây bỏng lạnh.
Sử dụng thuốc đúng cách: Không tự ý sự dụng thuốc kháng sinh điều trị tại nhà. Hãy luôn tuân thủ hướng dẫn chỉ định theo đơn thuốc của bác sĩ, sử dụng thuốc đúng liều lượng, và không lạm dụng thuốc. Đồng thời, ghi chép lại thông tin về bất kỳ thuốc nào đã từng gây dị ứng, để hạn chế nguy cơ phù mặt và tác dụng phụ khác.
Hy vọng rằng thông tin này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng uống thuốc kháng sinh bị phù mặt và xử lý nó một cách hiệu quả.
Xem thêm: Tại sao uống thuốc kháng sinh bị nấc?
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.