Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bạch hầu thanh quản: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Ngày 23/11/2023
Kích thước chữ

Bạch hầu là một trong những căn bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, có diễn biến phức tạp với tốc độ lây lan nhanh. Vậy bệnh bạch hầu thanh quản là gì? Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này trong bài viết dưới đây nhé.

Bạch hầu thanh quản là tình trạng viêm đường hô hấp cấp tính, gây ra bởi virus á cúm 1. Bệnh đặc trưng bởi các triệu chứng ho khan và thở rít thì hít vào. Nếu được chẩn đoán và điều trị đúng hướng, bạch hầu thanh quản có tiên lượng rất tốt.

Tổng quan về căn bệnh bạch hầu thanh quản

Bạch hầu thanh quản hiểu một cách đơn giản là người bệnh bị bệnh bạch hầu có vị trí vi khuẩn sinh sản đầu tiên là thanh quản. Đây là một căn bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, có giả mạc ở thanh quản, hầu họng, mũi và tuyến hạnh nhân. Ngoài ra, bệnh có thể xuất hiện tại các khu vực khác như da, niêm mạc mắt hay bộ phận sinh dục.

Bệnh bạch hầu thanh quản biểu hiện tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc với nguyên nhân là do độc tố của Corynebacterium diphtheriae - vi khuẩn bạch hầu gây nên các tổn thương nghiêm trọng.

Bệnh thường lây qua các hoạt động tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, tiếp xúc với các vết thương hở bị nhiễm trùng của người bệnh hay tiếp xúc với các vật dụng cá nhân, các bề mặt mang mầm bệnh.

Trên thực tế, bất cứ ai hay bất cứ độ tuổi nào đều có thể trở thành nạn nhân của căn bệnh này. Song, trẻ em trong độ tuổi từ 2 - 7 tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh nhất, do đó, bệnh còn được biết đến khá phổ biến với tên gọi bạch hầu thanh quản trẻ em.

Bạch hầu thanh quản: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị 1
Bạch hầu thanh quản là căn bệnh nhiễm khuẩn cấp tính phổ biến ở trẻ em

Nguyên nhân gây bệnh bạch hầu thanh quản

Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, vi khuẩn bạch hầu Corynebacterium diphtheriae là tác nhân chính gây nên căn bệnh bạch hầu nói chung và bạch hầu thanh quản nói riêng. Đây là một loại trực khuẩn gram dương, hiếu khí và không có khả năng di động. Bất ngờ hơn, loại vi khuẩn này chỉ có khả năng sản sinh ra ngoại độc tố khi chính nó bị nhiễm thực khuẩn bào bacteriophage.

Về cấu tạo, nếu soi dưới kính hiển vi, vi khuẩn bạch hầu có dạng hình dùi trống hoặc hình que, rất mảnh. Ba tuýp vi khuẩn bạch hầu điển hình bao gồm Gravis, Intermedius và Mitis theo thứ tự khả năng gây bệnh giảm dần.

Điểm chung của ba tuýp vi khuẩn này đó là đều có khả năng sản sinh ra độc tố và đều rất nhạy cảm với các yếu tố vật lý cũng như hoá học. Vi khuẩn sẽ chết sau vài giờ phơi dưới ánh sáng mặt trời và vài ngày đối với ánh sáng trong nhà.

Bạch hầu thanh quản: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị 2
Tác nhân chính gây bệnh bạch hầu là Corynebacterium diphtheriae

Dấu hiệu nhận biết bệnh bạch hầu thanh quản

Sau khoảng 2 - 5 ngày kể từ khi nhiễm vi khuẩn bạch hầu, người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng. Các triệu chứng người bệnh có thể gặp phải khi mắc bệnh bạch hầu thanh quản bao gồm:

  • Khàn tiếng, thậm chí là mất tiếng;
  • Sốt nhẹ và ớn lạnh;
  • Ho tiếng ông ổng;
  • Sưng hạch cổ;
  • Xuất hiện một màng màu xám dày ở vùng họng;
  • Quấy khóc và bỏ bú ở trẻ em;
  • Khó thở: Ban đầu xuất hiện theo cơn hoặc khi có kích thích, gắng sức. Sau đó, người bệnh khó thở liên tục do hẹp thanh quản, thở rít thì hít vào. Nếu không mở khí quản kịp thời, người bệnh có thể bị ngạt thở.
Bạch hầu thanh quản: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị 3
Khó thở là một trong những dấu hiệu cảnh báo bệnh bạch hầu thanh quản

Bệnh bạch hầu được chẩn đoán và điều trị ra sao?

Bạch hầu thanh quản nếu không được theo dõi chặt chẽ và điều trị hiệu quả có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Vậy chẩn đoán và điều trị bệnh bạch hầu được tiến hành như thế nào?

Chẩn đoán

Các phương pháp hỗ trợ chẩn đoán bệnh bạch hầu thanh quản bao gồm:

  • Khai thác các thông tin liên quan đến dịch tễ và các triệu chứng lâm sàng mà người bệnh đang gặp phải từ đó xác định bệnh.
  • Xét nghiệm vi sinh: Tiến hành lấy mẫu giả mạc hoặc bệnh phẩm ở vị trí tổn thương nghi ngờ tồn tại vi khuẩn bạch hầu. Sau đó tiến hành nhuộm soi gram để xét nghiệm nhanh vi khuẩn bạch hầu. Trong trường hợp không tìm thấy vi khuẩn bạch hầu thì cũng không loại bỏ khả năng người bệnh bị mắc bệnh bạch hầu.

Điều trị

Khi được chẩn đoán mắc bệnh bạch hầu thanh quản, người bệnh cần được điều trị ngay lập tức. Điều trị bệnh cần tuân thủ theo nguyên tắc:

  • Chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.
  • Điều trị toàn diện, chú ý đến vấn đề chăm sóc và dinh dưỡng.
  • Người bệnh cần được cách ly đặc biệt để tránh lây bệnh cho người khác.
  • Phát hiện kịp thời các biến chứng.

Để điều trị bệnh bạch hầu thanh quản, người bệnh có thể được chỉ định điều trị với huyết thanh kháng độc tố bạch hầu kết hợp với sử dụng thuốc kháng sinh. Cụ thể:

  • Huyết thanh kháng độc tố bạch hầu tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch có tác dụng trung hòa độc tố của vi khuẩn bạch hầu còn đang lưu hành trong máu. Tuy nhiên, loại thuốc này lại không có tác dụng khi độc tố đã gắn vào mô tế bào. Chính vì thế, đòi hỏi người bệnh mắc bạch hầu thanh quản cần được điều trị huyết thanh càng sớm càng tốt.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh giúp điều trị nhiễm khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn đang tồn tại trong cơ thể. Một số loại kháng sinh có thể được chỉ định sử dụng bao gồm Penicillin G, Erythromycin…

Trong trường hợp, người bệnh mắc bạch hầu thanh quản có biểu hiện muộn kèm theo dấu hiệu tắc nghẽn đường hô hấp, các bác sĩ có thể chỉ định tiến hành bóc tách giả mạc để đường thở được thông thoáng hơn.

Bạch hầu thanh quản: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị 4
Người mắc bệnh bạch hầu có thể được điều trị bằng kháng sinh

Phòng bệnh bạch hầu thanh quản

Ngày nay, với sự tiến bộ của y học, bệnh bạch hầu nói chung và bạch hầu thanh quản nói riêng hoàn toàn có khả năng chữa khỏi. Tuy nhiên, bạn không nên vì thế mà chủ quan. Điều mỗi người nên làm đó là chủ động phòng bệnh bằng cách tiêm phòng vắc xin bạch hầu.

Bạn có thể lựa chọn tiêm loại vắc xin 3 trong 1 (bao gồm bạch hầu, ho gà, uốn ván) hoặc 6 trong 1 (bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và các bệnh gây ra bởi HIB).

Bên cạnh tác dụng vượt trội trong việc phòng ngừa bệnh bạch hầu, vắc xin cũng có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như sốt nhẹ, buồn ngủ, đau tại vị trí tiêm… Vắc xin rất hiếm khi gây ra các vấn đề nghiêm trọng như dị ứng, cụ thể là phát ban hoặc nổi mề đay, sốc hoặc co giật. Điều này không có nghĩa các biến chứng nghiêm trọng này không bao giờ xảy ra.

Ngoài tiêm vắc xin, bạn có thể thực hiện một số biện pháp như tổ chức tốt việc cách ly giữa người mang mầm bệnh với người lành, tẩy uế và sát khuẩn nhà ở, đồ dùng và vật dụng trong nhà, quần áo của người bệnh… Điều này sẽ giúp bạn tăng hiệu quả phòng bệnh.

Bạch hầu thanh quản: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị 5
Tiêm phòng vắc xin phòng bệnh bạch hầu giúp giảm nguy cơ mắc bệnh

Có thể thấy rằng, bạch hầu thanh quản là một căn bệnh khá nguy hiểm, nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Hy vọng, với những chia sẻ về căn bệnh bạch hầu thanh quản hôm nay của Nhà thuốc Long Châu có thể giúp bạn có thêm nhiều kiến thức sức khỏe bổ ích.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin