Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Gãy xương gò má là loại chấn thương hàm mặt tương đối phổ biến. Nếu không được xử lý kịp thời chúng có thể làm mất thẩm mỹ và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng sức khỏe của người bệnh.
Gãy xương gò má là loại chấn thương nguy hiểm và phức tạp nhất ở vùng hàm mặt, cần nhiều thời gian điều trị, hồi phục. Vì vậy mà nhiều bệnh nhân có những lo lắng và thắc mắc không biết liệu gãy xương gò má bao lâu lành, có nguy hiểm không? Tất cả những thắc mắc trên sẽ được Nhà thuốc Long Châu giải đáp trong bài viết dưới đây.
Xương gò má thuộc nhóm xương mặt. Đây là một khối xương tương đối dày và khỏe, gồm có 4 cạnh khớp với 4 xương khác là xương trán, xương thái dương, cánh lớn xương bướm và xương hàm trên (thái dương gò má, trán gò má, và bướm gò má). Cấu tạo của xương gò má gồm có 3 mặt, 3 góc và 4 bờ.
Xương gò má là chỗ bám của một số cơ mặt quan trọng (cơ nâng môi trên, cơ cắn). Chúng còn góp phần tạo nên sàn và thành ngoài ổ mắt. Do đó, những thay đổi nhỏ nhất về hình thể, vị trí của xương gò má đều có thể gây ảnh hưởng đến hình thái và hoạt động chức năng của vùng đầu mặt. Bên cạnh đó, xương gò má còn có liên quan chặt chẽ với một số dây thần kinh quan trọng như dây thần kinh mặt, dây thần kinh hàm,...
Vị trí giải phẫu xương gò má
Những chấn thương ở xương gò má tương đối hay gặp, nhất là tình trạng gãy xương gò má cung tiếp. Nguyên nhân chính là do xương gò má bị va đập mạnh vào những vật cứng khi xảy ra tai nạn giao thông, tai nạn lao động hoặc là té ngã trong sinh hoạt hàng ngày.
Gãy xương gò má có thể được chia thành 6 loại, cụ thể như sau:
Tình trạng gãy xương gò má
Như chúng tôi đã trình bày ở trên, gãy xương gò má là một trong những chấn thương nguy hiểm và phức tạp nhất vùng hàm mặt. Chúng không chỉ gây đơn thuần làm ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ của toàn bộ gương mặt mà còn khiến người bệnh đau nhức. Bên cạnh đó, gãy xương gò má nói chung và gãy xương gò má cung tiếp trái và gãy xương gò má cung tiếp phải nói riêng còn tác động rất lớn tới chức năng của vùng hàm mặt cũng như những bộ phận khác liên quan là mắt, mũi, tai,…
Đặc biệt, nếu như không được điều trị kịp thời và đúng cách, gãy xương gò má còn có thể gây ra nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm và nặng nề. Một vài biến chứng có thể kể đến là song thị (nhìn một thành hai), lõm mắt, viêm xoang hàm tái diễn, lạc chỗ mi mắt ngoài, mất cảm giác vùng dây thần kinh ở dưới ổ mắt,…
Đối với câu hỏi: Gãy xương gò má bao lâu thì lành thì không có câu trả lời cụ thể hay thời gian chính xác nào cả. Bởi thời gian phục hồi sau khi gãy xương gò má phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe cũng như mức độ xương bị gãy của từng người bệnh.
Tuy nhiên, trung bình đối với trường hợp chấn thương đơn giản và nhẹ thì xương có thể liền lại sau khoảng 3 tuần. Còn nếu gãy xương gò má nặng thì cần đến khoảng thời gian ít nhất 6 tuần để hết hẳn các triệu chứng gãy xương kể trên.
Tùy theo tình trạng mà gãy xương gò mà sẽ có thời gian lành khác nhau
Phẫu thuật sẽ được chỉ định đối với trường hợp gãy xương gò má di lệch nhiều. Cụ thể, bác sĩ sẽ tiến hành rạch da và niêm mạc để bộc lộ ra vùng xương gò má bị gãy. Sau đó là nâng chỉnh những mảnh xương gò má đã bị gãy về đúng vị trí ban đầu. Cuối cùng là dùng nẹp vít nhỏ hoặc là chỉ thép phẫu thuật để cố định lại phần xương bị gãy lại.
Trường hợp sai khớp cắn do sự di lệch xương, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật chỉnh đóng khớp cắn. Nếu như không chỉnh được, sẽ cần đến sự kết hợp với nắn chỉnh cố định bằng cung móc. Người bệnh có thể được điều trị bằng các loại thuốc chống viêm, kháng sinh toàn thân và cả thuốc giảm đau.
Tuy nhiên, sau khi tiến hành phẫu thuật gãy xương gò má người bệnh có thể gặp phải một số rủi ro như: Phù nề, nhiễm trùng, loét miệng, gặp vấn đề về nhãn cầu,… Trong quá trình chăm sóc bệnh nhân gãy xương gò má, nếu như xuất hiện những triệu chứng này, bạn cần lập tức thông báo cho bác sĩ để có phương án xử lý kịp thời nhé!
Vậy thì chi phí mổ gãy xương gò má là bao nhiêu? Ước tính, mức giá của loại phẫu thuật này dao động trong khoảng từ 20 – 70 triệu đồng, tùy theo mức độ gãy xương cũng như đơn vị thực hiện.
Phẫu thuật gãy xương gò má
Để xương gò má bị gãy mau lành và phục hồi nhanh, trong quá trình chăm sóc bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:
Trong thời gian đầu người bị gãy xương gò má nên ăn chế độ lỏng
Trên đây chính là những giải đáp của chúng tôi cho câu hỏi: Gãy xương gò má bao lâu lành. Thời gian này sẽ thay đổi tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân. Tuy nhiên bạn có thể áp dụng những phương pháp chăm sóc mà chúng tôi nêu trên để nhanh phục hồi nhé!
Xem thêm:
Gãy xương gò má kiêng ăn gì và nên ăn gì?
Gãy xương gò má có cần phẫu thuật không?
Thảo My
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.