Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Vàng da là một triệu chứng gợi ý tăng bilirubin cao trong máu, gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, vàng da tăng bilirubin gián tiếp ở trẻ sơ sinh là tình trạng thường gặp, khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Vì vậy, việc đánh giá kịp thời và đầy đủ về tình trạng này là rất quan trọng.
Sự tích tụ bilirubin kéo dài có thể dẫn đến thay đổi sắc tố của da và niêm mạc mắt, cũng như ảnh hưởng đến chức năng nhiều cơ quan. Tăng bilirubin gián tiếp là một trong những rối loạn thường gặp của nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa biulirubin. Vậy tình trạng vàng da tăng bilirubin gián tiếp này có nguy hiểm không? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu thêm trong bài viết sau đây.
Khi các tế bào hồng cầu của cơ thể chúng ta kết thúc vòng đời, chúng sẽ phân hủy và đi theo dòng máu đến gan để xử lý, đây là quá trình sinh lý bình thường. Bilirubin là sản phẩm phụ được hình thành khi các tế bào hồng cầu bị phá vỡ, cụ thể bước đầu sẽ tạo ra dạng bilirubin gián tiếp hoặc chưa liên hợp.
Trong máu, bilirubin không liên hợp liên kết với albumin để tạo điều kiện vận chuyển nó đến gan. Khi vào gan, axit glucuronic được thêm vào bilirubin gián tiếp để tạo thành dạng liên hợp có thể hòa tan, cho phép bilirubin liên hợp được bài tiết vào tá tràng qua mật.
Khi vào đại tràng, vi khuẩn đại tràng phân hủy bilirubin để thành dạng bài tiết qua phân. Như thế, bilirubin là tiền chất được chuyển hóa thành chất có sắc tố làm cho mật có màu vàng đặc biệt và là chất tạo màu cho phân của bạn. Ngoài ra, một phần nhỏ bilirubin cũng được vận chuyển đến thận, bị oxy hóa và sau đó được bài tiết qua nước tiểu.
Vàng da tăng bilirubin gián tiếp xuất hiện do một trong những tác động sau: Tăng phá hủy hồng cầu bất thường, giảm chức năng của men chuyển hóa bilirubin hoặc do tăng tái hấp thu của bilirubin từ ruột.
Sự gia tăng bilirubin không liên hợp hay tăng bilirubin gián tiếp cho thấy bệnh vàng da trước gan hoặc tại gan. Trong khi đó, sự gia tăng bilirubin liên hợp hay bilirubin trực tiếp sẽ thường gợi ý tổn thương tế bào gan hoặc ứ mật, có thể cần xem xét phẫu thuật ống mật hoặc nội soi điều trị.
Tăng sản xuất bilirubin có thể do các tế bào hồng cầu bị thoái hóa quá mức, nguyên nhân này thường gặp trong bệnh lý tan máu.
Ngoài ra, còn có những trường hợp khác như khối máu tụ lớn, rối loạn tạo hồng cầu hoặc đôi khi do phá hủy hồng cầu bởi sự bất tương đồng nhóm máu trong quá trình truyền máu. Trong những tình trạng này, những bệnh nhân có chức năng gan bình thường sẽ liên hợp và bài tiết lượng bilirubin dư thừa một cách hiệu quả.
Tuy nhiên, tan máu kéo dài có thể dẫn đến vàng da tăng bilirubin gián tiếp, điều này càng nghiêm trọng hơn ở những bệnh nhân đã có tiền sử suy giảm chức năng gan.
Giảm lưu lượng máu đến gan là một trong những cơ chế làm giảm hấp thu bilirubin ở gan. Trường hợp này có thể gặp trong bệnh cảnh suy tim sung huyết hoặc rối loạn hệ thống tuần hoàn tĩnh mạch cửa chủ tại gan). Tình trạng tăng bilirubin máu gián tiếp cũng có thể do một số thuốc gây ra ví dụ như rifampin, thuốc cản quang.
Vàng da do tăng tái hấp thu bilirubin, hay còn gọi là tăng chu trình ruột gan. Trẻ sinh ra bị hẹp môn vị, tắc ruột non, phình đại tràng bẩm sinh hoặc tắc ruột phân su sẽ có thể bị tăng bilirubin gián tiếp thuộc nhóm nguyên nhân này.
Tăng sự phá vỡ hồng cầu làm tăng bilirubin gián tiếp còn gặp trong một số bệnh lý về bất thường cấu trúc hồng cầu hoặc bệnh đa hồng cầu.
Khả năng liên hợp bilirubin bị suy giảm có thể do rối loạn về mặt di truyền bao gồm:
Hầu hết vàng da sơ sinh là do chức năng gan chưa hoàn thiện trong những ngày đầu được sinh ra, song nồng độ của men UGT1A1 cũng còn khá thấp. Ngoài ra, ở trẻ sơ sinh, sự không tương thích nhóm máu theo hệ ABO hoặc Rh gây phá hủy tế bào hồng cầu cũng có thể dẫn đến tăng bilirubin máu.
Trẻ sơ sinh là nhóm đối tượng thường được quan tâm đối với tình trạng vàng da tăng bilirubin gián tiếp, vì thế phần thông tin tiếp theo sau đây sẽ liên quan đến việc chẩn đoán và điều trị bệnh lý ở đối tượng này.
Những xét nghiệm thường quy gồm công thức máu, chỉ số bilirubin toàn phần, bilirubin gián tiếp và trực tiếp, định danh nhóm máu mẹ và con theo hệ ABO và Rh.
Những xét nghiệm khác có thể được thực hiện thêm bao gồm: Nghiệm pháp Coombs và phết máu ngoại biên (đối với trường hợp nghi ngờ tán huyết), nồng độ albumin máu khi vàng da nặng.
Trong trường hợp vàng da ở trẻ không cải thiện khi đã được chiếu đèn hoặc chỉ số bilirubin toàn phần nhỏ 18 mg/dl, có thể cân nhắc làm thêm xét nghiệm G6PD.
Liệu pháp ánh sáng
Liệu pháp này sẽ được chỉ định đối với trẻ bị vàng da khi trẻ đủ tháng, đủ cân. Đối với trường hợp trẻ nhẹ cân hay sinh non, sự cân nhắc thực hiện chiếu đèn dựa trên chỉ số bilirubin toàn phần và trọng lượng của trẻ.
Khi thực hiện liệu trình chiếu đèn cho trẻ, cần theo dõi các đặc điểm bao gồm thân nhiệt, cân nặng, đi tiêu và mức độ vàng da. Kiểm tra mức bilirubin của trẻ sau chiếu đèn để điều chỉnh cường độ, thời gian chiếu đèn theo tùy trường hợp.
Thay máu
Liệu pháp thay máu được chỉ định khi có biểu hiện ngộ độc bilirubin và cần được cân nhắc kỹ càng vì có thể nguy hiểm cho trẻ. Những nguy cơ biến chứng có thể xảy ra đó là nhiễm trùng, viêm ruột hoại tử, rối loạn đông máu, giảm tiểu cầu, rối loạn điện giải, bệnh lý thải ghép và ngưng tim.
Điều trị hỗ trợ
Một số biện pháp điều trị hỗ trợ thể trạng cần thiết có thể được chỉ định như sau:
Như vậy, vàng da tăng bilirubin gián tiếp là dấu hiệu quan trọng gợi ý những rối loạn chức năng hoặc bệnh lý gan mật. Mong rằng những thông tin trong bài viết này có thể cập nhật thêm kiến thức hữu ích cho bạn đọc.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.