Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ở thời điểm 9 - 10 tháng tuổi, trẻ có thể đạt được những dấu mốc nhất định trong sự phát triển về khả năng vận động và hành vi xã hội. Khi cha mẹ nhận thức rõ được trẻ 10 tháng biết làm gì, cha mẹ có thể cùng con có những trải nghiệm nhằm phát triển khả năng vận động - ngôn ngữ của con và xây dựng được sự gắn kết tình cảm bền chặt trong gia đình.
Sự phát triển của bé trong năm đầu đời luôn khiến cha mẹ quan tâm theo dõi và có thể lo lắng khi thấy con mình có thể có những biểu hiện khác biệt so với các bé khác ở cùng lứa tuổi. Thời điểm từ 9 tới 10 tháng tuổi, cha mẹ có thể đánh giá được sự phát triển của con và phát hiện được những dấu hiệu bất thường nếu có đủ kiến thức về các mốc phát triển và hiểu được những thay đổi trong hành vi và khả năng vận động của trẻ theo từng giai đoạn. Vậy trẻ 10 tháng biết làm gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Bé 10 tháng tuổi đã bắt đầu có những nhận thức đầu tiên về môi trường xung quanh và có thể giao tiếp bộc lộ cảm xúc bằng nhiều cách khác nhau. Sự phát triển về thể chất cũng đạt tới một mức độ khiến trẻ có thể tự chủ hơn trong vận động, từ đó thực hiện được nhiều hành vi hơn và tiếp tục phát triển những hành vi giao tiếp xã hội cơ bản đầu đời này cho tới khi được 1 tuổi.
Ở thời điểm 10 tháng tuổi, các hoạt động về thể chất và nhận thức của trẻ đã đạt được một số dấu ấn nhất định. Trẻ có thể tự ngồi vững một mình mà không cần có sự hỗ trợ từ cha mẹ. Trẻ thường bò trườn thoải mái trên sàn, có thể vịn vào các vật dụng hoặc lan can để có thể tự đứng dậy một mình. Các kỹ năng mà trẻ 10 tháng tuổi có thể học được cũng bắt đầu phát triển, chẳng hạn như nắm giữ đồ vật bằng ngón cái và ngón trỏ, chọc các thứ bằng ngón trỏ, lật nắp giỏ hoặc khăn che đồ chơi, nhặt đồ vật bị rơi xuống hoặc thả đồ vật khỏi tay khi bị người khác lấy mất.
Ngôn ngữ của bé 10 tháng tuổi cũng sẽ dần phát triển hơn khi có thể bắt đầu gọi cha, mẹ. Ngoài ra, trẻ cũng học được cách tiếp xúc với cộng đồng chẳng hạn như phản ứng lại khi được gọi tên, chơi ú òa hoặc vẫy tay chào tạm biệt.
Những hoạt động này đánh dấu một quá trình phát triển mới ở trẻ, để đến khi đến 1 tuổi, trẻ có thể nắm tay cha mẹ và bước đi hoặc có thể tự đứng dậy và đi chập chững được vài bước. Bên cạnh đó, đây cũng là những khởi đầu của sự phát triển về ngôn ngữ và hành vi sau này khi trẻ bắt đầu phát âm được nhiều từ hơn, có thể thực hiện nhiều động tác tinh vi hơn và thực hiện nhiều hoạt động cộng đồng hơn khi trẻ được 1 tuổi.
Một cột mốc phát triển về nhận thức ở trẻ đáng được ghi nhận ở thời điểm trước 10 tháng tuổi là ở mốc thời điểm 9 tháng tuổi, khi trẻ bắt đầu nhận thức được sự khác biệt giữa các vật thể và sự vật xung quanh. Tuy nhiên cùng với sự phát triển về các giao tiếp xã hội và nhận thức trong thời gian này, các vấn đề về ăn uống hoặc thời gian nghỉ ngơi sinh hoạt cũng có thể xuất hiện trở lại. Thời gian này trẻ bắt đầu có sự tự chủ trong hành động, trẻ bắt đầu xây dựng những tính cách riêng và bộc lộ những hành vi không muốn phụ thuộc vào cha mẹ như tỏ ra không hợp tác khi được cha mẹ cho ăn, điều đó khiến bé thường có xu hướng khó tăng cân trong giai đoạn này.
Sau mốc thời gian 9 tháng tuổi, trẻ bắt đầu có khả năng nhận biết được tính chất cảm xúc được lan tỏa trong quá trình giao tiếp ở môi trường xung quanh. Trẻ có thể đưa cho cha mẹ đồ chơi hoặc thể hiện cảm giác hạnh phúc và vui vẻ của bản thân. Trẻ bắt đầu có thể phân biệt được cảm xúc trong câu nói thậm chí có khả năng nhận thức được ý nghĩa trong câu hoặc phân biệt được các ngôn ngữ khác nhau. Với những trẻ lớn lên ở môi trường song ngữ hoặc đa ngôn ngữ, các bé có thể học được các quy tắc và âm điệu chi phối sự khác biệt giữa các ngôn ngữ và bắt đầu có thể giao tiếp bằng những từ ngữ có phát âm đơn giản.
Theo các khuyến cáo về theo dõi và chăm sóc sự phát triển của trẻ, trẻ 9 tháng tuổi được khuyến cáo đi thăm khám định kỳ nhằm phát hiện ra các bất thường về khả năng nhìn, nghe, khả năng vận động thô sơ và vận động tinh vi, cũng như khả năng ngôn ngữ cơ bản với các từ ngữ đơn giản. Một số những dấu hiệu cảnh báo sự bất thường về phát triển cũng như thể chất ở lứa tuổi này mà cha mẹ nên chú ý nhận biết gồm:
Khi cha mẹ có những nghi ngờ rằng con mình có thể có một số vấn đề về hành vi hoặc về mặt phát triển thể chất, cha mẹ nên đưa con mình tới các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và đánh giá bởi các chuyên gia. Những vấn đề có thể phát hiện trong năm đầu đời có thể kể đến như sự suy giảm thị lực, khả năng nghe, các bệnh lý rối loạn thần kinh vận động hoặc bại não.
Tại thời điểm này do trẻ đã có thể nhận thức được sự khác biệt giữa các khuôn mặt và phân biệt được người lạ và người quen, do đó trẻ có thể trở nên khó tiếp xúc hơn khi được đưa đi khám sức khỏe định kỳ. Trẻ có thể sợ hãi và phản ứng dữ dội khi phải tiếp xúc với các môi trường lạ, do vậy cha mẹ nên dành thời gian trò chuyện với con và có thể cho con tiếp xúc với một số môi trường lạ hoặc cho con chơi một số loại đồ chơi mới và có thể rửa sạch, qua đó có thể nâng cao được sự tương tác tích cực của con đối với những sự vật và môi trường không quen thuộc.
Với sự nhận thức và phát triển ngôn ngữ ở thời điểm này, cha mẹ có thể bắt đầu nói chuyện với con nhiều hơn và bộc lộ với con cảm xúc của bản thân qua cách nói chuyện cũng như tông giọng, điều đó có thể giúp con nhận thức và phân biệt được nhiều từ mới hơn và các mức độ biểu hiện âm thanh khác nhau. Các hình thức sách tranh ảnh nhiều màu sắc có thể giúp con nhận thức được các sự vật sự việc qua sách, qua đó trẻ có thể phản hồi lại cảm xúc của mình đối với các nội dung được xuất hiện trong sách. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng có thể thực hiện một số những hành vi cử chỉ có ý nghĩa mà trẻ dễ dàng nhận ra để nâng cao hiệu quả trong việc giao tiếp cùng con.
Sự phát triển của trẻ dưới 1 tuổi cần được theo dõi, đánh giá và hỗ trợ từ phía cha mẹ và môi trường xã hội xung quanh. Bài viết trên đây giúp cha mẹ hiểu rõ được trẻ 10 tháng biết làm gì và nên được hỗ trợ phát triển như thế nào, qua đó có được cái nhìn tổng quát và khách quan về sự phát triển trong năm đầu đời của trẻ nhằm đánh giá được những thay đổi bình thường và phát hiện những dấu hiệu bất thường trong quá trìnhnuôi dạy trẻ. Ngoài ra, các bậc phụ huynh đừng quên cân bằng dinh dưỡng đầy đủ vitamin và khoáng chất như kẽm, canxi, sắt... để bé được phát triển một cách toàn diện.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.