Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Vết thương chảy dịch vàng có nguy hiểm không? Nên làm gì khi vết thương chảy dịch?

Ngày 12/03/2023
Kích thước chữ

Ở các vết thương hở trên da thường xuất hiện nước dịch màu vàng có khi là màu vàng trong nhưng cũng có lúc là màu vàng đục. Mỗi khi vết thương chảy dịch vàng như thế có nguy hiểm không, có phải là đang bị nhiễm trùng hay không? Cần nên làm gì?

Vết thương chảy dịch vàng là tình trạng phổ biến thường gặp nếu có vết thương hở. Tuỳ vào trạng thái của dịch tiết ra mà có gây ra ảnh hưởng đến tốc độ lành của vết thương hay không? Vậy cần làm gì khi dịch vàng chảy ra để mau khô, lên da non và liền da.

Tại sao vết thương chảy dịch vàng?

Da là bộ phận bảo vệ cơ thể, khi có vết thương hở vi khuẩn dễ tấn công làm nhiễm trùng. Khi ấy, bạn sẽ thấy vết thương có dịch vàng chảy ra, nếu không có mùi, không gây đau nhức, sốt thì đây hoàn toàn là dịch nhiễm trùng đang được loại bỏ nhờ cơ chế sinh lý tự bảo vệ của cơ thể. Hoàn toàn tự khỏi sau khoảng 7 - 10 ngày tiếp theo.

Tuy nhiên, nếu như chúng có mùi thì dịch vàng đó là mũ trắng báo hiệu vết thương đã bị nhiễm trùng do không được làm sạch cẩn thận, không được điều trị đúng cách, các thao tác xử lý vết thương và dụng cụ chưa được làm sạch cẩn thận,... Với những vết thương có mảnh vỡ kim loại găm vào bên trong nguyên nhân có thể là do chưa lấy hết ra. Rất khó để xử lý tại nhà, khi bị thương bạn cần đến trạm y tế để các nhân viên thực hiện. Nếu cần thiết phải khâu hoặc băng bó vết thương lại, chích ngừa để tránh nhiễm trùng và uốn ván xảy ra. Bên cạnh đó, dịch vàng đôi khi là do việc ăn uống trong thời gian hồi phục hay do ảnh hưởng của việc lưu thông máu của những người có hệ thống miễn dịch kém hoặc bị bệnh nền tiểu đường.

Nguyên nhân khiến vết thương chảy dịch vàngNguyên nhân khiến vết thương chảy dịch vàng

Vết thương chảy dịch vàng có nguy hiểm không?

Như đã nói nếu dịch vàng không có mùi thì là huyết tương bảo vệ cơ thể và sẽ tự khỏi sau vài ngày nếu được xử lý đúng cách. Nhưng nếu là mưng mủ, thì để lâu không điều trị gây ra nhiều hệ luỵ như nhiễm trùng. Khi vết thương nhiễm trùng mưng mủ sẽ có những biến chứng ảnh hưởng từ cục bộ đến toàn thân như:

  • Làm ảnh hưởng đến tốc độ hồi phục, lâu lành, bị đau và khó vận động. Bệnh nhân cảm thấy lo lắng mỗi khi nhìn vào vết thương của mình.
  • Nếu nhiễm trùng để lâu có thể khiến cho các vi khuẩn ở các lớp da làm viêm mô tế bào, thậm chí là hoại tử - hiện tượng các mô tế bào tại vết thương bị chết và lan rộng dần nếu không được điều trị.
Dịch vàng chảy ra trong vết thương có gây nguy hiểm không?Dịch vàng chảy ra trong vết thương có gây nguy hiểm không?

Cần làm gì khi dịch vàng xuất hiện?

Mặc dù dịch vàng là dấu hiệu rất bình thường có thể khỏi sau vài ngày và bản chất vết thương ngoài da không gây ra những nguy hiểm đến sức khoẻ. Nhưng để hạn chế tối đa những trường hợp không mong muốn xảy ra, bạn nên cẩn thận trong từng bước chăm sóc vết thương.

Bước 1: Rửa tay

Đảm bảo tay phải được làm sạch với xà phòng hay dung dịch sát khuẩn trước khi chạm vào vết thương tránh nhiễm trùng. Nếu cẩn thận hãy dùng găng tay y tế khi xử lý vết thương.

Bước 2: Cầm máu

Hãy dùng băng gạc y tế ép chặt vào vết thương để làm máu ngừng chảy.

Cầm máu bằng cách ép chặt băng gạtCầm máu bằng cách ép chặt băng gạc

Bước 3: Rửa vết thương

Sau khi máu đã ngừng chảy dịch vàng có thể xuất hiện, việc bạn cần làm lúc này chính là rửa vết thương. Hãy dùng nước muối sinh lý hoặc oxy già hay cồn, lau cẩn thận trong vết thương và cả vùng da ở ngoài. Chịu khó cảm giác rát để rửa vết thương thật sạch.

Bước 4: Dùng thuốc kháng sinh, tiêm ngừa

Nếu như vết thương quá lớn và được bác sĩ yêu cầu tiêm ngừa uốn ván thì bạn phải tuân thủ theo. Để tránh trường hợp nước vàng đục xuất hiện, mưng mủ, nhiễm trùng vết thương, hoại tử hay uốn ván xảy đến.

Bước 5: Băng vết thương

Sau khi làm sạch cần dùng băng gạc hoặc urgo để băng bó trăng tiếp xúc với bụi bẩn và vi khuẩn làm vết thương lâu lành.

Băng kín vết thương để tránh nhiễm trùngBăng kín vết thương để tránh nhiễm trùng

Bước 6: Thay băng và chú ý quan sát vết thương mỗi ngày

Sau khoảng 4 tiếng bạn cần nên thay băng để hạn chế tối đa tồn đọng hay sản sinh vi khuẩn trong vết thương.

Nếu vết thương tiến triển tốt lên, khô lại và mọc da non nghĩa là sắp lành.

Thay băng sau khoảng 4 tiếng để tránh nhiễm khuẩnThay băng sau khoảng 4 tiếng để tránh nhiễm khuẩn

Còn nếu sưng đỏ, có mủ hay nước màu vàng đục chảy ra thì bạn nên đến bác sĩ để được thăm khám và can thiệp kịp thời.

Như vậy qua bài viết bạn đã biết được vết thương chảy dịch vàng có nguy hiểm không và nên làm như thế nào để bớt dịch vàng tiết ra, vết thương mau khô, kéo da non. Dù là vết thương lớn hay nhỏ thì hãy chăm sóc cẩn thận để mau lành, tránh để viêm nhiễm lại tổn thương da.

Hoàng Vi

Nguồn tham khảo: Vinmec.com

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.