Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Vì sao bị lao phổi nhưng không ho?

Ngày 02/03/2022
Kích thước chữ

Ho là triệu chứng điển hình của bệnh lao phổi, tuy nhiên vẫn có rất nhiều trường hợp bị lao phổi nhưng không ho, thậm chí không có các dấu hiệu lâm sàng khác. Vì sao không ho mà vẫn bị lao phổi, hãy cùng giải đáp trong bài viết này.

Bệnh lao phổi là bệnh hô hấp không còn xa lạ với người Việt, bởi tỉ lệ người dân mắc lao phổi ở nước ta khá cao. Bệnh lao phổi có thể dễ dàng nhận ra thông qua các dấu hiệu lâm sàng thường gặp như ho kéo dài, khó thở, sốt, đau tức ngực, ho ra máu… Tuy nhiên, không phải người bị lao phổi nào cũng xuất hiện đầy đủ những dấu hiệu này, thậm chí không có bất cứ triệu chứng lao phổi nào.

Nguyên nhân bị lao phổi nhưng không ho

Theo các chuyên gia, không phải ai sau khi nhiễm vi khuẩn lao cũng sẽ có những biểu hiện của lao phổi, bởi ở những người có hệ miễn dịch khỏe mạnh, bệnh sẽ tiến triển rất chậm, thời gian ủ bệnh kéo dài hàng chục năm.

Vì sao bị lao phổi nhưng không ho Nhiều trường hợp lao không gây ho hay các dấu hiệu khác

Vì vậy, để xác định có phải bị bệnh lao phổi hay không với trường hợp bị lao phổi nhưng không ho, bác sĩ sẽ chỉ định làm một số xét nghiệm để phát hiện bệnh như xét nghiệm Mantoux, xét nghiệm IGRA, xét nghiệm đờm, dịch tiết.

Bệnh lao tiềm ẩn là gì? Phương pháp điều trị dự phòng lao tiềm ẩn

Bị lao phổi nhưng không ho có thể do người bệnh đang mắc lao tiềm ẩn hoặc tùy vào mức độ, giai đoạn bệnh lao phổi. Người bị lao tiềm ẩn là người mang vi khuẩn lao trong trạng thái bất hoạt nên chưa biểu hiện ra bệnh, không có triệu chứng, và không truyền vi khuẩn sang người khác. Theo ước tính, ở Việt Nam có khoảng 30% dân số mắc lao tiềm ẩn, và con số này có thể chuyển thành mắc lao phổi nếu cơ thể có hệ miễn dịch suy giảm.

Người mắc lao tiềm ẩn là những người khỏe mạnh đã từng tiếp xúc với người bị bệnh lao phổi. Vi khuẩn lao từ người nhiễm bệnh lan truyền ra không khí khi người bệnh lao phổi nói chuyện, hắt hơi, ho… Người khỏe mạnh sẽ hít phải không khí chứa mầm bệnh khiến vi khuẩn lao thâm nhập vào cơ thể, nhưng nhờ hệ miễn dịch khỏe khiến vi khuẩn lao bị bất hoạt và không thể gây bệnh.

Chẩn đoán xác định lao tiềm ẩn thông qua 2 xét nghiệm Mantoux hoặc xét nghiệm lao tiềm ẩn qua máu IGRA nhằm loại trừ khả năng mắc lao hoạt động qua khám lâm sàng, X-quang phổi, xét nghiệm đờm hoặc dấu hiệu bất thường ở các cơ quan ngoài phổi nghi lao.

Vì sao bị lao phổi nhưng không ho 1 Xét nghiệm Mantoux để chấn đoán trong trường hợp bị lao phổi nhưng không ho

Với người bị lao tiềm ẩn, các xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm Mantoux sẽ cho kết quả dương tính. Đồng thời, xét nghiệm đờm, dịch tiết cho kết quả âm tính, hình ảnh nhận được thông qua chụp x-quang phổi bình thường hoặc có tổn thương cũ cố định.

Bị lao phổi nhưng không ho có lây qua đường hô hấp?

Do vi khuẩn lao trong người mắc lao tiềm ẩn đã bị bất hoạt, không thể sinh sôi nên không có khả năng lây lan sang cho người khác. Tuy nhiên, khi cơ thể yếu đi, hệ miễn dịch suy giảm  người mắc lao tiềm ẩn có nguy cơ mắc bệnh và trở thành lao hoạt tính. Lúc này, người bệnh sẽ có khả năng lây bệnh cho người khác. Chính vì thế, phát hiện sớm và điều trị dự phòng lao tiềm ẩn là rất quan trọng nhằm phòng tránh nguy cơ mắc bệnh lao và ngăn ngừa lây nhiễm cộng đồng.

Một trong những cách tốt nhất để phát hiện lao tiềm ẩn là khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần. Điều này sẽ giúp bác sĩ phát hiện sự tồn tại của vi khuẩn lao sớm nhất có thể. Bên cạnh đó, tăng cường hệ miễn dịch khỏe mạnh chính là cách phòng ngừa tốt nhất để tiêu diệt vi khuẩn, chống lại sự phát triển của bệnh. Hãy thường xuyên tập luyện thể thao, sinh hoạt lành mạnh, bổ sung dinh dưỡng hợp lý để nâng cao sức khỏe. 

Điều trị dự phòng cho người bị lao tiềm ẩn

Việc điều trị bệnh lao tiềm ẩn sẽ giúp giảm 90% nguy cơ bệnh lao tiềm ẩn tái phát thành lao hoạt động. Hiệu quả của phương pháp điều trị bệnh lao tiềm ẩn nếu uống đủ liệu trình sẽ kéo dài trên 10 năm.

Vì sao bị lao phổi nhưng không ho 3 Người bị tiểu đường thuộc nhóm đối tượng nên điều trị dự phòng lao tiềm ẩn

Không phải tất cả những người có nhiễm vi khuẩn lao bất hoạt đều phải điều trị dự phòng. Chỉ một số đối tượng nằm trong nhóm có hệ miễn dịch yếu, có nguy cơ cao chuyển từ nhiễm lao thành bệnh lao mới cần thiết phải điều trị dự phòng lao tiềm ẩn như:

  • Người sống cùng gia đình với bệnh nhân lao phổi.
  • Người bị tiểu đường, bụi phổi, suy thận, nhiễm HIV.
  • Người chuẩn bị cấy ghép tạng.
  • Người sử dụng thuốc điều trị ức chế miễn dịch trong thời gian dài.

Tương tự quá trình điều trị lao, điều trị lao tiềm ẩn chủ yếu bằng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. Người bị lao tiềm ẩn thường được kê 1 đến 2 loại thuốc, trong đó có Rifampicin và Isoniazid trong vòng 3 tháng. Nhưng thời gian điều trị có thể kéo dài tới 6 tháng nếu chỉ dùng một trong hai loại thuốc. Sau 2 tuần điều trị, người mắc lao tiềm ẩn sẽ phải làm xét nghiệm máu sau 2 tuần điều trị, và thêm một lần nữa sau điều trị 6 tuần.

Vì sao bị lao phổi nhưng không ho 2 Thuốc kháng sinh điều trị dự phòng lao tiềm ẩn

Để nâng cao hiệu quả điều trị lao tiềm ẩn, người bệnh cần tuân thủ nguyên tắc dùng thuốc đúng liều lượng, đều đặn, và đủ thời gian quy định.

Uống thuốc điều trị lao phổi có thể khiến người bệnh gặp một số tác dụng phụ không mong muốn như: 

  • Xuất hiện triệu chứng giống như cảm cúm;
  • Rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ;
  • Tiêu chảy;
  • Cảm giác ngứa, phát ban trên da.

Điều trị dự phòng chỉ có tác dụng trong thời gian điều trị và không thể bảo vệ cơ thể khỏi tái nhiễm. Bởi, trong một số trường hợp vi khuẩn lao vẫn còn tồn tại trong cơ thể và có thể gây bệnh sau này.

Bị lao phổi nhưng không ho thường ít gặp nhưng không phải là hiện tượng hiếm. Đó có thể là do bệnh lao phổi đang ở giai đoạn ủ bệnh hoặc cũng có thể là do bệnh lao tiềm ẩn. Nếu bạn hoặc người thân rơi vào trường hợp này, hãy bình tĩnh và đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán chính xác. Phát hiện và điều trị sớm chính là giải pháp tốt nhất để ngăn ngừa nguy cơ bệnh tiến triển nặng, tăng hiệu quả điều trị.

Ly Ly

Nguồn Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin