Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Khỏe đẹp

Vì sao bọc răng sứ xong uống nước lạnh bị buốt?

Ngày 28/12/2023
Kích thước chữ

Nhiều người thường gặp tình trạng bọc răng sứ xong uống nước lạnh bị buốt. Vậy nguyên nhân của bọc răng sứ xong uống nước lạnh bị buốt là do đâu? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Trong một số trường hợp, sau khi bọc răng sứ, một số người có thể gặp phải tình trạng buốt khi uống nước lạnh. Điều này có thể gây ra sự khó chịu và không thoải mái trong hàng ngày.

Nguyên nhân răng sứ bị ê buốt khi uống lạnh

Chưa lấy tuỷ răng triệt để

Trước khi tiến hành phục hình răng, cần phải điều trị triệt để các bệnh lý răng miệng. Nếu bệnh sâu răng và viêm tủy răng vẫn còn tồn tại ở cùi răng, sau khi bọc sứ bạn có thể cảm thấy đau buốt. Nếu không xử lý kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến vi khuẩn viêm nhiễm phá hủy cấu trúc răng thật hoàn toàn, gây nguy cơ răng lung lay, mất răng và vô số các vấn đề răng miệng khác.

Mài răng quá nhiều

Răng sứ có thể gây ê buốt khi uống nước lạnh nếu răng bị mài quá nhiều. Thông thường, tỷ lệ mài răng để bọc sứ không nên vượt quá 2mm. Tuy nhiên, trong trường hợp bác sĩ không có kỹ năng đủ, răng có thể bị mài quá nhiều, ảnh hưởng đến tủy răng bên trong. Khi đó, răng sẽ bị kích thích và dễ bị ê buốt khi uống nước lạnh.

Chế tác răng sứ sai kích thước

Chế tác răng sứ không đúng kích thước sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động ăn nhai và khớp cắn. Nếu răng sứ không khớp với cùi răng, sẽ tạo ra khoảng trống dẫn đến đau buốt khi răng tiếp xúc với thức ăn lạnh. Nếu tình trạng này kéo dài, răng sứ không đúng kích thước có thể gây viêm khớp thái dương hàm và đau đầu.

Răng sứ có chất lượng không tốt

Không hiếm trường hợp muốn có răng sứ giá rẻ mà không quan tâm đến nguồn gốc và xuất xứ của răng. Kết quả là, nếu răng sứ không đạt chất lượng và không đảm bảo tính dẫn nhiệt, nó sẽ ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai khi gặp nhiệt độ cao hoặc lạnh và gây hại cho cùi răng thật.

Vì sao bọc răng sứ xong uống nước lạnh bị buốt? 1
Chất lượng sứ không đảm bảo có thế dẫn đến ê buốt răng khi uống nước lạnh

Răng quá nhạy cảm

Trong những trường hợp răng quá nhạy cảm, sau khi bọc răng sứ, người bệnh có thể trải qua cảm giác ê buốt. Dù thực hiện đúng kỹ thuật, cảm giác này vẫn có thể tồn tại, nhưng sẽ không kéo dài như những trường hợp đã được đề cập.

Bọc răng sứ xong uống nước lạnh bị buốt phải làm thế nào?

Cách giảm ê buốt răng tại nhà

Để giảm cảm giác ê buốt lạnh trên răng sứ, có thể áp dụng một số biện pháp tạm thời tại nhà để giảm tình trạng này và mang lại sự thoải mái trong sinh hoạt hàng ngày.

  • Sử dụng thuốc giảm ê buốt răng: Nếu bạn không thể đến nha khoa để điều trị, có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng bạn cần tuân theo hướng dẫn của y dược sĩ và đảm bảo sử dụng đúng liều lượng để tránh tác dụng phụ.
  • Súc miệng bằng nước muối: Một cách hiệu quả để giảm ê buốt răng là súc miệng bằng nước muối. Nước muối có tác dụng loại bỏ vi khuẩn và làm sạch khoang miệng, giúp giảm đau và ê buốt răng.
  • Sử dụng chườm đá lạnh sau khi bọc sứ: Sau khi bọc răng sứ, bạn có thể chườm đá lạnh để giảm đau tạm thời. Đặt một khăn bọc đá lạnh lên má ngoài vùng bọc răng sứ. Tuyệt đối không chườm đá trực tiếp lên răng sứ để tránh làm tăng đau ê buốt răng.
Vì sao bọc răng sứ xong uống nước lạnh bị buốt? 2
Có thể dùng thuốc giảm đau để giảm ê buốt tại nhà nhưng cần chỉ dẫn của bác sĩ

Giảm răng sứ bị ê buốt tại nha khoa

Để khắc phục tình trạng răng sứ bị ê buốt khi uống nước lạnh, bạn nên đến ngay nha khoa để được bác sĩ kiểm tra và điều trị kịp thời, nhằm tránh các rủi ro không mong muốn.

Lúc đó, bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân gây ra tình trạng này và tiến hành xử lý một cách triệt để nhất. Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp điều trị như sau:

  • Chữa triệt để viêm tủy răng: Nếu trước đó chưa điều trị triệt để bệnh viêm tủy răng, gây lây lan vi khuẩn, bác sĩ sẽ tháo răng sứ để làm sạch tủy. Sử dụng các dụng cụ chuyên dụng, bác sĩ sẽ lấy sạch tủy viêm còn sót lại, sau đó hàn ống tủy và tiến hành bọc sứ.
  • Làm lại răng sứ mới: Trong trường hợp xảy ra sai sót trong quá trình mài răng và phục hình, bác sĩ cũng sẽ tháo răng sứ cũ và thực hiện làm lại răng sứ mới. Quá trình này bao gồm sửa chữa cùi răng, đo đạc và lấy dấu chính xác để đảm bảo cùi răng đúng chuẩn và khít. Điều này giúp răng sứ và cùi răng không còn khoảng trống, không bị tác động trực tiếp bởi các tác nhân bên ngoài và không gây ê buốt đau nhức.

Cần làm gì để ngăn ngừa ê buốt sau khi làm răng sứ?

Dựa trên các nguyên nhân gây ra tình trạng răng sứ bị ê buốt, chúng ta có thể rút ra những kinh nghiệm sau để bảo vệ răng sứ lâu dài và ngăn ngừa bệnh lý:

  • Hãy lựa chọn nha khoa uy tín với bác sĩ có tay nghề cao và trang bị thiết bị nha khoa hiện đại để đảm bảo quá trình phục hình không gặp sai sót.
  • Trước khi bọc răng sứ, hãy thực hiện kiểm tra tổng quát răng miệng và điều trị các bệnh răng miệng nếu có.
  • Hãy lựa chọn răng sứ chất lượng từ các thương hiệu uy tín, có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng trên thị trường.
  • Chăm sóc răng miệng một cách kỹ lưỡng, đảm bảo vệ sinh tốt để hạn chế mảng bám và tích tụ vi khuẩn gây bệnh trước và sau khi làm răng sứ.
  • Tuân thủ tất cả các chỉ định của bác sĩ trong quá trình điều trị bệnh lý, chăm sóc răng miệng và phục hình.
Vì sao bọc răng sứ xong uống nước lạnh bị buốt? 3
Nên chọn nha khoa uy tín để tránh bọc răng sứ xong uống nước lạnh bị buốt

Để tránh rủi ro trong quá trình bọc răng sứ và ngăn ngừa tình trạng bọc răng sứ xong uống nước lạnh bị buốt, hãy lựa chọn một địa chỉ nha khoa phục hình đáng tin cậy. Hãy đến nha khoa uy tín để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn một cách chính xác.

Xem thêm: Bọc răng sứ có tháo ra được không?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin