Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Vì sao cần thực hiện sàng lọc tim bẩm sinh? Các phương pháp sàng lọc tim bẩm sinh hiện nay

Ngày 07/01/2024
Kích thước chữ

Tim bẩm sinh là một loại dị tật thường gặp ở trẻ sơ sinh và là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong. Sàng lọc tim bẩm sinh giúp phát hiện các dị tật về tim sớm và nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. Cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về sàng lọc tim bẩm sinh qua bài viết dưới đây nhé!

Dị tật tim bẩm sinh là dị tật thường gặp, có thể gây tử vong hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ lâu dài. Vì vậy, sàng lọc tim bẩm sinh là phương pháp can thiệp kịp thời và ưu tiên hàng đầu để phát hiện dị tật tim sớm ở trẻ.

Bệnh tim bẩm sinh là gì?

Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em là những dị tật của cơ tim, buồng tim, van tim xảy ra ngay từ khi còn là bào thai và vẫn còn tồn tại sau khi sinh. Những bất thường trong cấu trúc tim xảy ra từ giai đoạn bào thai, cấu trúc tim thay đổi và chưa hoàn thiện gây ảnh hưởng cho hoạt động của tim cũng như chức năng tuần hoàn máu hoặc thậm chí có thể khiến tim ngừng đập dẫn đến tử vong ở trẻ.

vi-sao-can-thuc-hien-sang-loc-tim-bam-sinh-va-cac-phuong-phap-sang-loc-tim-bam-sinh 1.jpg
Bệnh tim bẩm sinh là những dị tật của cơ tim, buồng tim, van tim

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh tim bẩm sinh, tuy nhiên đa số các trường hợp mắc bệnh thường khó xác định được nguyên nhân cụ thể. Trong đó yếu tố di truyền được xem là căn nguyên lớn nhất của việc hình thành những dị tật tim bẩm sinh ở trẻ. Ngoài ra, có thể do mẹ sử dụng các chất kích thích trong quá trình mang thai khiến thai nhi bị nhiễm độc và nhiễm bệnh trong quá trình thai kỳ thì khi trẻ sinh ra cũng có nguy cơ mắc các dị tật tim bẩm sinh.

Vì sao cần thực hiện sàng lọc tim bẩm sinh?

Theo thống kê, mỗi năm có khoảng 3.000 trẻ sơ sinh chào đời mắc bệnh tim bẩm sinh nặng. Dị tật tim bẩm sinh vô cùng nguy hiểm với nguy cơ tử vong cao trong giai đoạn chu sinh và nhũ nhi so với các dị tật bẩm sinh khác. Vì vậy, thực hiện sàng lọc tim bẩm sinh là điều vô cùng cần thiết.

Sàng lọc tim bẩm sinh từ giai đoạn bào thai giúp phát hiện sớm các dấu hiệu khiếm khuyết tim, từ đó có kế hoạch điều trị phù hợp. Một số bệnh lý liên quan về tim bẩm sinh cần phẫu thuật hoặc cần thông tim can thiệp từ những ngày đầu sau sinh nhằm bảo đảm an toàn tính mạng vì mắc các bệnh tim bẩm sinh rất phức tạp.

vi-sao-can-thuc-hien-sang-loc-tim-bam-sinh-va-cac-phuong-phap-sang-loc-tim-bam-sinh 2.jpg
Sàng lọc tim bẩm sinh giúp phát hiện sớm các dấu hiệu khiếm khuyết tim ở trẻ

Các phương pháp thực hiện sàng lọc tim bẩm sinh

Với sự phát triển của y học hiện nay có nhiều phương pháp thực hiện sàng lọc tim bẩm sinh. Bác sĩ có thể kết hợp khám lâm sàng và cận lâm sàng như:

Siêu âm thai nhi

Đây là một trong những phương pháp sàng lọc tim bẩm sinh thường được thực hiện vào tuần thứ 18 - 24 của thai kỳ. Siêu âm thai nhi giúp phát hiện những bất thường hoặc những dị tật nặng có thể đe dọa đến sức khỏe, tính mạng của trẻ. Các chuyên gia khuyến nghị mẹ nên thực hiện siêu âm thai nhi ít nhất một lần trong suốt thời gian thai kỳ, đặc biệt đối với những thai phụ có nguy cơ cao.

Thực hiện siêu âm sớm cho trẻ sau sinh

Siêu âm sớm cho trẻ sau khi sinh giúp phát hiện các nguy cơ, triệu chứng dị tật tim bẩm sinh. Đây là phương pháp giúp xác định mức độ nghiêm trọng của dị tật bẩm sinh, khả năng điều trị và tiên lượng tỷ lệ thành công.

vi-sao-can-thuc-hien-sang-loc-tim-bam-sinh-va-cac-phuong-phap-sang-loc-tim-bam-sinh 3.jpg
Siêu âm sớm cho trẻ sau sinh là một trong những phương pháp sàng lọc tim bẩm sinh

Thực hiện đo độ bão hòa oxy qua da SpO2

Phương pháp đo độ bão hòa oxy qua da được thực hiện bằng cách sử dụng dụng cụ SpO2 kẹp ở đầu ngón tay, ngón chân của trẻ sơ sinh. Thường độ bão hòa oxy ở trẻ sơ sinh đạt > 90%, mức tốt nhất là > 95% và không có sự khác biệt quá lớn khi đo ở tay và chân. Nếu mức SpO2 < 90% và sự chênh lệch giữa tay và chân bên phải ≥ 10% so với bên trái thì nghi ngờ mắc bệnh tim bẩm sinh.

Đo SpO2 được thực hiện trong vòng từ 24 - 48 giờ sau sinh. Nếu thực hiện đo SpO2 sớm hơn có thể cho ra kết quả dương tính giả do quá trình chuyển tiếp từ môi trường bào thai sang thế giới bên ngoài bé chưa được ổn định, khiến việc đo độ bão hòa oxy tuần hoàn hệ thống cho kết quả chưa chính xác. Tuy nhiên, nếu thực hiện đo SpO2 trễ có thể mất cơ hội can thiệp trước khi ống động mạch đóng.

Siêu âm thai

Siêu âm thai 2D, 3D, 4D,... qua thành bụng bằng đầu dò có tác dụng thu nhận hình ảnh thai nhi nhằm đánh giá tình hình sức khỏe của cả thai nhi và mẹ bầu. Qua các hình ảnh ghi nhận được, bác sĩ và mẹ bầu có thể nhìn thấy được hình ảnh khuôn mặt của thai nhi cũng như trạng thái và chuyển động của con vào thời điểm thực hiện siêu âm.

Hình thức siêu âm 2D, 3D hoặc 4D khác biệt ở độ sắc nét hình ảnh, thường dùng để xem trạng thái của thai nhi, không có ý nghĩa nhiều trong việc chẩn đoán dị tật tim bẩm sinh ở trẻ, tuy nhiên đây là phương pháp hỗ trợ sàng lọc tim bẩm sinh nhờ phát hiện các dấu hiệu bất thường của thai nhi.

vi-sao-can-thuc-hien-sang-loc-tim-bam-sinh-va-cac-phuong-phap-sang-loc-tim-bam-sinh 4.jpg
Siêu âm 4D giúp đánh giá tình hình sức khỏe của thai nhi, hỗ trợ phát hiện các dị tật bẩm sinh ở trẻ

Trên đây là toàn bộ thông tin mà chúng tôi muốn gửi đến bạn để giải đáp cho câu hỏi vì sao cần thực hiện sàng lọc tim bẩm sinh và các phương pháp sàng lọc tim bẩm sinh. Bệnh tim bẩm sinh là dị tật khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì vậy để tránh ảnh hưởng sức khỏe lâu dài cũng như hạn chế nguy cơ tử vong, trong quá trình mang thai các mẹ nên thực hiện sàng lọc tim bẩm sinh tại các cơ sở y tế uy tín nhé.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:Sức khỏe