Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Vì sao nằm điều hoà bị nghẹt mũi? Cách cải thiện?

Ngày 14/05/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Nằm điều hoà bị nghẹt mũi là tình trạng khá phổ biến gặp ở rất nhiều người. Nếu bạn vẫn muốn nằm điều hòa lạnh mà không bị ngạt, khô mũi thì bài viết này sẽ vô cùng hữu ích để bạn tham khảo.

Khô họng, nghẹt mũi là tình trạng mà một số người gặp phải khi làm việc hoặc ngủ trong môi trường điều hòa. Vậy tại sao nằm điều hòa lại bị nghẹt mũi? Hãy theo dõi tiếp bài viết để có cách khắc phục và hạn chế sự cố này.

Vì sao nằm điều hoà bị nghẹt mũi

Độ ẩm không khí giảm

Nguyên lý làm mát của điều hoà là cho luồng không khí đi qua bộ phận làm lạnh. Lúc này, hơi ẩm trong không khí gặp nhiệt độ thấp sẽ hóa lỏng, theo đường xả nước và đi ra ngoài. Do đó nếu bạn bật điều hòa, không khí trong phòng sẽ bị khô vì độ ẩm thấp.

Độ ẩm an toàn cho sinh hoạt là 40 - 60%, an toàn cho việc cất giữ máy móc là 50%. Độ ẩm giảm xuống dưới mức an toàn khi bật điều hòa, khiến bạn dễ gặp các vấn đề về hô hấp. Nhẹ thì mũi sẽ bị ngạt, khô họng nặng thì có thể bị cảm lạnh.

Vì sao nằm điều hoà bị nghẹt mũi? Cách cải thiện? 1 Độ ẩm trong không khí giảm làm cổ họng khô, mũi khô gây nghẹt thở

Máy điều hoà đối diện giường ngủ

Nếu chọn vị trí lắp đặt điều hòa không phù hợp và quay thẳng vào người khi ngủ thì rất dễ bị nghẹt mũi, khô mũi, khô họng và ho. Đặc biệt nếu bạn để máy lạnh ở chế độ quạt gió, tốc độ gió mạnh, khi tạt vào người dễ sinh bệnh. Đây cũng là một trong những lưu ý mà người lớn bị sốt cần lưu ý khi ở trong điều hòa.

Phòng không có lưu thông gió

Nếu bạn bị khô mũi khi nằm phòng điều hoà thì có thể do phòng đóng cửa quá chặt. Trong phòng không có lỗ thông gió, lúc này không có sự trao đổi không khí giữa bên trong và bên ngoài. Từ đó dễ tích tụ vi khuẩn, bụi bẩn gây khô mũi.

Máy lạnh không được bảo trì thường xuyên

Máy lạnh không được bảo dưỡng thường xuyên đồng nghĩa với việc bộ lọc không khí ngày càng bị nấm mốc, vi khuẩn và bụi bẩn bám vào. Khi bạn mở máy lạnh, luồng không khí đi qua sẽ mang theo những vi khuẩn và bụi bẩn này vào không khí. Dẫn đến bạn mắc các bệnh về đường hô hấp. Việc vệ sinh máy lạnh thường xuyên là việc làm cần thiết để bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình.

Làm thế nào để nằm điều hoà không bị nghẹt mũi

Tăng độ ẩm trong phòng

Đây là cách khắc phục tình trạng nghẹt mũi quan trọng và hiệu quả nhất. Độ ẩm tăng lên giúp làm dịu mũi và cổ họng của bạn. Bạn có thể tăng độ ẩm bằng cách đặt một thùng chứa nước trong phòng hoặc đặt khăn ướt gần nơi bạn đang ngồi hoặc nằm. Một lựa chọn khác là trồng cây trong phòng ngủ để tăng độ ẩm và trao đổi không khí. Tốt hơn, bạn có thể sử dụng thiết bị như máy khuếch tán tinh dầu, máy tạo độ ẩm trong phòng điều hòa, máy lọc không khí,... Các thiết bị này hỗ trợ rất tốt trong việc tăng độ ẩm và các ion âm trong không khí.

Không để chênh lệch nhiệt độ quá lớn giữa phòng điều hoà và bên ngoài

Bạn có biết rằng chỉ nên bật điều hòa chênh lệch với nhiệt độ bên ngoài khoảng 8 - 10 độ C? Giữ khoảng cách này giúp cơ thể bạn tránh bị sốc nhiệt khi ra ngoài. Đây cũng là cách sử dụng điều hòa kiết tiệm điện một cách tối đa. Bạn phải tắt điều hòa không khí trước khi ra ngoài 10 - 15 phút. Nếu đang ở bên ngoài bước vào phòng điều hoà thì trước hết bạn để khô mồ hôi hoặc lau mồ hôi trước khi vào phòng và đây cũng là điều cần được lưu ý đặc biệt là ở trẻ em.

Bảo dưỡng máy điều hòa định kỳ

Muốn nằm điều hòa không bị khô mũi, bạn nên vệ sinh và bảo dưỡng điều hòa thường xuyên hơn. Khi bộ lọc sạch sẽ, nó sẽ trả lại bầu không khí trong lành không có nấm mốc và vi khuẩn. Ngoài ra, bảo dưỡng còn giúp nâng cao tuổi thọ và chất lượng của sản phẩm.

Vì sao nằm điều hoà bị nghẹt mũi? Cách cải thiện? 2 Bảo dưỡng điều hoà giúp không khí trong lành vừa duy trì tuổi thọ máy

Uống nhiều nước mỗi ngày

Đây là một cách dễ dàng thực hiện và cũng rất có lợi cho sức khỏe. Nên uống đủ nước mỗi ngày để cơ thể khỏe mạnh và làn da mềm mại, không bị khô, không bị nghẹt mũi, khô họng khi nằm điều hòa. Bên cạnh đó bạn có thể bổ sung nước bằng nước ép trái cây hoặc trái cây giàu vitamin C như cam, ổi, bưởi, quýt,... Hạn chế uống nước ngọt và cà phê vì những thứ này khiến cơ thể mất nhiều nước hơn.

Tắm bằng nước ấm

Đây là giải pháp giúp mũi bạn dịu nhẹ, tránh bị tổn thương nhiều hơn. Bên cạnh đó, tắm hoặc xông hơi bằng nước ấm cũng rất tốt cho việc tuần hoàn máu, lưu thông khí, hạn chế nghẹt mũi.

Thông gió cho phòng điều hoà

Để không bị nghẹt mũi khi ở phòng điều hoà, nên thông gió cho phòng kín ít nhất 1 - 2 lần trong ngày bằng cách mở cửa trước, cửa sổ hoặc dùng quạt để thổi không khí ra khỏi phòng.

Không nên nằm điều hoà quá lâu

Nằm điều hòa quá lâu không những khiến cơ thể mất nước mà còn khiến bạn mệt mỏi hơn. Không khí trong phòng điều hòa độc hại gấp 2 - 5 lần không khí tự nhiên ngoài trời.

Dùng xịt mũi

Sử dụng dung dịch xịt mũi có chứa muối biển và khoáng chất cho niêm mạc mũi sẽ giúp giữ ẩm và làm thông mũi. Để đạt hiệu quả cao nên chọn sản phẩm ở dạng phun sương để không gây đau rát hay kích ứng niêm mạc mũi. Dung dịch dưỡng ẩm ngăn mũi bị khô, giảm nghẹt mũi hiệu quả. Nếu ngủ máy lạnh bị ngạt mũi, bạn có thể xịt mũi trước khi ngủ và xịt lại sau khi ngủ dậy để tránh tình trạng này. Vì dung dịch vệ sinh mũi có chứa nước muối và khoáng chất an toàn nên có thể dùng cho người già, trẻ em và cả phụ nữ có thai.

Vì sao nằm điều hoà bị nghẹt mũi? Cách cải thiện? 3 Xịt mũi giúp giữ ẩm, thông mũi là cách cải thiện triệu chứng nằm điều hoà bị nghẹt mũi

Ngoài những biện pháp hạn chế nghẹt mũi khi nằm phòng điều hoà ở trên bạn cũng nên lưu ý một số điều như:

  • Không để điều hòa hướng thẳng vào người.
  • Nên chọn điều hoà có bộ lọc không khí.
  • Để tránh khô da khi nằm điều hoà cần bổ sung nhiều vitamin cho cơ thể.
  • Để nhiệt độ điều hoà ổn định không suốt thời gian sử dụng.

Trên đây là các biện pháp giúp ích cho bạn khi nằm điều hoà bị nghẹt mũi, đau họng. Hy vọng những thông tin giúp bạn có thêm kiến thức phòng ngừa, bảo vệ sức khoẻ.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm