Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Sốc nhiệt điều hòa - Nguyên nhận và cách phòng chống?

Ngày 24/04/2020
Kích thước chữ

Thời tiết nắng nóng ngày hè thay đổi vô cùng thất thường, hầu hết mọi người đều có thói quen sử dụng điều hòa nên nhiều người dễ bị sốc nhiệt. Tình trạng này nếu không xử lý kịp thời có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe.

Vậy những nguyên nhân nào gây sốc nhiệt và cách hạn chế tình trạng này?

Nguyên nhân gây sốc nhiệt điều hòa

Sốc nhiệt là tình trạng nhiệt độ cơ thể thay đổi quá nhanh, từ nóng sang lạnh và từ lạnh sang nóng khiến thân nhiệt bên trong chưa kịp thích nghi. Gây ra tình trạng da nóng, khô nhanh, đỏ mặt, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, hoa mắt, tức ngực,… nghiêm trọng hơn là dẫn đến tử vong.

Nguyên nhân chủ yếu của sốc nhiệt là bạn đang bên ngoài trời nắng nóng đột ngột vào phòng lạnh, từ trong nhà bước ra ngoài, tấm xong đã vội vàng bước vào phòng lạnh,… hoặc việc bạn bước lên xuống xe ô tô khi nhiệt độ ngoài trời chênh lệch quá lớn so với điều hòa mở.

Theo các chuyên gia, nhiệt độ ở những nơi có máy điều hòa như văn phòng hay trên ô tô chỉ nên chênh lệch với nhiệt độ bên ngoài từ 7 - 8 độ. Tuy nhiên, thật khó để làm điều đó.

Bởi trung bình, nhiệt độ trong phòng hay ô tô sử dụng máy điều hòa từ 22 - 25 độ, trong đó khi nhiệt độ bên ngoài kết hợp với bức xạ nhiệt đỉnh điểm lên đến 42 độ vào mùa hè. Tức là chênh đến 15 - 20 độ so với nhiệt độ bên ngoài hiện nay.

Sự chênh lệch nhiệt độ quá lớn như vậy gây ra gánh nặng rất lớn cho trung tâm điều hòa thân nhiệt của cơ thể khi nhiệt độ cứ nóng lạnh liên tục như thế và dễ gây ra những triệu chứng như chóng mặt, đau đầu, hoa mắt, mặt ửng đỏ, nhịp tim nhanh gọi là sốc nhiệt điều hòa.

Sốc nhiệt điều hòa - Nguyên nhận và cách phòng chống? 1Chênh lệch nhiệt độ từ phòng điều hòa và môi trường ngoài có thể gây sốc nhiệt

Người bị nhẹ thì choáng váng, đâu đầu, buồn nôn, cảm lạnh, nghẹt mũi, viêm họng nặng hơn thì xuất hiện ảo giác, sốt cao, tim đập nhanh, huyết áp hạ... Nghiêm trọng nhất là người bị sốc nhiệt có thể bị ngộp thở, đột quỵ ngây nguy hiểm đến tính mạng.

Biến chứng do sốc nhiệt

Tình trạng này có thể dẫn tới một số biến chứng trong quá trình hồi sức và nằm viện sau đó. Các biến chứng này có thể là kết quả trực tiếp của các tổn thương liên quan đến nhiệt hoặc bệnh kèm theo, ví dụ rối loạn nước và điện giải hoặc đáp ứng viêm toàn thân kéo dài.

  • Rối loạn điện giải và chuyển hoá (ví dụ: tăng hoặc giảm kali máu, tăng hoặc giảm natri máu, hạ đường máu, hạ phospho máu, hạ magie máu và hạ canxi máu).
  • Co giật (có thể thứ phát sau rối loạn điện giải và cần phải điều chỉnh, hạ đường huyết, tổn thương não, áp lực tưới máu não không thích hợp, hoặc nguyên nhân khác). Vì vậy, trong khi đang tìm nguyên nhân, cần bắt đầu điều trị ngay bằng thuốc an thần.
  • Mê sảng kích thích (thường thoáng qua và là hậu quả của tăng thân nhiệt, nhưng có thể thứ phát do hạ đường máu, áp lực tưới máu não không thích hợp, tổn thương não, hoặc nguyên nhân khác). Có thể điều trị bằng thuốc an thần tác dụng ngắn.
  • Suy hô hấp, hội chứng suy hô hấp cấp.
  • Tiêu cơ vân.
  • Tổn thương thận cấp (thường đi kèm với tiêu cơ vân). Cần xem xét lọc thận càng sớm càng tốt nếu thấy nguy cơ.
  • Tổn thương gan.
  • Đông máu nội mạch rải rác (DIC).
  • Xuất huyết tiêu hoá và tổn thương ruột do thiếu máu.
  • Tổn thương cơ tim, rối loạn nhịp tim (nhìn chung hồi phục nếu nhanh chóng làm mát, bù dịch và điều chỉnh rối loạn điện giải).
Sốc nhiệt điều hòa - Nguyên nhận và cách phòng chống? 2Biến chứng sốc nhiệt điều hòa có thể gây ra như hạ đường huyết, thậm chí là rối loạn điện giải

Phòng ngừa tình trạng sốc nhiệt điều hòa

Không nên để nhiệt độ trong phòng quá chênh lệch với bên ngoài

Bạn nên để nhiệt độ bên trong phòng điều hòa chỉ nên chênh lệch khoảng 7 độ. Chẳng hạn, ngoài trời đang 32 độ C thì, bạn chỉ nên để nhiệt độ khoảng 25 độ C.

Không nên ngồi trong phòng máy lạnh trong nhiều giờ

Thời tiết nắng nóng thì việc ở lì trong phòng có điều hòa quả là thiên đường, nhưng bạn không nên ở trong phòng máy lạnh quá 8 tiếng.

Đồng thời, bạn nên để một chậu nước bên trong phòng để luôn tạo đủ độ ẩm cho da, giúp da luôn mịn, không bị khô da.

Sốc nhiệt điều hòa - Nguyên nhận và cách phòng chống? 3Bạn không nên ngồi trong phòng điều hòa quá lâu và nên để chậu nước trong phòng điều hòa

Nên bật quạt thông gió khi sử dụng điều hòa nhiệt độ

Nếu phòng lạnh không có lỗ thông gió, quạt thông khí thì bầu không khí lạnh trong phòng rất dễ bị nhiễm khuẩn, tích tụ nhiều CO2 nếu không khí trong phòng không được làm mới. Do đó, bạn nên mở cửa để lấy một bầu không khí mới từ bên ngoài từ 1 đến 2 tiếng một lần hoặc bạn có thể lắp quạt thông gió cho căn phòng để vừa có không khí tươi mới vào phòng và vừa không phải mở cửa phòng mỗi.

Không nên vào phòng lạnh ngay khi đi nắng về

Sau khi ở ngoài đường nắng nóng dễ bị say nắng hoặc mới tập luyện thể thao, bạn nên ở phòng ngoài nhiệt độ bình thường một thời gian để cơ thể hạ nhiệt bớt trước khi vô phòng lạnh.

Vì nếu bước vào phòng lạnh đột ngột, cơ thể chưa kịp thích nghi sẽ rất dễ bị cảm lạnh. Không chỉ vậy, khi đi nắng hay tập thể thao thì mạch máu sẽ giãn ra, vì vậy, nếu vào phòng lạnh ngay thì rất dễ khiến các mạch máu co lại đột ngột và người có thể trạng yếu có thể bị đột quỵ.

Do đó, bạn nên ở ngoài một lúc chờ mồ hôi khô và nhiệt độ cơ thể bình ổn lại rồi mới bước vào phòng điều hòa để tránh tình trạng bị sốc nhiệt đột ngột.

Thanh Hoa

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin
Chủ đề:Mùa hè