Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Có phải bạn nghĩ rằng bị ho thuộc vấn đề về hô hấp? Thực chất đây còn là dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày nữa đấy! Chính vì thế, những mẹo chữa trào ngược dạ dày gây ho cũng được nhiều người bệnh truyền tai nhau. Tuy nhiên, trị như thế nào mới đem lại hiểu quả và an toàn? Bạn hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!
Bệnh trào ngược dạ dày gây nên các cơn ho dai dẳng, kéo dài là một tình trạng không hề hiếm gặp. Mối quan hệ giữa trào ngược dạ dày và ho như thế nào? Triệu chứng của bệnh xảy ra thế nào và làm cách nào để điều trị an toàn? Nhà Thuốc Long Châu sẽ bật mí cho bạn các mẹo chữa trào ngược dạ dày gây ho lành tính nhưng mang đến hiệu quả cao.
Tên tiếng anh của bệnh trào ngược dạ dày là Gastroesophageal reflux disease. Đây là bệnh lý về rối loạn tiêu hóa với xuất phát từ cơ thắt thực quản dưới. Khi cơ thắt thực quản yếu đi hay diễn ra tình trạng co giãn không phù hợp sẽ thúc đẩy dịch dạ dày trào ngược lên thực quản gây trào ngược dạ dày.
Bệnh nhân bị trào ngược dạ dày sẽ xuất hiện một số biểu hiện ở khoang miệng, vùng họng, đường hô hấp và đường tiêu hóa. Các triệu chứng đó có thể là cảm giác vùng ngực nóng rát, ợ nóng hay ợ chua sau khi ăn. Vào ban đêm, những biểu hiện này có thể trở nên nặng hơn.
Đôi khi, người bị trào ngược dạ dày cũng thấy đau ngực, khó nuốt, ho, viêm thanh quản, viêm họng. Dấu hiệu bệnh sẽ ngày càng nặng hơn khiến bệnh nhân bị rối loạn giấc ngủ. Nhiều bệnh nhân bị khó tiêu, ợ nóng do axit của trào ngược dạ dày. Hầu hết các trường hợp có thể cải thiện tình trạng này thông qua khẩu phần ăn uống và thay đổi thói quen sinh hoạt lành mạnh. Mặc dù vậy, vẫn có trường hợp cần dùng thuốc lâu dài hoặc can thiệp y tế để cải thiện sức khỏe.
Bị ho kéo dài do trào ngược dạ dày không phải là một triệu chứng điển hình. Mặc dù vậy, có từ 25% đến 40 % trường hợp người bị ho mãn tính có liên quan đến chứng bệnh này. Ho là một phản xạ bình thường của cơ thể để bảo vệ khỏi tác nhân xấu gây hại cho sức khỏe. Nguyên nhân của tình trạng ho lâu ngày do trào ngược dạ dày được giải thích thông qua 2 cơ chế sau:
Trào ngược dạ dày gây ho không phải là một trường hợp hiếm gặp. Một số đặc điểm của tình trạng này có thể kể đến là:
Ho gây nên sự khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Hiện nay, xu hướng chữa bệnh bằng các nguyên liệu từ thiên nhiên đang rất được hoan nghênh. Vậy nên, không ít người tìm kiếm mẹo chữa trào ngược dạ dày gây ho hiệu quả, lành tính, không gây tác dụng phụ. Bạn hãy tham khảo phần tiếp theo để bỏ túi một số bí quyết điều trị bệnh an toàn nhé!
Ho có đờm do trào ngược dạ dày khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, đau đớn và đôi khi mệt mỏi. Những biện pháp chữa trị có nguồn gốc tự nhiên dưới đây có công dụng giảm ho, tiêu đờm, giảm vướng víu cổ họng mà ai cũng có thể áp dụng.
Một số phương pháp chữa ho do trào ngược dạ dày được nhiều người áp dụng cho hiệu quả cao là:
Các mẹo chữa trào ngược dạ dày gây ho theo phương pháp dân gian thường chỉ có tác dụng làm giảm tình trạng ho tạm thời. Bạn cần điều trị đúng cách để không làm bệnh tái đi tái lại. Khi bị ho dù là nguyên nhân gì, bạn cũng cần được bác sĩ chuyên khoa thăm khám để xác định nguyên nhân chính xác. Bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn dùng thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản phù hợp, chẳng hạn như:
Xem thêm: Một số loại thuốc trị cảm cúm và ho có mặt tại Nhà thuốc Long Châu
Ngoài các loại thuốc điều trị trào ngược dạ dày thì chế độ ăn uống và lối sống sinh hoạt lành mạnh cũng là yếu tố hết sức quan trọng. Chúng sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ tái phát bệnh và giảm cơn ho.
Những điều bệnh nhân nên lưu ý để giúp cải thiện chứng trào ngược dạ dày:
Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn biết thêm nhiều mẹo chữa trào ngược dạ dày gây ho hiệu quả cao. Vì những biện pháp trên khá an toàn, lành tính và chủ yếu là tận dụng nguồn nguyên liệu tự nhiên nên bạn cần kiên trì sử dụng thì mới thấy được tác dụng của nó. Nếu sau một thời gian dài liên tục áp dụng mà những cơn ho vẫn không thuyên giảm thì bạn hãy đi khám để xác định nguyên nhân và được hướng dẫn điều trị đúng cách nhé!
Xem thêm: Trẻ ho dị ứng thời tiết có dấu hiệu gì? Nên cho trẻ uống thuốc gì?
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.