Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Có nhiều căn bệnh liên quan đến hệ hô hấp khá nguy hiểm mà bệnh nhân không nên chủ quan. Trong số đó, viêm amidan đáy lưỡi thường bị nhầm lẫn thành viêm amidan thông thường và không được chú trọng điều trị. Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn hiểu đúng về bệnh viêm amidan lưỡi.
Viêm amidan lưỡi là tình trạng sưng viêm, tấy đỏ khu vực amidan phần đáy lưỡi do bị vi khuẩn, virus hoặc thời tiết thay đổi gây nên. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng lớn cho sức khỏe. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ kiến thức về nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp điều trị bệnh viêm amidan đáy lưỡi.
Amidan lưỡi là tên gọi của một tổ chức Lympho nằm ở đáy lưỡi sau V lưỡi thuộc hệ thống Lympho đường thở. Vai trò của nó vô cùng quan trọng đối với hệ miễn dịch, giúp cho cơ thể tránh các tác nhân gây bệnh.
Bệnh viêm amidan đáy lưỡi là tình trạng vi khuẩn hoặc virus xâm nhập khiến vùng lưỡi viêm nhiễm, rát, đau nhức. Bệnh nhân sẽ khó chịu và đối mặt với nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.
Một số biểu hiện khi bị viêm amidan vùng đáy lưỡi bao gồm:
Tình trạng viêm lây lan sang các vùng khác như phế quản, thanh quản, khí quản nhanh chóng gây nên viêm thanh - phế - khí quản. Người bệnh sẽ gặp các triệu chứng như ho, ho có đờm, sốt, khàn tiếng, đau tức ngực, tăng tiết dịch nhầy, cơ thể khó chịu.
Tác nhân gây viêm cho amidan đáy lưỡi bao gồm:
Sở dĩ có sự tấn công của các vi sinh vật gây bệnh này là do:
Amidan nằm ở vị trí gần đáy lưỡi và gần họng nên bệnh viêm amidan đáy lưỡi thường dẫn đến viêm họng. Bên cạnh đó, tình trạng này cũng có thể gây biến chứng ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác như:
Để phòng ngừa những biến chứng xấu nhất có thể xảy ra, bệnh nhân hãy tiếp nhận điều trị và tuân thủ ý kiến của bác sĩ khi được chẩn đoán bị viêm amidan đáy lưỡi.
Tùy thuộc vào nguyên nhân và biểu hiện của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp và phác đồ điều trị khác nhau. Trong trường hợp bệnh nhân mới mắc một lần thì có thể áp dụng biện pháp điều trị nội khoa. Ngược lại, nếu mắc bệnh nặng hơn, người bệnh bị nhiễm nhiều lần trong năm thì cần phải tiếp nhận điều trị ngoại khoa.
Phương pháp điều trị nội khoa được áp dụng để điều trị bệnh viêm amidan cấp tính, khi bệnh nhân mới mắc bệnh viêm amidan đáy lưỡi. Bác sĩ sẽ dựa vào triệu chứng, dấu hiệu bệnh để chỉ định các loại thuốc khác nhau như thuốc chống viêm, thuốc giảm đau, thuốc chống phù nề, thuốc hạ sốt. Trường hợp bị ho có đờm, người bệnh cần dùng thuốc chống viêm, thuốc long đờm.
Viêm amidan lưỡi do nhiễm khuẩn sẽ được điều trị với thuốc kháng sinh đường uống. Bệnh nhân có thể dùng kết hợp với thuốc bôi hoặc thuốc ngậm tại vùng bị bệnh. Trường hợp bị viêm do nấm thì bạn cần uống các loại thuốc kháng nấm.
Song song với việc áp dụng điều trị nội khoa thì người bệnh nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn, uống 2 lít nước lọc mỗi ngày, xây dựng khẩu phần ăn bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng. Người nhà hãy chế biến thức ăn dạng mềm để bệnh nhân dễ nuốt, chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày. Việc dùng nước muối để súc miệng hàng ngày có tác dụng làm dịu cơn đau, sát trùng vết thương, ngăn ngừa nhiễm trùng vùng tai - mũi - họng.
Bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị ngoại khoa đối với những bệnh nhân đã tái phát bệnh từ 5 - 6 lần trong năm, có chứng ngưng thở trong lúc ngủ, khó thở, amidan đáy lưỡi sưng to mà việc điều trị nội khoa không khỏi, bệnh biến chứng lây lan sang các cơ quan khác.
Dựa vào tình trạng viêm, người bệnh sẽ được bác sĩ xem xét phương pháp phẫu thuật phù hợp, chẳng hạn như:
Bệnh nhân điều trị bệnh bằng phương pháp phẫu thuật thì cần chăm sóc cẩn thận. Trong 2 tuần, bạn hãy duy trì chế độ ăn thực phẩm mềm như bún, cháo, súp, sữa… Đến khi họng bớt đau hơn, bệnh nhân mới có thể chuyển sang ăn cơm nhão. Thêm vào đó, bạn không nên nói to, la hét, lao động nặng, vận động mạnh, tập thể dục thể thao mạnh…
Bệnh nhân bị viêm amidan đáy lưỡi có thể được điều trị khỏi hoàn toàn. Để ngăn ngừa bệnh tái phát, bạn hãy tăng cường sức đề kháng bằng khẩu phần ăn uống đầy đủ, vệ sinh khoang miệng, hầu họng cẩn thận, giữ ấm vùng cổ khi thời tiết thay đổi. Nếu bệnh tiến triển nặng hơn, bạn hãy thông báo cho bác sĩ nhanh chóng để được xử lý kịp thời nhé!
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.