Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Viêm gan A có chữa được không? Biến chứng và cách phòng ngừa bệnh viêm gan A

Ngày 20/05/2024
Kích thước chữ

Hiện nay, nhiều người lo lắng về tình trạng viêm gan A và muốn biết liệu viêm gan A có chữa được không? Viêm gan A là một bệnh nhiễm trùng do virus có thể gây viêm gan cấp tính. Bệnh có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng nếu không điều trị kịp thời. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp điều trị viêm gan A, cũng như những biến chứng tiềm ẩn và cách phòng ngừa hiệu quả.

Viêm gan A là một bệnh nhiễm trùng gan rất dễ lây lan do virus viêm gan A gây ra. Virus này là một trong một số loại virus gây viêm gan và ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của gan. Nếu không điều trị bệnh kịp thời thì có thể gây biến chứng rất nặng đến người bệnh. Vậy viêm gan A có chữa được không?

Nguyên nhân gây viêm gan a

Virus viêm gan A (HAV) là nguyên nhân truyền nhiễm phổ biến của bệnh viêm gan cấp tính trên toàn thế giới. HAV lây truyền phổ biến nhất qua đường miệng - phân do tiếp xúc với thực phẩm, nước uống bị ô nhiễm hoặc tiếp xúc gần gũi với người nhiễm bệnh. Dưới đây là một số nguyên nhân gây nhiễm virus viêm gan a:

  • Ăn trái cây, rau hoặc các thực phẩm khác do người nhiễm virus xử lý hoặc chuẩn bị;
  • Ăn động vật có vỏ sống được thu hoạch từ vùng nước có virus sinh sống;
  • Nguồn nước bị ô nhiễm;
  • Quan hệ tình dục với người nhiễm virus viêm gan a;
  • Chạm vào miệng sau khi chạm vào vật bị ô nhiễm.
Viêm gan A có chữa được không? Biến chứng và cách phòng ngừa bệnh viêm gan A 1
Nguồn nước bị nhiễm virus viêm gan A

HAV không gây ra bệnh gan mãn tính không giống như viêm gan B hoặc C. Các triệu chứng điển hình của viêm gan A bao gồm vàng da, nước tiểu đậm, buồn nôn, đau bụng, mệt mỏi, khó chịu, chán ăn và sốt. Vậy liệu rằng viêm gan A có chữa được không và phòng tránh như thế nào là hợp lý?

Viêm gan A có chữa được không?

Viêm gan A có chữa được không đang là câu hỏi của nhiều người bệnh. Hiện nay, chưa có cách điều trị cụ thể đối với bệnh viêm gan a. Tuy nhiên, không giống như các loại viêm gan khác thì viêm gan A hiếm khi gây nguy hiểm bởi chúng có thể phục hồi hoàn toàn khỏi các triệu chứng trong vài tuần hoặc vài tháng. Do vậy, khuyến cáo tốt nhất để đảm bảo phục hồi và phòng tránh được biến chứng do viêm gan A bạn nên nghỉ ngơi, kiểm soát triệu chứng và tránh sử dụng chất kích thích gây hại cho gan. Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn phục hồi bệnh an toàn và nhanh chóng:

  • Uống nước: Nước rất tốt cho cả quá trình hydrat hóa và dinh dưỡng, đặc biệt là khi bạn cảm thấy buồn nôn. Sinh tố là một cách khác để bổ sung lượng calo lành mạnh bằng quá trình hydrat hóa.
  • Nghỉ ngơi: Hãy nằm trên giường ít nhất cho đến khi cơn sốt và bệnh vàng da của bạn giảm bớt. Sau đó, bạn có thể trở lại làm việc hoặc đi học nếu các triệu chứng của bạn bắt đầu ít nhất một tuần.
  • Tránh các chất gây hại cho gan: Hãy ngừng uống rượu, hút thuốc, ma túy và thuốc nếu có thể.
  • Bổ sung đủ chất dinh dưỡng: Mất cảm giác ngon miệng là phổ biến khi bị viêm gan A. Để đảm bảo nhận đủ chất dinh dưỡng, bạn có thể cần chọn thực phẩm chứa nhiều calo và dễ tiêu thụ. Bạn thậm chí có thể thử uống nước ép trái cây thay vì nước lọc.
Viêm gan A có chữa được không? Biến chứng và cách phòng ngừa bệnh viêm gan A 2
Viêm gan A có chữa được không?

Do vậy, trong thời gian kiểm soát bệnh bạn nên thực hiện các nguyên tắc để giảm nguy cơ lan truyền cho những người xung quanh như không quan hệ tình dục, vệ sinh cá nhân sạch sẽ.

Biến chứng bệnh viêm gan a

Viêm gan A có chữa được không đã được trả lời, nhưng liệu rằng người bệnh có bị biến chứng nào khi mắc viêm gan A không? Không giống như các loại viêm gan virus khác, viêm gan A không gây tổn thương gan lâu dài và không trở thành bệnh nhiễm trùng mãn tính. Trong một số ít trường hợp, viêm gan A có thể gây mất chức năng gan, đặc biệt ở người lớn tuổi hoặc người mắc bệnh gan mãn tính. Dưới đây là một số biến chứng thường gặp ở người bệnh viêm gan A, đặc biệt ở đối tượng trên 50 tuổi:

  • Viêm gan ứ mật: Xảy ra ở khoảng 5%, tức là mật trong gan của bạn bị tắc nghẽn trên đường đến túi mật. Nó có thể gây ra những thay đổi trong máu của bạn và dẫn đến sốt vàng da và giảm cân.
  • Viêm gan tái phát: Phổ biến hơn ở người lớn tuổi, các triệu chứng viêm gan như vàng da tái phát định kỳ nhưng không mãn tính.
  • Viêm gan tự miễn: Điều này khiến cơ thể bạn tấn công gan. Nếu không được điều trị, nó có thể dẫn đến bệnh gan mãn tính, xơ gan và cuối cùng là suy gan.
  • Suy gan: Điều này xảy ra với tỷ lệ dưới 1% và thường ảnh hưởng đến đối tượng lớn tuổi đã mắc bệnh gan khác hay hệ miễn dịch bị suy yếu.
Viêm gan A có chữa được không? Biến chứng và cách phòng ngừa bệnh viêm gan A 3
Viêm gan tái phát thường xảy ra ở người cao tuổi

Suy gan cấp tính cần phải nằm viện để theo dõi và điều trị. Một số người bị suy gan cấp tính có thể cần ghép gan.

Biện pháp phòng ngừa

Để hạn chế lây lan virus viêm gan A cho người xung quanh, người bệnh cần chú ý thực hiện các biện pháp phòng ngừa trong sinh hoạt hàng ngày. Để phòng ngừa viêm gan A hiệu quả, WHO khuyến cáo cải thiện lối sống vệ sinh, an toàn thực phẩm và tiêm chủng. Tại Hoa Kỳ, vaccine Havrix, Vaqta hoặc vaccine Twinrix (kết hợp với viêm gan B) được khuyến nghị cho trẻ em từ 12 tháng tuổi, người đi du lịch đến vùng dịch, người đồng tính nam, người sử dụng ma túy, người có nguy cơ bệnh nghề nghiệp, người bị rối loạn yếu tố đông máu hoặc bệnh gan mãn tính. Liều tiêu chuẩn là hai mũi tiêm cách nhau 6 - 12 tháng.

Viêm gan A có chữa được không? Biến chứng và cách phòng ngừa bệnh viêm gan A 4
Tiêm vaccine là cách phòng ngừa tốt nhất viêm gan A

Trước đây, globulin miễn dịch là phương pháp dự phòng sau phơi nhiễm. Tuy nhiên, CDC khuyến nghị sử dụng vaccine thay thế cho những người khỏe mạnh từ 1 đến 40 tuổi. Người từ 41 tuổi trở lên, trẻ em dưới 12 tháng tuổi, người mắc bệnh gan mãn tính và người suy giảm miễn dịch nên được tiêm globulin miễn dịch.

Viêm gan A có chữa được không đã được giải đáp. Viêm gan A là một bệnh có thể phòng ngừa được thông qua tiêm chủng và thực hành vệ sinh tốt. Mặc dù phần lớn các trường hợp viêm gan A tự khỏi mà không cần điều trị đặc hiệu, nhưng vẫn có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt ở những người có hệ miễn dịch yếu hoặc mắc bệnh mãn tính. Do đó, việc tiêm phòng là biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ bản thân và cộng đồng khỏi viêm gan A. Hãy chủ động tiêm phòng và thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe của bạn và những người xung quanh.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin