Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Viêm họng mủ là bệnh lý như thế nào?

Ngày 13/04/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Bệnh viêm họng lâu ngày không chữa trị có thể gây ra tình trạng viêm họng mủ. Cụ thể, viêm họng mủ là gì? Nên làm gì nếu như cơ thể trẻ bị viêm họng mủ?

Có rất nhiều các bậc phụ huynh thắc mắc không biết bệnh viêm họng mủ là gì. Thực chất, đây là một loại bệnh về đường hô hấp rất nghiêm trọng ở trẻ em. Để biết thêm một số thông tin bổ ích có liên quan tới loại bệnh này, mời bạn đọc hãy theo dõi kỹ bài viết dưới đây.

Viêm họng mủ là gì? Tổng quan về bệnh viêm họng mủ

Gần giống với bệnh viêm họng, viêm họng mủ cũng là một bệnh lý về đường hô hấp rất thường gặp. Viêm họng mủ xảy ra khi các vi khuẩn, virus tấn công làm cho lympho bị tổn thương, mất đi khả năng chống lại vi khuẩn xâm nhập. Viêm họng mủ thường xuất hiện sau thời gian người bệnh bị viêm họng mà không khỏi. Các vi khuẩn sẽ phát triển mạnh mẽ và tấn công vào ổ viêm tạo nên dịch mủ trắng trong khoang họng. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng đối tượng thường gặp nhất là trẻ em.

Khi mắc bệnh viêm họng mủ, người bệnh sẽ xuất hiện một số triệu chứng như:

  • Xuất hiện các nốt mủ trắng bám xung quanh thành họng, lâu ngày có thể xuất hiện mủ xanh. Khi ho, khạc đờm mủ có thể theo ra ngoài.
  • Người bệnh ho có đờm hoặc ho không đờm, ho nhiều vào ban đêm.
  • Sốt nhẹ hoặc sốt cao từng đợt.
  • Đau, rát họng ngay cả khi uống nước, nuốt nước bọt, nuốt thức ăn.
  • Ngứa họng, có cảm giác vướng, khó chịu do các hạt chứa mủ xuất hiện làm cho lớp niêm mạc họng bị kích thích.
  • Miệng có mùi hôi khó chịu.

Ở trẻ em, bệnh còn có thể gây ra một số biểu hiện như:

  • Quấy khóc đêm, khó chịu.
  • Khi ngủ thở bằng miệng, thở khò khè.
  • Bỏ ăn, bỏ bú.

Bệnh viêm họng lâu ngày không được điều trị có thể dẫn tới tình trạng viêm họng mủ. Do đó, khi nhận thấy bất cứ dấu hiệu nào bất thường, khó chịu trong cơ thể người bệnh đều nên đi thăm khám và điều trị kịp thời. Tránh để bệnh tình chuyển biến nặng, gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể.

Viêm họng mủ là bệnh lý như thế nào? Bố mẹ nên làm gì khi trẻ bị viêm họng mủ?1
Viêm họng mủ là bệnh lý đường hô hấp khá nghiêm trọng

Nguyên nhân gây viêm họng mủ

Nguyên nhân chính gây nên tình trạng viêm họng mủ là do viêm cầu khuẩn Streptococcus pyogenes xâm nhập và tấn công vào niêm mạc họng gây ra sự nhiễm trùng. Các vi khuẩn sẽ trú ngụ và sinh sôi tại cổ họng, gây ra viêm mủ. Ngoài ra, có rất nhiều các nguyên nhân khác cũng gây nên tình trạng viêm họng mủ như:

  • Vệ sinh răng miệng không đúng cách, không sạch sẽ khiến cho vi khuẩn tích tụ, lâu ngày gây ra viêm họng mủ.
  • Có chế độ ăn uống thiếu khoa học, hay ăn đồ ăn cay nóng, đồ cứng khiến cho cổ họng bị tổn thương.
  • Tiếp xúc với môi trường sống bị ô nhiễm, nhiều khói bụi, khí thải gây viêm.
  • Yếu tố cơ địa, người dễ bị dị ứng, người có hệ miễn dịch kém, cơ thể dễ bị kích ứng với phấn hoa, thời tiết, đồ ăn.
  • Môi trường sống quá ẩm thấp, gió quạt, gió điều hòa thổi vào mặt.
  • Bị viêm họng cấp nhưng không được điều trị đúng cách, triệt để.
  • Cổ họng bị khô do thời tiết, thở bằng miệng lâu ngày.

Viêm họng mủ có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau và nếu không được điều trị đúng cách, bệnh sẽ gây ra những biến chứng đặc biệt nguy hiểm cho cơ thể như nhiễm trùng lan tỏa, áp xe thành họng, viêm phổi, viêm cầu thận, nhiễm trùng máu, ung thư vòm họng,...

Viêm họng mủ là bệnh lý như thế nào? Bố mẹ nên làm gì khi trẻ bị viêm họng mủ?2
Viêm họng mủ có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng

Nên làm gì nếu trẻ bị viêm họng mủ?

Nếu nghi ngờ trẻ bị mắc viêm họng mủ, ngoài việc đưa trẻ đi thăm khám để được các bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh lý thì bố mẹ cũng nên chú ý thực hiện một số điều như sau:

  • Tuân thủ theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý mua thuốc về điều trị cho con.
  • Thực hiện vệ sinh tai, mũi, họng cho trẻ mỗi ngày. Có thể sử dụng các dụng cụ vệ sinh mũi, cổ họng, tai nếu như thấy dịch xuất hiện quá nhiều và đặc. Sau khi vệ sinh cho trẻ nên rửa thật sạch dụng cụ vệ sinh và vứt các loại giấy vệ sinh đã qua sử dụng.
  • Uống thuốc kháng sinh theo đúng đơn, đúng liều chỉ định của bác sĩ.
  • Hạ sốt cho trẻ nếu như trẻ bị sốt, nếu trẻ sốt quá cao và không có dấu hiệu thuyên giảm, nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế.
  • Giảm đau họng cho trẻ bằng cách cho trẻ uống nước ấm, các loại nước trái cây.
  • Chế biến khẩu phần ăn cho trẻ thật đầy đủ dinh dưỡng.

Bố mẹ nên sớm đưa trẻ đi thăm khám khi nhận thấy cơ thể trẻ xuất hiện những biểu hiện đầu tiên. Ngoài ra, hãy tăng cường sức đề kháng, giữ ấm cho trẻ, đeo khẩu trang và giữ gìn vệ sinh tai mũi họng để phòng bệnh viêm họng mủ cũng như các bệnh tai mũi họng khác cho trẻ.

Viêm họng mủ là bệnh lý như thế nào? Bố mẹ nên làm gì khi trẻ bị viêm họng mủ?3
Chăm sóc trẻ cẩn thận theo chỉ dẫn của bác sĩ nếu trẻ bị viêm họng mủ

Viêm họng không phải là bệnh lý quá phức tạp và có thể dễ dàng điều trị, thế nhưng nếu không điều trị đúng cách và triệt để. Viêm họng rất dễ gây viêm họng mủ khiến cho sức khỏe người bệnh bị ảnh hưởng. Mong rằng những thông tin được cung cấp trong bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc trong việc phòng ngừa viêm họng mủ cũng như bảo vệ sức khỏe tổng thể của bản thân, con em mình. 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm