Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Viêm khớp cổ tay có dịch gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động hàng ngày của người bệnh. Nếu phát hiện và điều trị kịp thời, bạn hoàn toàn có thể khắc phục được những biến chứng nguy hiểm mà bệnh có thể gây ra.
Do đó, bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn một số cách chữa viêm khớp cổ tay có dịch mà bạn có thể áp dụng để làm thuyên giảm các triệu chứng do bệnh lý gây ra.
Viêm khớp cổ tay có dịch chính là tình trạng chất lỏng bị tích tụ ở ở trong hoặc xung quanh khớp cổ tay. Khi bị viêm khớp cổ tay, bệnh nhân sẽ xuất hiện triệu chứng co cứng và đau nhức các khớp. Bệnh được hình thành do rất nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan.
Một số mẹo chữa bệnh dưới đây có thể giúp bạn làm thuyên giảm những triệu chứng do bệnh lý gây ra.
Đây là cách giảm đau nhanh chóng và hiệu quả nhất. Biện pháp này có tác dụng kích thích và tăng cường sự lưu thông khí huyết. Nhờ vậy mà các khớp sẽ được nuôi dưỡng và đẩy nhanh tốc độ phục hồi của những tế bào sụn khớp bị tổn thương.
Theo đó, bạn chỉ cần bọc đá vào trong một chiếc khăn sạch hoặc sử dụng khăn ngâm nước ấm rồi chườm lên vùng cổ tay bị viêm. Tuy nhiên, cách làm này chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời.
Lá lốt có công dụng ôn trung, tán hàn, chỉ thống và tiêu viêm. Ngoài ra, lá lốt còn có khả năng là tan các huyết ứ và hạn chế nguy cơ bị tụ máu.
Theo đó, bạn cần chuẩn bị từ 20 đến 30g lá lốt tươi rồi đem đi rửa cùng với nước muối pha loãng. Sau đó, bạn dùng phần lá lốt này để sắc cùng với nước và duy trì uống mỗi ngày từ 2 đến 3 lần.
Ngải cứu cũng là một vị thuốc được sử dụng rất nhiều trong những bài thuốc chữa đau nhức xương khớp. Theo đó, bạn chỉ cần chuẩn bị 1 nắm rau ngải cứu tươi và 2 thìa muối. Sau khi rửa sạch ngải cứu bằng muối, bạn để cho thật ráo nước rồi vớt ra cối để giã sơ qua. Tiếp theo, bạn sao vàng ngải cứu cùng với muối rồi dùng vải để bọc hỗn hợp lên vùng khớp cổ tay có dịch. Mỗi ngày bạn nên đắp từ 1 đến 2 lần để thấy được hiệu quả cao nhất.
So với các phương pháp điều trị khác thì sử dụng các bài thuốc dân gian thường không mang đến hiệu quả cao nếu như bệnh nhân không kiên trì sử dụng bài thuốc trong thời gian dài. Do đó, nếu tình trạng bệnh lý ở mức độ nặng, bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.
Sau khi thực hiện việc thăm khám, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc Tây y như:
Do các loại thuốc Tây y có thể gây ra một số tác dụng phụ cho cơ thể nên bệnh nhân không nên sử dụng trong thời gian dài.
Trong trường hợp bệnh nhân bị viêm khớp ở mức độ trầm trọng, lượng dịch tiết ra nhiều thì bệnh nhân có thể được chỉ định thực hiện chọc hút dịch khớp. Ngoài ra, để tăng thêm hiệu quả điều trị, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc đặc hiệu hoặc sử dụng nẹp cổ tay.
Nếu như bệnh có dấu hiệu bị chuyển nặng, xuất hiện thêm nhiều biến chứng thì bạn có thể chỉ định thực hiện phẫu thuật nội soi. Có thể nói, đây là phương pháp phẫu thuật hiện đại, ít gây đau nhức và có độ chính xác cao. Tuy vậy, phương pháp này có thể để lại một số biến chứng nên bệnh nhân cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện.
Vật lý trị liệu được xem là giải pháp có khả năng giảm đau, kiểm soát triệu chứng bệnh lý và ngăn ngừa bệnh tái phát khá hiệu quả. Khi bị viêm khớp cổ tay có dịch, bệnh nhân sẽ được các bác sĩ chỉ định thực hiện các bài tập vật lý trị liệu nhằm tăng cường cơ bắp tại khu vực bị tràn dịch. Ngoài ra, để tăng thêm hiệu quả điều trị, bệnh nhân có thể kết hợp giữa điều trị nội khoa và kết hợp với chế độ ăn uống, ngủ nghỉ phù hợp để triệu chứng bệnh nhanh chóng được thuyên giảm.
Trên đây là một số cách điều trị viêm khớp cổ tay có dịch mà bệnh nhân có thể áp dụng. Hy vọng tình trạng bệnh lý của bạn sẽ nhanh chóng được thuyên giảm và cải thiện hơn nhé.
Lê Hồng
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.