Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Viêm khớp tay trái: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Ngày 26/03/2022
Kích thước chữ

Viêm khớp tay trái thường xảy ra do rất nhiều nguyên nhân. Tùy thuộc vào mức độ và tình trạng bệnh lý mà các triệu chứng ở mỗi người cũng có sự khác nhau.

Viêm khớp tay trái thường khiến cho bàn tay trở nên đau nhức và gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công việc và cuộc sống hàng ngày. Chính vì vậy, việc nhận biết đặc điểm của bệnh lý sẽ giúp chúng ta chủ động hơn trong phòng ngừa cũng như điều trị bệnh.

Nguyên nhân dẫn đến viêm khớp tay trái

Viêm khớp tay trái có thể xảy ra do một hay nhiều yếu tố, trong đó có thể kể đến như:

  • Do tình trạng nhiễm trùng: Sự nhiễm trùng cấp tại một cơ quan khác hoặc một vết thương hở bên ngoài khớp cũng có thể tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn tấn công vào trong các khớp tay và dẫn đến tình trạng sưng viêm.
  • Yếu tố di truyền: Một số gen mang mầm mống bệnh lý có thể có khả năng di truyền từ thế hệ trước sang đến đời sau. Nếu như trong gia đình có người từng bị viêm khớp tay trái thì có khả năng bạn cũng có nguy cơ mắc phải căn bệnh này.
  • Khớp bị chấn thương: Một số chấn thương thường xảy ra tại tay trái như rách sụn, bong gân đều có thể tiến triển thành chứng viêm khớp nếu như bệnh nhân không được điều trị kịp thời.
  • Khớp bàn tay bị dị tật bẩm sinh: Thông thường, căn bệnh viêm khớp tay trái có khả năng phát triển cao hơn tại những người bị dị dạng bẩm sinh tại khớp bàn tay.
Viêm khớp tay trái: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị1 Viêm khớp tay trái
  • Rối loạn chuyển hóa: Nồng độ axit uric ở trong máu có thể sẽ bị tăng cao nếu như bệnh nhân bị rối loạn chuyển hóa purin. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh gout - căn bệnh có thể gây ảnh hưởng đến nhiều khớp ở trên cơ thể, nhất là khớp tại bàn tay, bàn chân.
  • Hệ miễn dịch bị rối loạn: Một khi chức năng hoạt động bị rối loạn, hệ miễn dịch trong cơ thể sẽ tạo ra nhiều kháng thể để tấn công những mô khỏe mạnh tại bàn tay, điều này sẽ gây ra căn bệnh viêm khớp dạng thấp. Khi ấy, bạn có thể nhận thấy khớp cả hai bên bàn tay bị viêm.
  • Sự lão hóa của cơ thể: Càng cao tuổi, phần xương và mô sụn có xu hướng trở nên lão hóa và hủy hoại nhanh hơn. Khi ấy, các khớp tại bàn tay sẽ rất dễ bị tổn thương và suy yếu. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh viêm khớp tay trái.

Dấu hiệu của bệnh viêm khớp tay trái

Bệnh viêm khớp tay trái có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau. Tùy thuộc vào mức độ tổn thương và dạng viêm khớp mà bệnh nhân sẽ có mức độ nghiêm trọng khác nhau: 

  • Khớp bàn tay căng bóng, sưng to: Phản ứng viêm sẽ khiến cho những phần mềm ở xung quanh khớp bàn tay bị phù nề và tổn thương.
  • Khớp bị nóng đỏ: Vùng quanh khớp bị thương tổn không những bị sưng đỏ mà khi sờ vào còn có cảm giác nóng ấm, vùng da ở bên ngoài thì căng bóng.
  • Khớp ngón tay bị đau: Sự tổn thương viêm ở trong khớp sẽ có thể dẫn đến những cơn đau nhức âm ỉ và dữ dội rất khó chịu.
  • Cứng khớp: Chính bởi phần xương và mô sụn bị ăn mòn, tổn thương, chất nhờn bị suy giảm ở trong khớp mà các hoạt động tại khớp bàn tay cũng sẽ không được trơn tru. Khi đó, khớp sẽ bị đau nhức và cứng mỗi khi cử động.
  • Phạm vi chuyển động bị giới hạn: Những bệnh nhân bị viêm khớp tay trái sẽ gặp phải một số khó khăn nhất định khi thực hiện các hoạt động hàng ngày như mở khóa cửa, cầm đồ vật, cột dây giày…
Viêm khớp tay trái: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị2 Viêm khớp tay trái gây nên những cơn đau nhức

Cách điều trị viêm khớp tay trái

Để điều trị viêm khớp tay trái, bệnh nhân có thể áp dụng theo những cách sau:

Sử dụng thuốc Tây

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): Có mục đích giảm sưng, kháng viêm, điển hình nhất là thuốc Meloxicam, thuốc Diclofenac, thuốc Ibuprofen
  • Thuốc giảm đau: Để khắc phục những cơn đau nhức do viêm khớp tay trái gây ra, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc giảm đau Paracetamol. Mặc dù có tác dụng giảm đau nhanh nhưng bệnh nhân không nên quá lạm dụng.
  • Thuốc kháng sinh: Thường được sử dụng cho bệnh nhân bị viêm khớp tay trái do nhiễm khuẩn.
  • Thuốc làm giảm axit uric.
  • Cortisone: Có khả năng kháng viêm mạnh, thuốc thường được dùng theo đường uống hoặc tiêm trực tiếp vào các khớp.
  • Thuốc chống thoái hóa có tác dụng chậm: Glucosamin hoặc Chondroitin.
  • Thuốc ức chế miễn dịch và thuốc chống thấp khớp: Những nhóm thuốc này thường được dùng cho những người bệnh mắc chứng viêm khớp dạng thấp.
Viêm khớp tay trái: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị3 Dùng thuốc Tây chữa viêm khớp tay trái

Thực hiện vật lý trị liệu

Phương pháp vật lý trị liệu có tác dụng hỗ trợ làm giảm triệu chứng sưng đau và phục hồi sự tổn thương tại các khớp. Những biện pháp vật lý trị liệu thường được áp dụng đó là:

  • Siêu âm trị liệu: Giúp làm giảm tình trạng sưng viêm tại khớp bàn tay.
  • Bài tập vận động: Giúp cải thiện tình trạng cứng khớp, giảm nguy cơ bị teo cơ và dính khớp.
  • Nhiệt trị liệu: Sử dụng nhiệt lạnh để làm giảm tình trạng sưng đau tại khớp tay trái.

Trên đây là những thông tin quan trọng về chứng viêm khớp tay trái. Hy vọng với nguồn kiến thức quan trọng này, bạn sẽ nhận thức rõ hơn về bệnh lý để có hướng phòng ngừa cũng như điều trị phù hợp.

Lê Hồng

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin