Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Viêm khớp tay uống thuốc gì là vấn đề thắc mắc của rất nhiều người khi không may mắc phải bệnh lý này. Có thể nói rằng, việc lựa chọn loại thuốc phù hợp là yếu tố rất quan trọng nhằm giúp bệnh nhân thuyên giảm triệu chứng bệnh và cải thiện sức khỏe.
Dưới đây là một số loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất để điều trị viêm khớp tay mà bạn có thể tham khảo sử dụng.
Ibuprofen là một trong số những loại thuốc chống viêm không chứa steroid. Loại thuốc này được sử dụng rất rộng rãi cho những người bệnh gặp các bệnh lý về xương khớp.
Một số thành phần của thuốc có thể kể đến như hoạt chất ibuprofen và các thành phần phụ liệu như microcrystalline cellulose, colloidal silicon dioxide…
Công dụng của thuốc:
Tác dụng phụ: Thuốc Ibuprofen có thể gây ra những tác dụng phụ như chóng mặt, khó thở, gây mẩn ngứa, thị giác bị giảm sút, rối loạn hệ tiêu hóa…
Tramadol là loại thuốc thuộc nhóm dược giảm đau opioid. So với thuốc chống viêm không chứa steroid thì loại thuốc này thường cho tác dụng mạnh hơn nhiều.
Thành phần chính của thuốc đó chính là hoạt chất tramadol hydrochloride và một số thành phần phụ như magnesium stearate, sodium starch glycolate, cellulose…
Một số tác dụng của thuốc:
Một số tác dụng phụ của thuốc: Cơ thể mệt mỏi, uể oải, chóng mặt, da bị ngứa ngáy, buồn ngủ nhanh, nôn mửa…
Naproxen sodium là loại thuốc được sử dụng khá phổ biến trong việc điều trị các bệnh lý về xương khớp với mức độ nhẹ và vừa. Naproxen sodium nằm trong nhóm thuốc dược kháng viêm không chứa steroids. Người bệnh rất dễ tìm mua loại thuốc này mà không phải cần đến đơn của bác sĩ.
Thuốc có thành phần chính là hoạt chất naproxen sodium cùng với một số phụ liệu khác như natri croscarmellose, magnesium stearate…
Công dụng của thuốc:
Tác dụng phụ: Khi sử dụng thuốc, bệnh nhân nên thận trọng với những tác dụng phụ mà thuốc gây ra như ngứa ngáy, bí tiểu, rối loạn hệ tiêu hóa, nổi mẩn đỏ, chóng mặt…
Paracetamol là loại thuốc giảm đau được sử dụng rất phổ biến. Loại thuốc này phù hợp với những trường hợp bệnh nhân bị viêm khớp tay với mức độ nhẹ khi có khả năng tác động trực tiếp đến hệ thần kinh.
Thuốc Paracetamol có thành phần chính là hoạt chất paracetamol và một số loại phụ liệu khác như kali sorbat, tinh bột ngô, axit stearic…
Paracetamol có tác dụng chính là hạ sốt và giảm đau nhức. Theo đó, người bệnh có thể dùng thuốc với những loại bệnh như viêm đa khớp, viêm xương khớp, đau đầu, viêm răng miệng…
Paracetamol có thể gây ra những tác dụng không mong muốn trong quá trình sử dụng như nhạt miệng, có cảm giác buồn nôn, nước tiểu đậm màu, đau bao tử…
Nếu như các cơn đau viêm khớp tay có liên quan đến việc cơ bắp bị căng cứng trong quá trình lao động nặng nhọc, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc Mephenesin.
Thuốc Mephenesin có thành phần chính là hoạt chất mephenesin cùng với các phụ liệu khác như povidone, lactose.
Tác dụng của thuốc:
Trong trường hợp các triệu chứng đau nhức xương khớp không đáp ứng được với các loại thuốc chống viêm không steroids, thuốc giảm đau, bệnh nhân có thể cân nhắc sử dụng dòng thuốc Codeine. Codeine là loại thuốc thuộc nhóm opioid, thuốc có khả năng gây nghiện nếu như bệnh nhân dùng không đúng cách, đúng liều.
Thuốc Codeine có thành phần gồm hoạt chất colloidal silicon dioxide, codein sulfate, axit stearic, microcrystalline cellulose, tinh bột biến tính.
Công dụng của thuốc:
Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn như mặt mày bị xây xẩm, đau nhức đầu, buồn nôn, chóng mặt, đau tức ngực, khó thở…
Viêm khớp tay uống thuốc gì? Trên đây là gợi ý về một số loại thuốc mà bệnh nhân có thể tham khảo để lựa chọn sử dụng. Để đạt hiệu quả cao nhất và hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn, bạn hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi sử dụng thuốc nhé.
Lê Hồng
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.