Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh viêm tiểu phế quản cấp thường dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được nhận biết và điều trị sớm. Vì vậy, việc phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng sức khỏe.
Viêm tiểu phế quản cấp là bệnh lý đường hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh có thể tự khỏi nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách tại nhà. Tuy nhiên, nếu không được điều trị tốt, bệnh có thể trở nên nghiêm trọng, để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu thêm về bệnh viêm tiểu phế quản cấp là gì trong bài viết dưới đây nhé!
Tiểu phế quản là một tập hợp các cuống phổi nhỏ, kích thước nhỏ hơn 2mm, mềm vì không có sụn nâng đỡ, khi bị viêm dễ xẹp xuống hoặc hẹp lại gây tắc nghẽn đường thở gây khó thở, thở khò khè, nặng hơn là suy hô hấp.
Viêm tiểu phế quản cấp là bệnh nhiễm trùng cấp tính ở tiểu phế quản, chủ yếu do virus gây ra, thường xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi. Khởi phát với các triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp trên, sau đó là nhiễm trùng đường hô hấp dưới gây thở khò khè.
Trong một số trường hợp, viêm phế quản có thể xuất hiện các cơn co thắt gây khó thở, được gọi là viêm tiểu phế quản co thắt và thường nặng hơn so với viêm tiểu phế quản thông thường.
Tác nhân gây viêm tiểu phế quản cấp thường gặp nhất là do virus đường hô hấp như là RSV (Respiratory synchetic virus), chiếm khoảng 50 - 80% các trường hợp lây lan nên bệnh có khả năng thành dịch, đặc biệt là vào mùa lạnh hoặc mưa.
Người lớn và trẻ nhỏ cũng có thể bị nhiễm virus, nhưng các triệu chứng thường nhẹ, giống như cảm lạnh thông thường. Nhưng khi trẻ dưới 2 tuổi nhiễm bệnh có thể biểu hiện viêm tiểu phế quản cấp nặng. Ngoài ra còn có các tác nhân gây bệnh khác như virus parainfluenza, virus cúm, virus enterovirus,...
Viêm tiểu phế quản cấp thường bắt đầu trong vòng 1 - 3 ngày với các biểu hiện viêm đường hô hấp trên như nghẹt mũi, chảy nước mũi, nặng dần thì dẫn đến suy hô hấp với các biểu hiện như thở gấp, tức ngực, thở khò khè hoặc ho dữ dội.
Đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi thì có thể có biểu hiện mệt mỏi nghiêm trọng, các đợt ngưng thở tái đi tái lại nhiều lần và bắt đầu nghẹt mũi khi xuất hiện các triệu chứng điển hình.
Cần lưu ý khi phân biệt với các triệu chứng viêm phế quản, viêm phổi do vi khuẩn hoặc virus, hẹp khí quản hay tắc nghẽn đường hô hấp, trào ngược dạ dày thực quản, có dị vật trong đường thở. Đặc biệt với trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh nếu không được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời dẫn đến biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, rối loạn tuần hoàn, tràn khí phổi, xẹp phổi, thậm chí tử vong.
Với trường hợp thông thường, không bị suy hô hấp, ngay sau khi nhập viện, bác sĩ tiến hành thông đường thở, đẩy dịch đờm ra ngoài. Hoặc dùng khí dung, thuốc giãn phế quản kết hợp các liệu pháp hút đờm, vỗ rung. Nhưng đối với trẻ sốt cao, nôn trớ, thở nhanh cần được bù nước và điện giải đầy đủ theo nhu cầu của cơ thể. Với trường hợp suy hô hấp phải dùng liệu pháp oxy.
Dưới đây là một số cách điều trị tại nhà với các trường hợp nhẹ. Nếu bạn có các triệu chứng nặng và kéo dài cần đến bệnh viện ngay lập tức.
Các cách điều trị tại nhà:
Các trường hợp cần nhập viện gấp:
Bài viết trên chắc phần nào giúp bạn hiểu viêm tiểu phế quản cấp là gì? Đây là tình trạng nhiễm trùng cấp tính ở tiểu phế quản chủ yếu do virus gây ra và thường gặp nhất ở trẻ dưới 2 tuổi. Các trường hợp nếu không có dấu hiệu thường thì có thể tự khỏi và hồi phục tốt khi được chăm sóc cẩn thận tại nhà. Ngoài ra, bạn phải đến bệnh viện sớm nhất có thể để tránh các biến chứng nguy hiểm.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.