Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Vitamin K là gì? Cần lưu ý gì khi ngộ độc vitamin K

Ngày 29/06/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Đối với trẻ em và trẻ sơ sinh, vitamin K góp phần đặc biệt quan trọng trong việc phòng, chống xuất huyết, cụ thể là xuất huyết não, màng não. Đồng thời, chúng có thể kết hợp cùng với canxi giúp xương chắc khỏe. Tuy nhiên khi hấp thụ quá mức cho phép có thể gây ra ngộ độc vitamin K. 

Ngộ độc vitamin rất nguy hiểm vì có thể gây tán huyết, vàng da và bại não… Các biểu hiện thường thấy khi cơ thể bị ngộ độc vitamin K bao gồm: Xanh xao, chảy nhiều mồ hôi, khó thở, gan to, cứng cơ, phù nề, thở không đều, giảm hoạt động, sưng mí mắt. Cùng Long Châu tìm hiểu ngay về vitamin K và tình trạng ngộ độc vitamin K nhé!

Vitamin K là gì?

Vitamin K là chất dinh dưỡng góp phần quan trọng trong hệ enzym gan, giúp tổng hợp ra các yếu tố đông máu như prothrombin (yếu tố II), và các yếu tố như VII, IX, X, là các nguyên tố thuộc nhóm vitamin hòa tan trong chất béo, giống nhau về cấu trúc và có vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình đông đặc của máu.

Vitamin K còn là chất dinh dưỡng hỗ trợ sự trao đổi chất cho xương và trao đổi chất của canxi trong hệ thống mạch máu. Nếu cơ thể thiếu vitamin K, máu sẽ không đông được, dẫn đến xuất huyết không ngừng nếu bị thương có thể dẫn đến tử vong.

Vitamin K là gì? Cần lưu ý gì khi ngộ độc vitamin K 1 Vitamin K chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong cơ thể

Phân loại vitamin K

Có 2 loại vitamin K tồn tại ở dạng tự nhiên là vitamin K1 còn được gọi là phylloquinone được tìm thấy trong thức ăn tự nhiên và vitamin K2 hay còn được gọi là menaquinone được tạo ra từ các loại vi khuẩn có ích tồn tại trong ruột.

Ngoài ra có 3 vitamin K ở dạng tổng hợp được biết đến như: Vitamin K3, vitamin K4 và vitamin K5. Đặc biệt ở vitamin K1 và vitamin K2 dạng tự nhiên không độc hại, nhưng ở dạng tổng hợp vitamin K3 lại là chất mang độc tính.

Vitamin K thường có nhiều ở thực phẩm như: Bông cải xanh, cần tây, rau bina, măng tây, dưa chuột, rau quế tây, dầu oliu, ngò tây, đinh hương, trứng, trái cây sấy khô…

Vitamin K là gì? Cần lưu ý gì khi ngộ độc vitamin K 2 Vitamin K tồn tại ở 2 dạng là tự nhiên và tổng hợp

Ngộ độc vitamin K như thế nào?

Tuy đóng vai trò quan trọng trong cơ thể nhưng việc cơ thể hấp thụ vitamin K quá mức sẽ gây ra các triệu chứng ngộ độc vitamin K như:

  • Vàng da: Vitamin K có tính hòa tan trong chất béo, nên phần lớn được dự trữ ở gan và các mô mỡ. Việc hấp thụ lượng lớn vitamin K sẽ làm gan không thể chuyển hóa hết từ đó suy giảm khả năng bài tiết và chuyển hóa của các dưỡng chất tăng tỷ lệ mắc bệnh vàng da.
  • Thiếu máu huyết tán: Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng ngộ độc vitamin K, cụ thể là nạp quá nhiều vitamin K3 sẽ là tác nhân chính gây ra hiện tượng thiếu máu huyết tán. Làm cho tốc độ phá hủy tế bào hồng cầu sẽ nhanh hơn so với tốc độ tạo ra, các tế bào trong cơ thể không được cung cấp đủ oxy, sẽ gây ra các triệu chứng hoa mắt, thiếu năng lượng.
  • Ảnh hưởng chức năng thận: Vitamin K giúp cơ thể thúc đẩy quá trình đông máu, vì thế đối với người mắc suy thận cấp và mạn, khi cơ thể hấp thụ quá nhiều vitamin K dẫn đến ngộ độc sẽ dễ gây tình trạng “cản trở” quá trình lọc máu.

Ngoài ra các tác dụng phụ của ngộ độc gồm các biểu hiện như gan to, xanh xao, khó thở, chảy nhiều mồ hôi, cứng cơ, phù nề…

Đối với trẻ em và trẻ sơ sinh, vitamin K có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc phòng chống xuất huyết mà cụ thể là xuất huyết não và màng não. Ngoài ra, chúng có thể kết hợp với canxi giúp xương chắc khỏe. Tuy nhiên, Ngộ độc vitamin K cũng rất nguy hiểm vì nó có thể gây tán huyết, vàng da và bại não… Loại vitamin K thường được sử dụng cho trẻ sơ sinh là vitamin K1 có nguồn gốc tự nhiên từ thực phẩm. Việc tiêm vitamin K cho trẻ ngay khi vừa sinh vì vitamin này rất khó chuyển hóa ở nhau thai do đó trẻ mới sinh cần phải được tiêm để phòng tránh xuất huyết não.

Một số biện pháp điều trị khi ngộ độc vitamin K

Để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và phòng tránh những rủi ro do ngộ độc vitamin K gây ra, bạn hãy nghiêm túc thực hiện theo một số biện pháp sau đây:

  • Dừng sử dụng thuốc bổ sung vitamin K.
  • Trong trường hợp bạn đang hấp thu vitamin K vượt quá nhu cầu của cơ thể dẫn đến ngộ độc, việc cần làm trước tiên là nên dừng uống các thuốc bổ sung vitamin K. Ngoài ra nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và chẩn đoán chính xác.
  • Điều chỉnh lại khẩu phần ăn với các thực phẩm giàu vitamin K.
  • Khi được chẩn đoán về hàm lượng vitamin K quá mức trong cơ thể bạn nên kịp thời điều chỉnh lượng dưỡng chất này trong khẩu phần ăn mỗi ngày, nên kết hợp nhiều nhóm vitamin và dưỡng chất tránh tập trung quá nhiều vào thực phẩm giàu vitamin K.
  • Bổ sung thêm thực phẩm giàu chất béo không bão hòa.

Vì vitamin K thuộc nhóm vitamin tan trong chất béo (chất béo không bão hòa). Vì thế việc cung cấp nhiều chất béo không bão hòa (nên là chất béo lành mạnh) sẽ chuyển hóa vitamin K dư thừa tích trữ trong cơ thể.

Vitamin K là gì? Cần lưu ý gì khi ngộ độc vitamin K 3 Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thêm viên uống vitamin K

Việc bổ sung vitamin K cho cơ thể là cần thiết, tuy nhiên hãy lựa chọn các phương pháp an toàn như hấp thu vitamin K bằng thực phẩm. Ngoài ra không nên tự ý sử dụng thuốc bổ sung vitamin K mà chưa qua chỉ định của bác sĩ sẽ làm tăng nguy cơ ngộ độc vitamin K đấy nhé!

Minh Hạnh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm