Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Các bệnh về đại tràng phổ biến hiện nay

Ngày 11/10/2023
Kích thước chữ

Ngày nay, tỉ lệ mắc các bệnh về đại tràng ngày càng cao. Nguyên nhân phổ biến nhất là rối loạn về chức năng của đại tràng. Bài viết này sẽ cung cấp thêm thông tin cho bạn về các bệnh phổ biến nhất có thể xảy ra ở đại tràng. 

Đại tràng (Tên gọi khác: Ruột kết, ruột già) là một phần của hệ thống tiêu hóa, dài khoảng 1,5 mét. Chức năng chính nhất của đại tràng là hấp thụ nước từ thức ăn khó tiêu còn lại sau khi đã được hấp thụ hầu hết ở ruột non và vận chuyển các chất thải ra khỏi cơ thể. Nếu có sự rối loạn trong chức năng có thể gây ra nhiều bệnh về đường tiêu hóa. Dưới đây là các bệnh về đại tràng phổ biến:

Táo bón là một trong các bệnh về đại tràng

Táo bón là tình trạng gặp khó khăn khi đi đại tiện. Nó xảy ra khi thức ăn mà cơ thể bạn không còn cần (chất thải) cứng lại ở phần dưới của đường tiêu hóa (ruột) thay vì di chuyển ra ngoài dưới dạng phân. Hầu hết mọi người đều từng trải qua cảm giác khó chịu khi bị táo bón trước đây, nhưng tình trạng này thậm chí còn phổ biến hơn khi bạn đang mang thai. Sự thay đổi hormone trong cơ thể khiến bạn có thể mang thai có thể làm tăng nguy cơ bị táo bón.

Nếu bạn có các biểu hiện sau có thể đã bị táo bón:

  • Số lần đi đại tiện ít hơn 3 lần một tuần;
  • Khó đi đại tiện dù đã dùng sức;
  • Phân nhỏ, khô cứng, ít;
  • Đầy bụng.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến táo bón như:

  • Khẩu phần ăn ít chất xơ;
  • Người ít vận động;
  • Người bị mất nước vì lý do nào đó;
  • Phụ nữ có thai: Khi mang thai, 2 - 3 tháng đầu thai kỳ, nồng độ hormone sẽ thay đổi. Điều này làm bạn cảm thấy khó đi đại tiện. Ngoài ra, vào những cuối thai kỳ, thai nhi nặng ký nhất và gây chèn ép lên ruột của mẹ bầu gây táo bón;
  • Nín nhịn không chịu đi đại tiện khi mắc: Tình trạng này hay gặp ở trẻ nhỏ. Vì trẻ thường không thích ăn rau nên dễ bị táo bón. Mỗi lần đại tiện cảm thấy đau, khó khăn và lo sợ nên có xu hướng không chịu đi đại tiện;
  • Thuốc: Một số thuốc có tác dụng phụ gây táo bón như thuốc giảm đau Opioid, thuốc sắt, thuốc chẹn kênh canxi trong nhóm thuốc trị tăng huyết áp, thuốc chống trầm cảm,...;
  • Thay đổi môi trường: Có một số người có tâm lý đi đại tiện ở những nơi quen thuộc như ở nhà. Cho nên, khi đi du lịch hay công tác mà không ở nhà, họ cảm thấy không buồn đi đại tiện. Đợi khi về tới nhà mới đi thì lúc đó phân trở nên cứng và khó đi hơn.

Trước khi sử dụng thuốc, bạn có thể áp dụng một số cách sau để hạn chế táo bón:

  • Bổ sung đủ chất xơ trong khẩu phần ăn qua việc ăn nhiều trái cây và rau xanh. Trung bình 1 ngày, người nữ cần  21 - 25 gam chất xơ và người nam cần 30 - 38 gam chất xơ. Đây là cách hiệu quả nhất trong việc ngăn chặn táo bón.
  • Uống đủ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày.
  • Đi khi buồn đại tiện, không chờ đợi vì nhịn càng lâu thì phân càng khô cứng lại.
  • Tư thế đúng khi đi đại tiện là giữ cho đầu gối nghiêng lên trên và hai chân dang rộng và nâng lên trên hông. Khi ngồi trên bồn cầu, bạn nên để chân trên một cái ghế đẩu, nghiêng người về phía trước có thể giúp bạn đi đại tiện dễ dàng hơn.
  • Thuốc nhuận tràng: Nếu các cách trên không khiến bạn khá hơn, bạn có thể sử dụng thuốc nhuận tràng không kê đơn tại nhà như thuốc nhuận tràng thẩm thấu, nhuận tràng làm trơn, nhuận tràng tạo khối, nhuận tràng làm mềm,...
Các bệnh về đại tràng phổ biến hiện nay 3
Hông gập 35 độ giúp đại tiện dễ dàng hơn

Tình trạng táo bón kéo dài có thể làm bạn đi tiêu ra máu, đau bụng dai dẳng, đau lưng, buồn nôn, nôn, không xì hơi được,... Lời khuyên cho bạn vào lúc này là hãy đến gặp bác sĩ để thực hiện các xét nghiệm loại trừ nguy cơ ung thư ruột hoặc các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa. Nếu táo bón không được chữa trị sẽ dẫn đến các bệnh lý nghiêm trong hơn như trĩ, sa trực tràng, nứt hậu môn,...

Hội chứng ruột kích thích

Một trong các bệnh đại tràng phổ biến của hệ tiêu hóa tiếp theo là hội chứng ruột kích thích (IBS). Bệnh sẽ gây ra các triệu chứng bao gồm chuột rút, đau bụng, đầy hơi, đầy hơi và thay đổi nhu động ruột như tiêu chảy hoặc táo bón hoặc cả hai. Theo nghiên cứu, nguyên nhân gây IBS cũng khá đa dạng:

  • Tâm lý căng thẳng (yếu tố quan trọng dẫn đến sự phát triển của IBS);
  • Di truyền;
  • Rối loạn hoạt động điều tiết của trục não - ruột;
  • Thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột;
  • Không dung nạp hoặc dị ứng thức ăn;
  • Nhiễm trùng đường ruột;
  • Bất thường trong chuyển hóa serotonin.

IBS là một tình trạng mãn tính, không thể chữa khỏi hoàn toàn, chỉ có thể kiểm soát các triệu chứng qua việc thay đổi chế độ ăn uống và lối sống như điều chỉnh chế độ ăn uống như men vi sinh, tránh thức ăn gây dị ứng, tập thể dục đều đặn, quản lý cảm xúc và dùng thuốc kiểm soát triệu chứng khi cần như thuốc chống tiêu chảy, thuốc nhuận tràng, thuốc kháng cholinergic,...

Các bệnh về đại tràng phổ biến hiện nay 4
Các dấu hiệu nhận biết mắc IBC

Viêm loét đại tràng

Viêm loét đại tràng (UC) là bệnh đại tràng phổ biến và tỷ lệ mắc bệnh ngày càng gia tăng. UC có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng tập trung cao ở độ tuổi 20 - 40 với tỷ lệ mắc bệnh là như nhau ở cả nam và nữ. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng viêm niêm mạc đại tràng, dễ tái phát. Viêm đại tràng có các dấu hiệu như tiêu chảy ra máu, đau bụng, mệt mỏi,...

Một số nguyên nhân dẫn đến UC như:

  • Di truyền;
  • Môi trường;
  • Hệ thống miễn dịch;
  • Hệ vi sinh vật đường ruột;
  • Chế độ ăn uống nhiều đường, nhiều chất béo;
  • Thuốc.
Các bệnh về đại tràng phổ biến hiện nay 5
Phân loại viêm loét đại tràng

Mục tiêu của điều trị viêm loét đại tràng là cải thiện triệu chứng và giải quyết tình trạng viêm của bệnh nhân, đồng thời khôi phục chất lượng cuộc sống tổng thể. Ở những bệnh nhân bị viêm nhẹ đến trung bình, thuốc 5-ASA được coi là liệu pháp đầu tiên. Có thể kết hợp với thuốc corticoid nếu như 5-ASA không hiệu quả.

Polyp đại tràng

Polyp đại tràng là một hoặc nhiều khối u hay khối tế bào bất thường xuất hiện ở lớp niêm mạc đại tràng. Bệnh này là một trong các bệnh đại tràng phổ biến và đa phần polyp là vô hại. Tuy nhiên, một số loại có thể phát triển thành ung thư nếu chúng không được loại bỏ. Khoảng 75 - 80% bệnh ung thư đại tràng bắt đầu từ polyp.

Việc phát hiện polyp đại tràng là rất quan trọng để ngăn ngừa ung thư đại tràng. Một số dấu hiệu của bệnh lại khá giống và dễ nhầm lẫn với các bệnh đường tiêu hóa khác như đại tiện ra máu, phân đen, về lâu dài có thể gây thiếu máu thiếu sắt, mệt mỏi, thay đổi nhu động ruột không biết lý do.

Nguyên nhân bạn dễ mắc bệnh polyp đại tràng bao gồm:

  • Đột biến gen, di truyền;
  • Người trên 50 tuổi;
  • Người đã từng bị viêm loét đại tràng;
  • Thói quen sống: Người ít vận động, béo phì, chế độ ăn ít chất xơ và nhiều chất béo bão hòa, người lạm dụng rượu bia, thuốc lá, người đái tháo đường,...

Phương pháp chữa trị cho bệnh này là phẫu thuật cắt bỏ polyp hoặc 1 đoạn đại tràng chứa polyp nếu polyp có khả năng phát triển thành ung thư. Nhưng đa số polyp không phát triển thành ung thư. Cho nên, bạn cần một lối sống khỏe để phòng ngừa bệnh hơn chữa bệnh.

Các bệnh về đại tràng phổ biến hiện nay 6
Nội soi cắt bỏ polyp là phương pháp đầu tay cho polyp có khả năng thành ung thư

Tùy vào mỗi loại bệnh đại tràng và mức độ nghiêm trọng mà có cách can thiệp khác nhau như thay đổi chế độ ăn uống, sử dụng thuốc và có thể phẫu thuật nếu cần. Điều quan trọng là phòng bệnh hơn chữa bệnh, một lối sống khỏe có thể giúp bạn tránh xa các bệnh về đại tràng.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin