Nồng độ AFP (alpha - fetoprotein) trong cơ thể con người rất thấp. Nhưng khi bạn bị bệnh gan hoặc đang mang thai, chất này sẽ xuất hiện nhiều hơn trong máu. Trong bài viết dưới đây Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn giải đáp AFP là gì và có ý nghĩa như thế nào đối với sức khỏe.
Xét nghiệm AFP là gì?
Thông thường, bạn có rất ít alpha - fetoprotein (AFP) trong cơ thể. Nhưng chất này sẽ xuất hiện nhiều hơn trong máu khi bạn mắc bệnh về gan, một số bệnh ung thư hoặc đang mang thai. Để kiểm tra nồng độ của protein này, cần thực hiện xét nghiệm định lượng AFP trong huyết thanh. Tuy nhiên, nếu nồng độ AFP của bạn cao hơn bình thường, điều đó không có nghĩa là bạn có vấn đề về sức khỏe vì một số người có mức AFP cao hơn những người khác.
Xét nghiệm AFP cũng được sử dụng để phát hiện dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Xét nghiệm máu được thực hiện khi thai nhi được 15 - 16 tuần tuổi để đo mức độ alpha - fetoprotein mà thai nhi sẽ sản xuất nhưng nó được hòa lẫn vào máu mẹ. Do đó, xét nghiệm máu của mẹ có thể kiểm tra lượng AF do thai nhi tạo ra. Xét nghiệm này có thể chỉ điểm cho các nguy cơ khiếm khuyết ống thần kinh, thai không đầu (thiếu não) hoặc nguy cơ mắc bệnh Down.
Xét nghiệm AFP là gì là thắc mắc của nhiều người
Chỉ số AFP có ý nghĩa như thế nào trong điều trị ung thư gan?
Chỉ số AFP có nhiều ý nghĩa, chẳng hạn như sàng lọc ung thư gan và các bệnh ung thư liên quan, theo dõi và đánh giá hiệu quả điều trị ung thư, sàng lọc dị tật thai nhi,…
Ngoài xét nghiệm AFP, xét nghiệm AFP-L3 cũng được chỉ định trong trường hợp cần theo dõi quá trình điều trị dễ dàng hơn. Ảnh hưởng của xét nghiệm này ở những người bị ung thư gan có thể bao gồm:
Phát hiện các bệnh lý về gan
Trên thực tế, không chỉ ung thư gan sẽ làm tăng nồng độ AFP trong máu mà còn có các dạng tổn thương gan khác, đặc biệt là các bệnh mãn tính như viêm gan mãn tính, xơ gan. Đối với bệnh nhân ung thư gan, các bệnh lý này đi kèm sẽ khiến bệnh càng tiến triển nhanh, sức khỏe của người bệnh càng bị hủy hoại nhanh chóng.
Vì vậy, khi chỉ số AFP cao do các bệnh lý về gan không phải ung thư thì cần có kế hoạch điều trị để cùng kiểm soát và bảo vệ sức khỏe lá gan của người bệnh.
Phân biệt ung thư gan nguyên phát và thứ phát
Theo thống kê, khoảng 70 - 80% trường hợp ung thư gan nguyên phát, đặc biệt là ung thư gan giai đoạn cuối có nồng độ AFP trong máu tăng cao. Ngược lại, ung thư gan thứ phát không làm tăng chỉ số này. Vì vậy, xét nghiệm AFP còn giúp ích trong việc cung cấp thông tin để phân biệt các loại ung thư gan nhằm đưa ra phương án điều trị phù hợp.
Theo dõi hiệu quả điều trị
Đánh giá liên tục đáp ứng của bệnh nhân ung thư gan đối với phương pháp điều trị được áp dụng rất quan trọng. Nếu chỉ số AFP giảm xuống cùng với các dấu hiệu và triệu chứng khác thì đó là một tin vui cho bệnh nhân vì khối u đã phần nào được kiểm soát.
Tuy nhiên, nếu AFP không giảm sau khi điều trị tích cực đủ lâu, bệnh nhân có thể không đáp ứng với liệu pháp hiện tại. Bác sĩ của bạn có thể cần đánh giá lại tình trạng của bạn, lựa chọn các phương pháp điều trị và phát triển một kế hoạch điều trị hiệu quả hơn.
Phát hiện sớm ung thư gan tái phát
Bệnh nhân ung thư được đánh giá là khỏi bệnh khi kéo dài thời gian sống thêm sau 5 năm. Tuy nhiên, các tế bào ung thư nói chung khó có thể loại bỏ hoàn toàn và tỷ lệ tái phát cao hơn nhiều so với nguy cơ lây nhiễm mới. Vì vậy, sau khi điều trị, dù bệnh đã được kiểm soát nhưng vẫn cần thăm khám thường xuyên để sớm phát hiện các dấu hiệu tái phát.
Chỉ số AFP giúp sàng lọc ung thư gan và các bệnh liên quan
Chỉ số AFP có ý nghĩa như thế nào trong xác định dị tật thai nhi?
Nếu kết quả xét nghiệm âm tính hoặc bình thường (mức AFP dưới 30,25 ng/ml) thì thai nhi khỏe mạnh.
Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy mức AFP cao hơn 2,5 lần so với bình thường, điều đó cho thấy em bé có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh như nứt đốt sống. Nếu nồng độ AFP giảm, có thể nghi ngờ hội chứng Down hoặc hội chứng Edwards ở thai nhi.
Tuy nhiên, nếu kết quả kiểm tra là bất thường, đừng lo lắng. Bởi vì nồng độ AFP có thể tăng lên trong thời kỳ mang thai do em bé của bạn sản xuất nhiều AFP hơn bình thường, hoặc bạn có thể sinh đôi (hai em bé sản xuất nhiều AFP hơn một). Ngoài ra, các vấn đề như cân nặng hoặc bệnh tiểu đường của bạn có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
Khi mức AFP của bạn quá cao hoặc quá thấp, bác sĩ có thể yêu cầu thêm các xét nghiệm để tìm ra điều gì bất thường. Bác sĩ có thể yêu cầu siêu âm để xác nhận bạn đã mang thai bao lâu và có bao nhiêu em bé, cũng như kiểm tra kỹ khả năng dị tật bẩm sinh. Một xét nghiệm khác là chọc ối, trong đó bác sĩ sẽ đưa một cây kim dài, mảnh để luồn vào túi ối và rút một lượng nhỏ nước ối để kiểm tra.
Nếu con bạn sinh non, bác sĩ sẽ theo dõi bạn chặt chẽ. Nếu các xét nghiệm cho thấy con bạn bị dị tật bẩm sinh hoặc vấn đề khác, hãy nói chuyện với bác sĩ để bạn có thể đưa ra lựa chọn đúng đắn cho mình và gia đình.
Chỉ số AFP giúp xác định một số dị tật bẩm sinh ở thai nhi
Trên đây là những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu về xét nghiệm AFP là gì? Xét nghiệm AFP đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát, chẩn đoán sớm ung thư gan và dị tật thai nhi. Đồng thời, đây cũng là cách giúp bạn nhanh chóng phát hiện ra các vấn đề sức khỏe nêu trên, phát hiện bệnh sớm để bác sĩ kịp thời đưa ra phương án điều trị hiệu quả.
Nguyễn Nhung
Nguồn tham khảo: Tổng hợp