Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Xét nghiệm osteocalcin thường được thực hiện để đánh giá chức năng xương, xác định mức độ hấp thụ canxi, đánh giá tình trạng loãng xương (osteoporosis), theo dõi hiệu quả điều trị và đánh giá nguy cơ gãy xương.
Hiện nay, loãng xương là một vấn đề y tế đáng quan tâm mà các quốc gia đều cần chú ý đến, vì tỷ lệ mắc bệnh này trong cộng đồng ngày càng tăng cao, tương đương với tỷ lệ mắc bệnh tim mạch và ung thư. Bệnh thường phát triển một cách thầm lặng, nhưng gây ra những hậu quả nghiêm trọng như tàn phế, mất khả năng lao động và giảm tuổi thọ. Do đó, việc tiến hành xét nghiệm osteocalcin để phát hiện tình trạng loãng xương là rất cần thiết, giúp phòng ngừa bệnh tốt hơn.
Bệnh loãng xương là tình trạng xảy ra khi xương liên tục mỏng dần và mật độ chất trong xương giảm, dẫn đến xương trở nên dễ gãy và tổn thương. Các trường hợp gãy xương thường xảy ra như xương cột sống, xương đùi và xương cẳng tay. Đáng tiếc, một số xương khi bị gãy không thể tự lành lại, như là xương cột sống và xương đùi. Những trường hợp này thường yêu cầu phẫu thuật để điều trị và điều này có thể đòi hỏi chi phí khá cao.
Các dấu hiệu của bệnh thường không được rõ ràng cho đến khi xương trở nên yếu và dễ gãy khi gặp các chấn thương nhỏ như trẹo chân, va đập hoặc té ngã. Loãng xương là một trong những nguyên nhân chính gây gãy xương ở phụ nữ sau mãn kinh và người già.
Loãng xương có thể dẫn đến việc xẹp xương trong cột sống. Các triệu chứng của bệnh thường bao gồm đau lưng cấp, giảm chiều cao, đi khom và gù lưng.
Osteocalcin là một loại protein đặc biệt gắn kết calci vào xương, phụ thuộc vào vitamin K. Đây là thành phần protein không collagen nhiều nhất được tìm thấy trong xương. Osteocalcin có cấu trúc gồm 49 axit amin và trọng lượng phân tử khoảng 5800 Da. Nó được tạo thành từ 3 dư lượng axit γ-carboxyglutamic (bone GLA protein, BGP). Osteocalcin là một trong những protein phổ biến nhất trong xương và được sản xuất bởi các nguyên bào xương. Ngoài ra, nguyên bào răng và tế bào sụn phì đại cũng có khả năng tổng hợp osteocalcin.
Quá trình tổng hợp osteocalcin phụ thuộc vào vitamin K và được điều chỉnh bởi 1,25-dihydroxyvitamin D. Osteocalcin có thời gian bán hủy ngắn, khoảng 5 phút, rồi nhanh chóng bị phân hủy thành các đoạn gãy. Trong máu, protein này bao gồm cả phân tử osteocalcin nguyên vẹn và các đoạn gãy. Khi osteocalcin được giải phóng vào chất nền xương, một số đoạn gãy vẫn được giải phóng trong quá trình hủy xương.
Sau khi được giải phóng từ tế bào xương, osteocalcin được hấp thụ vào xương và đồng thời tràn vào hệ tuần hoàn. Do đó, nồng độ osteocalcin trong huyết thanh không chỉ liên quan đến tốc độ tái tạo xương trong nhiều rối loạn chuyển hóa xương, đặc biệt là loãng xương, mà còn trong các trường hợp chứng cường cận giáp hoặc bệnh Paget.
Xét nghiệm định lượng osteocalcin có thể được sử dụng để theo dõi quá trình điều trị bằng các loại thuốc chống hủy xương (như bisphosphonate) hoặc liệu pháp thay thế hormone (HRT) ở những bệnh nhân mắc bệnh loãng xương.
Dưới đây là một số hướng dẫn và yếu tố cần lưu ý khi thực hiện xét nghiệm osteocalcin:
Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm bao gồm:
Những hướng dẫn và yếu tố trên cần được tuân thủ để đảm bảo chất lượng và độ chính xác của kết quả xét nghiệm osteocalcin.
Phụ nữ khỏe mạnh:
Bệnh nhân mắc bệnh loãng xương: 13 - 48 ng/ml.
Nam giới khỏe mạnh:
Đối với những bệnh nhân bị suy thận, nồng độ osteocalcin có thể tăng do hai nguyên nhân, một là do sự suy giảm chức năng lọc của thận và hai là do loạn dưỡng xương do suy thận.
Các trường hợp sau đây được chỉ định xét nghiệm osteocalcin:
Loãng xương là một căn bệnh không có triệu chứng rõ ràng cho đến khi xảy ra gãy xương. Tuy nhiên, ngày nay, bệnh loãng xương có thể được phòng ngừa, những người đã mắc bệnh cũng có thể ngăn ngừa và làm chậm tiến triển của bệnh để giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai. Dưới đây là một số phương pháp giúp phòng tránh bệnh loãng xương:
Xét nghiệm osteocalcin đã trở nên ngày càng quan trọng để đánh giá sức khỏe xương và phát hiện bất thường liên quan đến loãng xương. Qua việc sử dụng mẫu bệnh phẩm chính xác và tuân thủ đúng các quy trình, ta có thể thu được kết quả đáng tin cậy. Việc thực hiện xét nghiệm đúng quy trình và thực hiện các biện pháp phòng ngừa cần thiết đóng vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe xương của chúng ta.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.