Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Xem theo bộ phận cơ thể/
  4. Gù lưng

Gù lưng là gì? Nguyên nhân, phương pháp điều trị và cách phòng ngừa gù lưng

Thạc sĩ - Bác sĩTrần Thị Mỹ Linh

Đã kiểm duyệt nội dung

Hoàn thành chương trình Thạc sĩ Y học cổ truyền tại Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam. Có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Cơ - Xương - Khớp và lĩnh vực Xét nghiệm.

Xem thêm thông tin

Gù lưng còn được gọi là gù cột sống, là một bệnh về cấu trúc của cột sống xảy ra khi phần lưng trên trở nên cong bất thường về phía trước. Gù lưng là một bệnh lý phổ biến ảnh hưởng đến hơn 3 triệu người mỗi năm ở Hoa Kỳ. Bệnh thường gặp nhất ở phụ nữ lớn tuổi. Nếu không được điều trị, gù lưng có thể trở nên trầm trọng và gây biến dạng cột sống đáng kể. Mục tiêu của việc điều trị gù lưng là ngăn ngừa tình trạng cong thêm của cột sống và làm giảm các triệu chứng nhưng không thể chữa khỏi hoàn toàn.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung gù lưng

Gù lưng là tình trạng cột sống của bạn cong về phía sau nhiều hơn bình thường. Điều này làm cho phần lưng trên (phần cột sống giữa cổ và xương sườn) cong về phía trước. Độ cong có thể khiến bạn trông như đang khom lưng.

Bình thường cột sống của bạn có những đường cong tự nhiên. Những đường cong này hỗ trợ tư thế của bạn và giúp bạn đứng thẳng. Nhưng độ cong quá mức có thể ảnh hưởng đến cơ thể bạn và khiến việc đứng trở nên khó khăn.

Hầu hết các trường hợp, gù lưng không gây ra vấn đề sức khỏe hoặc cần điều trị y tế. Nhưng nó có thể khiến bạn cảm thấy tự ti về ngoại hình của mình. Trong trường hợp nghiêm trọng, gù lưng có thể gây đau hoặc khó thở. Bệnh gù lưng nặng có thể phải phẫu thuật.

Một số phân loại gù lưng phổ biến nhất bao gồm:

  • Gù lưng tư thế: Đây là loại bệnh gù lưng thường gặp nhất. Nó thường xảy ra trong thời niên thiếu. Tư thế khom lưng hoặc ngồi sai tư thế sẽ làm căng các dây chằng và cơ giữ đốt sống của bạn. Việc này sẽ kéo các đốt sống của bạn ra khỏi vị trí bình thường, gây ra biến dạng cong ở cột sống. Nó thường không gây đau. Loại này thường gặp ở bé gái hơn là trai.
  • Bệnh Scheuermann: Loại gù lưng này xảy ra khi đốt sống có hình dạng bất thường, thay vì hình chữ nhật, đốt sống lại có hình nêm. Các xương hình nêm cong về phía trước, làm cho cột sống trông bị cong. Loại này ảnh hưởng đến bé trai nhiều hơn bé gái. Bệnh Scheuermann có thể gây đau, đặc biệt là khi hoạt động hoặc khi đứng hoặc ngồi lâu. Việc thay đổi vị trí hoặc tư thế không làm thay đổi độ cong vì đốt sống không linh hoạt.
  • Gù cột sống bẩm sinh: Bẩm sinh có nghĩa là tình trạng này đã xuất hiện khi trẻ được sinh ra. Gù cột sống bẩm sinh xảy ra khi cột sống của thai nhi không phát triển bình thường khi còn trong tử cung. Nó có thể tăng mức độ nghiêm trọng khi trẻ lớn lên. Phẫu thuật có thể điều chỉnh độ cong của cột sống trong thời thơ ấu để ngăn ngừa tình trạng này trở nên trầm trọng hơn. Nó có thể xảy ra cùng với các khuyết tật tăng trưởng bẩm sinh khác như những khuyết tật về tim và thận.
  • Cervicalkyphosis (cổ quân đội): Loại này xảy ra khi đoạn cột sống cổ của bạn cong về phía trước.
  • Hyperkyphosis: Hyperkyphosis là tình trạng cột sống bị cong nghiêm trọng về phía trước. Đường cong đo được hơn 50 độ. Loại này thường gặp sau tuổi 40.

Triệu chứng gù lưng

Những dấu hiệu và triệu chứng của gù lưng

Các triệu chứng chính của bệnh gù lưng bao gồm:

  • Đôi vai tròn;
  • Xuất hiện một đường cong hoặc bướu ở lưng trên của bạn;
  • Cơ gân kheo căng (cơ ở phía sau đùi của bạn).

Bệnh gù lưng nặng có thể gây ra các triệu chứng sau:

  • Đau hoặc cứng ở lưng và xương bả vai;
  • Hai vai không cân xứng;
  • Tê, yếu hoặc ngứa ran ở chân;
  • Khó thở hoặc khó nuốt.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh gù lưng

Bệnh gù lưng có thể gây ra các biến chứng:

  • Chức năng thể chất bị hạn chế: Gù lưng có liên quan đến tình trạng cơ lưng yếu và khó thực hiện các công việc như đi lại và đứng dậy khỏi ghế. Độ cong của cột sống cũng có thể gây khó khăn khi nhìn lên trên hoặc lái xe và có thể gây đau khi nằm xuống.
  • Vấn đề về tiêu hóa: Gù lưng nặng có thể chèn ép đường tiêu hóa, gây ra các vấn đề như trào ngược axit dạ dày và khó nuốt.
  • Vấn đề về thẩm mỹ: Những người mắc chứng gù lưng, đặc biệt là thanh thiếu niên, có thể tự ti về ngoại hình do có lưng khom.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn nhận thấy đường cong ở cột sống của bạn hoặc con bạn ảnh hưởng đến tư thế. Bác sĩ có thể đánh giá các triệu chứng và giúp bạn cải thiện tư thế nếu cần thiết. Cần phải đến phòng cấp cứu nếu bạn xuất hiện tình trạng khó thở.

Nguyên nhân gù lưng

Có một số nguyên nhân khiến bạn mắc bệnh gù lưng, bao gồm:

  • Tư thế xấu: Cúi người, tựa lưng vào ghế và mang túi nặng sai tư thế có thể kéo căng các cơ và dây chằng hỗ trợ cột sống làm tăng độ cong của cột sống.
  • Bệnh Scheuermann: Nếu đốt sống không phát triển đúng cách, cuối cùng chúng có thể bị lệch khỏi vị trí bình thường.
  • Bẩm sinh: Nếu có điều gì đó làm gián đoạn sự phát triển bình thường của cột sống, hai hoặc nhiều đốt sống đôi khi hợp nhất với nhau.
  • Tuổi tác: Khi độ tuổi càng lớn, độ cong cột sống có thể tăng lên.
  • Gù lưng cũng có thể xuất hiện do chấn thương cột sống.
Gù lưng là gì? Nguyên nhân, phương pháp điều trị và cách phòng ngừa gù lưng 5.png
Tuổi lớn là một trong những nguyên nhân thường gặp của gù lưng

Chia sẻ:
Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh gù lưng

Bệnh gù lưng có quay trở lại không?

Bệnh gù lưng có thể quay trở lại, ngay cả sau khi điều trị. Bạn có thể cần phải thay đổi lối sống để điều chỉnh tư thế của mình. Điều này có nghĩa là bạn phải nhận thức rõ hơn về cách bạn ngồi, đứng và di chuyển trong suốt cả ngày. Ví dụ: Bạn có thể chọn sử dụng túi kéo thay vì mang sách trong ba lô. Hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn để được tư vấn về những gì bạn có thể làm để ngăn ngừa bệnh gù lưng quay trở lại.

Những cách chữa gù lưng phổ biến hiện nay

Gợi ý các bài tập chữa gù lưng giúp tìm lại dáng đứng chuẩn?

Điều gì xảy ra nếu bệnh gù lưng không được điều trị?

Bệnh gù lưng có thể gây vẹo cột sống không?

Hỏi đáp (0 bình luận)