Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Xét nghiệm viêm khớp dạng thấp gồm những gì? Khi nào cần thực hiện?

Ngày 10/09/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Xét nghiệm viêm khớp dạng thấp và cách để chẩn đoán hiệu quả bệnh lý, hỗ trợ bác sĩ xác định độ tổn thương, vị trí tổn thương khớp, từ đó có phương pháp, cách điều trị thích hợp. Để biết có những cách xét nghiệm viêm khớp dạng thấp nào, mời bạn tham khảo bài viết sau.

Xét nghiệm viêm khớp dạng thấp gồm có xét nghiệm cơ bản và xét nghiệm đặc hiệu. Tuy vào triệu chứng, chẩn đoán lâm sàng mà bác sĩ chỉ định bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm cần thiết.

Bệnh viêm khớp dạng thấp là bệnh gì?

Trước khi tìm hiểu về các phương pháp xét nghiệm viêm khớp dạng thấp, bạn đọc cũng nên hiểu hơn về bệnh viêm khớp dạng thấp là bệnh gì và có những ảnh hưởng như thế nào.

Bệnh viêm khớp dạng thấp là bệnh lý mạn tính tự miễn, xuất phát từ việc hệ thống miễn dịch tấn công đến bao hoạt dịch khớp gối. Hiện nay, tỷ lệ nữ giới mắc bệnh nhiều hơn so với nam giới, độ tuổi trung niên là độ tuổi dễ bị viêm khớp dạng thấp nhất. 

Xét nghiệm viêm khớp dạng thấp gồm những gì? Khi nào cần thực hiện? 1
Viêm khớp dạng thấp do hệ miễn dịch gặp trục trặc và tấn công cơ thể

Bệnh tự miễn là bệnh lý xảy ra khi hệ thống miễn dịch tự nhiên của cơ thể không bảo vệ cơ thể, một số vấn đề khiến hệ miễn dịch nhầm lẫn và tấn công các tế bào trong cơ thể, điển hình là bao hoạt dịch khiến viêm bao hoạt dịch, viêm các vùng quanh khớp gối và cuối cùng là viêm khớp dạng thấp.

Khi bị viêm khớp dạng thấp người bệnh có thể nhận thấy các triệu chứng đầu tiên như đau nhức, sưng tấy khớp, khớp nóng đỏ, sờ lên thấy ấm hơn thông thường,... Bệnh không chữa đúng cách có thể gây tàn phế do phá hủy khớp và ảnh hưởng nhiều cơ quan khác như tim, phổi, da,...

Chẩn đoán viêm khớp dạng thấp

Xét nghiệm viêm khớp dạng thấp và một cách để chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp. Quy trình chẩn đoán tiêu chuẩn đầu tiên bệnh nhân cần thăm khám lâm sàng với bác sĩ. Bác sĩ dựa trên kết quả lâm sàng và triệu chứng do bệnh nhân cung cấp để chỉ định một số xét nghiệm viêm khớp dạng thấp cần thiết. Các phương pháp chẩn đoán viêm khớp dạng thấp phổ biến gồm:

  • Xét nghiệm máu;
  • Xét nghiệm protein;
  • Xét nghiệm số lượng kháng thể kháng nhân dương tính;
  • Xét nghiệm kháng thể citrulline;
  • Kiểm tra tốc độ lắng của tế bào máu.

Khi nào cần thực hiện xét nghiệm viêm khớp dạng thấp?

Bao hoạt dịch khớp, mô mềm quanh khớp khi bị hệ miễn dịch tấn công dẫn đến phản ứng sưng viêm, nhiễm trùng, viêm nhiễm và dần phá hủy sụn khớp, làm khớp ngày một yếu dần. Vậy khi nào nên xét nghiệm viêm khớp dạng thấp?

Bệnh viêm khớp dạng thấp cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời để tránh tối đa những ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe, giảm nguy cơ tàn phế. Khi nhận thấy những triệu chứng điển hình dưới đây, bạn nên đến bệnh viện và trao đổi với bác sĩ về những biểu hiện tại khớp, tiến hành xét nghiệm viêm khớp dạng thấp và chữa trị.

  • Cảm thấy cứng khớp khi ngủ dậy hoặc khi giữ một tư thế quá lâu;
  • Khó khăn khi vận động, đi lại vì khớp bị cứng và đau nhức mỗi khi hoạt động;
  • Dưới da có xuất hiện những hạt cộm rất nhỏ, nhất là vùng da quanh khớp;
  • Thiếu máu, cơ thể thường xuyên mệt mỏi, sốt cao, da dẻ nhợt nhạt;
  • Triệu chứng khi bị viêm khớp dạng thấp thường xuất hiện ở các khớp bàn tay, ngón tay.
Xét nghiệm viêm khớp dạng thấp gồm những gì? Khi nào cần thực hiện? 2
Chẩn đoán viêm khớp dạng thấp cần thực hiện nhiều xét nghiệm cho kết quả chính xác nhất

Các loại xét nghiệm viêm khớp dạng thấp thường dùng

Xét nghiệm viêm khớp dạng thấp là một phần không thể thiếu để chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp. Khi thăm khám viêm khớp dạng thấp bạn có thể được chỉ định thực hiện các xét nghiệm trong nhóm xét nghiệm cơ bản và xét nghiệm đặc hiệu.

Xét nghiệm viêm khớp dạng thấp cơ bản

Hầu hết các ca chẩn đoán viêm khớp dạng thấp đều cần xét nghiệm cơ bản để cho thấy mức độ viêm nhiễm, vùng tổn thương cụ thể ở khớp, khoanh vùng những nơi bị viêm nhiễm. Xét nghiệm viêm khớp dạng thấp cơ bản gồm có:

  • Xét nghiệm máu: Phương pháp xét nghiệm này phản ánh tổng quát sức khỏe người bệnh và nhận biết viêm nhiễm trong cơ thể, đặc biệt là ở khớp.
  • Xét nghiệm hóa sinh máu: Xét nghiệm viêm khớp dạng thấp này nhằm đánh giá tình trạng sức khỏe của cơ thể, hệ miễn dịch và các nồng độ muối ion như natri, kali,...
  • Xét nghiệm CRP: Xét nghiệm định lượng protein phản ứng C dùng để đánh giá mức độ viêm nhiễm của khớp, xác định có phải viêm khớp cấp tính hay không.
  • Xét nghiệm lắng ESR: Tốc độ lắng hồng cầu ở nam và nữ giới khác nhau nên dựa trên chỉ số này giúp bác sĩ xác định tình trạng viêm nhiễm thể hiện qua chỉ số ESR tăng cao.
  • Xét nghiệm kháng thể kháng phân: Xét nghiệm viêm khớp dạng thấp kháng thể kháng phân giúp phân biệt giữa bệnh viêm khớp dạng thấp và bệnh lupus ban đỏ bởi 2 bệnh đều do rối loạn hệ miễn dịch.
  • Xét nghiệm thận và phổi: Vì bệnh viêm khớp dạng thấp có ảnh hưởng đến thận và phổi nên cần thực hiện xét nghiệm để xác định mức độ biến chứng hiện có.

Xét nghiệm viêm khớp dạng thấp đặc hiệu

Ngoài các xét nghiệm cơ bản, bệnh nhân nghi ngờ viêm khớp dạng thấp còn cần xét nghiệm viêm khớp dạng thấp đặc hiệu để thiết lập phác đồ điều trị chuẩn cho người bệnh.

  • Xét nghiệm viêm khớp RFĐây là yếu tố quan trọng nhằm đánh giá tình trạng sức khỏe xương khớp và các bệnh lý xương khớp, trong đó có viêm khớp dạng thấp.
  • Xét nghiệm Anti CCP: Thực hiện xét nghiệm viêm khớp dạng thấp Anti CCP để xác định hệ miễn dịch có tác động như thế nào đến bệnh viêm khớp dạng thấp.
  • Chụp X quang: Gần như mọi ca bệnh viêm khớp dạng thấp đều cần chụp X quang nhằm đánh giá hình dạng khớp, xác định khớp, sụn khớp có bị biến dạng do viêm nhiễm hay không. Bên cạnh đó, chụp X quang cũng giúp bác sĩ quan sát hình dạng khớp tốt hơn, cho thấy rõ những tổn thương ở khớp. 
Xét nghiệm viêm khớp dạng thấp gồm những gì? Khi nào cần thực hiện? 3
Xét nghiệm viêm khớp dạng thấp không thể thiếu chụp X quang

Mong rằng qua những chia sẻ trên đây từ Nhà thuốc Long Châu đã giúp bạn biết những cách xét nghiệm viêm khớp dạng thấp phổ biến, cần thực hiện khi thăm khám viêm khớp dạng thấp hiện nay. Khi nhận thấy dấu hiệu đau nhức khớp không rõ lý do, cứng khớp gây vận động khó khăn,... bạn nên đến gặp bác sĩ sớm để được chỉ định xét nghiệm, kiểm tra sức khỏe.

Xem ngay: Hình ảnh chụp X quang viêm khớp dạng thấp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm