Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng/
  4. Ăn ngon khỏe

Xí muội làm từ gì? Cách làm và bảo quản như thế nào để dùng an toàn?

Ngày 11/07/2023
Kích thước chữ

Xí muội hay ô mai thường được xem là món ăn vặt, quà biếu cho bạn bè, người thân được rất nhiều người yêu thích. Hãy cùng khám phá xí muội làm từ gì? Công dụng và cách làm xí muội ngon, dùng an toàn cho sức khỏe.

Xí muội đã trở nên quen thuộc với mỗi người, được coi là món ăn hoặc mứt không thể thiếu trong các dịp lễ, Tết. Ngoài ra xí muội còn có tác dụng giảm đau rát cổ họng, giải cảm rất hiệu quả khi kết hợp với mật ong, gừng, quế,... Để biết thêm về xí muội làm từ gì cũng như cách làm thì bạn đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé.

Xí muội là gì?

Xí muội cũng là ô mai, người miền Nam gọi là xí muội và người miền Bắc thường gọi là ô mai. Trong y học cổ truyền, xí muội đã được sử dụng làm thuốc từ xa xưa. Ngày nay xí muội được sử dụng phổ biến dưới dạng thực phẩm như món ăn vặt hoặc làm các món mứt, kẹo.

Xí muội được chế biến từ nhiều loại trái cây khác nhau như mơ, mận, sấu, me, cóc, khế, xoài,… Sau khi lựa chọn cẩn thận và chế biến với các loại gia vị khác nhau để tạo ra những viên xí muội thơm ngon. Xí muội có thể được chế biến qua nhiều phương pháp khác nhau như tẩm ướp, phơi khô, sấy khô, ướp muối,...

Xí muội làm từ gì? Cách làm và bảo quản như thế nào? 1
Xí muội thường được chế biến từ mơ, mận, sấu,...

Xí muội làm từ gì?

Khi ăn xí muội, nhiều người tò mò không biết xí muội làm từ gì. Trên thực tế, xí muội được tạo ra từ nhiều loại trái cây như mơ, mận, sấu, me, cóc, quất, đào, khế,... Trong đó xí muội được làm từ quả mơ là phổ biến nhất.

Trong quá trình chế biến, xí muội sẽ sử dụng thêm chất phụ gia để tạo ra mùi vị đặc trưng riêng. Để có những viên xí muội thơm ngon, người ta thường chọn những loại quả tươi, không dập nát, không bị sâu. Sau đó rửa sạch, phơi khô, ướp muối và sấy. Qua nhiều bước thực hiện, nguyên liệu được ngâm tẩm và xử lý. Sản phẩm cuối cùng được kết hợp với các loại gia vị như đường, muối, gừng, ớt,... Tùy theo cơ sở chế biến mà xí muội được chế biến thành các vị khác nhau như cay, mặn, chua, ngọt,...

  • Quả mơ thường được dùng làm xí muội nhất. Mùa mơ khá ngắn từ giữa tháng 3, đầu tháng 4 dương lịch. Đây là thời điểm quả mơ chín và ngon nhất, giá rẻ. Loại ô mai từ quả mơ phổ biến nhất là mơ gừng mặn ngọt, mơ dẻo không hạt, mơ xào gừng, mơ cam thảo,...
  • Mùa mận là tháng 5 - 6 hàng năm. Ô mai làm từ mận cũng rất được ưa chuộng như mận xào gừng, mận dẻo cay với vị chua ngọt được nhiều người yêu thích.
  • Sấu là nét độc đáo của Hà Nội và là nguyên liệu làm xí muội phổ biến. Có 3 loại ô mai phổ biến nhất từ sấu làm sấu xào gừng, sấu ngâm đường và sấu bao tử. Loại ô mai sấu này luôn là món quà cực tuyệt vời khi đi Hà Nội.

Ăn xí muội có tác dụng gì?

Theo y học cổ truyền, xí muội được coi là một trong những vị thuốc có lợi cho sức khỏe. Sau đây là một số công dụng của xí muội:

  • Xí muội rất tốt để trị ho, viêm họng, khản tiếng và khô họng.
  • Xí muội kết hợp với mật ong hoặc gừng giúp điều trị viêm phế quảnho dai dẳng.
  • Xí muội còn có tác dụng ngăn ngừa giun kim, giun đũa trị đau bụng do giun.
  • Xí muội trị tiêu chảy, mềm phân lâu ngày.
  • Xí muội còn có khả năng hỗ trợ ngăn ngừa ung thư cổ tử cung.
  • Ức chế vi khuẩn gây bệnh.
  • Có thể dùng xí muội dưới dạng chiết xuất từ ​​dầu quả mơ để chữa lành vết nứt nẻ và làm bóng tóc. Ngâm rượu với loại thảo dược này cũng có tác dụng giải nhiệt rất tốt.
  • Trong thực phẩm, xí muội than sử dụng như một món ăn vặt yêu thích và là món mứt thơm ngon hấp dẫn trong những ngày lễ, Tết.
Xí muội làm từ gì? Cách làm và bảo quản như thế nào? 2
Theo y học cổ truyền, xí muội có thể chữa cảm lạnh, ho, đau rát họng,...

Ăn xí muội có tốt không?

Nhiều người rất thích ăn xí muội nhưng ăn nhiều có tốt không? Trên thực tế, xí muội là thảo dược tốt và không nhiều tác dụng phụ, trừ trường hợp người dùng bị dị ứng với thành phần của quả mơ.

Đối với những người đang được điều trị bệnh hoặc những người có các bệnh lý dưới đây không nên dùng xí muội hoặc hạn chế tiêu thụ xí muội:

Cách làm xí muội và bảo quản xí muội an toàn

Cách làm xí muội tại nhà

Nguyên liệu:

  • 1kg mận tươi;
  • 50g vôi bột;
  • 500 - 600g đường;
  • Ớt, gừng, cam thảo.

Cách làm:

  • Mận tươi mua về đem phơi cho héo hẳn. Nên phơi ở nơi râm mát, không phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời để không bị khô, mất hết độ giòn, ẩm và các vitamin có lợi cho sức khỏe.
  • Đun nước sôi thì cho mận vào, đợi vỏ hơi nứt thì vớt ra để nguội. Sau đó, tiếp tục phơi hoặc sấy khô cho đến khi vỏ mận nhăn lại. Lặp lại 3 - 4 lần cho đến khi vỏ quả chuyển sang màu tím đen.
  • Chuẩn bị chảo nóng, tách vỏ mơ cho vào chảo, đảo đều để mơ cháy đều. Khi thấy quả có màu đồng nhất thì tắt bếp.
  • Thêm gia vị như đường, ớt, muối, gừng để tăng hương vị cho xí muội. Tùy theo sở thích của mỗi người mà gia giảm độ chua, ngọt, mặn cho phù hợp.

Bảo quản xí muội

Để giữ hương vị của xí muội, hãy bảo quản xí muội trong lọ hoặc hộp thủy tinh đậy kín. Trước khi để xí muội vào, đảm bảo những vật dụng này sạch sẽ, khô ráo để tránh xí muội bị ướt và nấm mốc. Tránh bảo quản ở những nơi có nhiệt độ cao và ánh nắng trực tiếp. Ngoài ra, không nên bảo quản xí muội trong tủ lạnh, vì độ ẩm cao trong tủ lạnh sẽ khiến xí muội mất hương vị và bị mềm. Nếu bảo quản đúng cách, thời hạn sử dụng là 6 - 12 tháng.

Xí muội làm từ gì? Cách làm và bảo quản như thế nào? 3
Để giữ hương vị của xí muội nên bảo quản trong hũ thuỷ tinh đậy kín nắp

Trên đây là những thông tin về xí muội như xí muội làm từ gì, công dụng, cách làm và bảo quản xí muội tại nhà. Từng miếng xí muội thơm ngon với vị chua thanh, ngọt dịu tự nhiên của mơ và vị chua, cay, mặn, ngọt từ các gia vị đi kèm sẽ kích thích vị giác của bạn hơn. Tuy nhiên bạn nên sử dụng lượng vừa phải để nhận được những lợi ích nhất định.

Xem thêm: 

Tắc xí muội

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin