Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Dầu gió được bày bán rất nhiều các cửa hàng tiện lợi, hiệu thuốc và được sử dụng rộng rãi với công dụng hỗ trợ chữa cảm lạnh, nhức đầu, khó tiêu,... Vậy xông tinh dầu gió nhiều có tốt không? Đây là một thắc mắc của nhiều người.
Dầu gió là sản phẩm giúp phòng và chữa bệnh hiệu quả nên nó có mặt trong tủ thuốc của hầu hết các gia đình tại Việt Nam. Tuy nhiên, dầu gió chỉ có thể phát huy tác dụng nếu nó được sử dụng đúng cách. Xông tinh dầu gió nhiều có tốt không? Ai không nên dùng dầu gió? Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp chi tiết qua bài viết dưới đây.
Hầu hết các nhãn hiệu dầu gió đều được chiết xuất từ các nguyên liệu tự nhiên như: Tinh dầu khuynh diệp, bạc hà, quế, tràm, long não, hương nhu trắng, thông, campor và cineol.
Đây đều là những thành phần có khả năng kích thích cơ thể đổ mồ hôi, giảm đau, giảm ho, sát trùng, thông mũi,... Dầu gió được chứng minh có tác dụng rất tốt trong phòng và điều trị các bệnh lý:
Tinh dầu gió rất có lợi cho sức khỏe con người
“Xông tinh dầu gió nhiều có tốt không?” là câu hỏi được nhiều người quan tâm, đặc biệt là với trẻ em, người già và phụ nữ có thai. Tinh dầu gió rất tốt cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, tác hại của dầu gió cũng vô cùng khôn lường nếu bạn sử dụng không đúng cách, đó là:
Trong dầu gió có chứa một lượng lớn chất Methyl salicylate. Đây là loại chất có khả năng thẩm thấu nhanh, ngay cả khi đi vào cơ thể bằng đường thở. Với những người có làn da mỏng, yếu, nhạy cảm, khi tiếp xúc gần với tinh dầu gió trong thời gian dài có thể gây rộp da, ngứa, rát dữ dội. Vùng da kích ứng sẽ càng trở nên nóng ran hơn khi Methyl salicylate gặp nước.
Dầu gió có tính cay nên dễ gây kích ứng với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Nếu xông tinh dầu gió với một lượng lớn trong không gian nhỏ hẹp, ít lưu thông không khí thì Methyl salicylate có thể gây rách vùng màng nhầy mũi, họng. Từ đó, khiến cho hệ hô hấp của trẻ trở nên khó khăn hơn, thậm chí là nhiễm trùng nghiêm trọng khi trẻ bị sổ mũi, viêm mũi.
Hàng năm, có hàng ngàn vụ trẻ em bị ngộ độc khi sử dụng tinh dầu xông. Tình trạng này lại càng phổ biến ở những trẻ dưới 24 tháng tuổi. Nguyên nhân là do trong dầu gió có chứa chất camphor, là chất độc đối với trẻ em. Vì vậy, khi cho trẻ xông tinh dầu gió, bạn chỉ nên lấy một lượng nhỏ và để xa tầm tay của trẻ.
Nếu để dầu gió dính lên các vết thương hở, phần da trầy xước hoặc để trẻ nuốt phải khoảng 1g, chất độc sẽ nhanh chóng phát tác. Chỉ từ 5 - 90 phút, trẻ sẽ bị bỏng miệng và họng, nôn trớ, suy hô hấp và ngưng thở.
Các thành phần của dầu gió bốc hơi rất nhanh, gây tê tại chỗ và tạo ra cảm giác khoan khoái, mát lạnh. Vì vậy, mục đích khi xông dầu gió là tăng tiết mồ hôi và hạ nhiệt cơ thể.
Như vậy, xông một lượng lớn dầu gió không khỏi khiến người bệnh cảm thấy ngột ngạt, khó thở mà còn giảm thân nhiệt đột ngột.
Hạ thân nhiệt khi dùng dầu gió rất nguy hiểm với những người sốt cao
Xông tinh dầu gió nhiều có tốt không? Trên thực tế, không chỉ có trẻ em mà người lớn cũng có nguy cơ cao bị dị ứng hoặc ngộ độc dầu gió do quan niệm “dùng dầu gió càng nhiều thì càng tốt”. Theo khảo sát mới đây, nhiều người bệnh cho biết 2 tình trạng trên thường gây ra các biểu hiện chung là:
Xông tinh dầu gió nhiều có tốt không? Câu trả lời là Không nếu bạn sử dụng sản phẩm này với những đối tượng sau:
Bạn không nên cho trẻ sơ sinh dùng dầu gió
Trên đây là một số thông tin về vấn đề xông tinh dầu gió nhiều có tốt không? Thay vì lạm dụng các sản phẩm phòng bệnh và chữa bệnh một cách bừa bãi, thiếu khoa học, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Thói quen này sẽ giúp bạn tránh được nguy cơ ngộ độc tinh dầu gió nói riêng và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe khác nói chung.
Thu Trang
Nguồn tham khảo: Vinmec.com
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.