Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sởi là một bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm có thể gặp ở trẻ em và người lớn. Bên cạnh các triệu chứng lâm sàng, người bị thủy đậu cần thực hiện thêm các xét nghiệm chẩn đoán sởi để xác định chính xác khả năng mắc bệnh. Từ đó có phác đồ điều trị phù hợp ngăn ngừa biến chứng. Vậy xét nghiệm chẩn đoán sởi là gì? Khi nào cần thực hiện?
Phát hiện và chẩn đoán kịp thời là yếu tố quyết định đến hiệu quả điều trị sởi. Căn bệnh này không quá nguy hiểm nhưng nếu phát hiện muộn hoặc điều trị sai cách sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng khác. Do đó, chúng ta không nên bỏ qua triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm chẩn đoán sởi.
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi gây ra và lây lan qua đường hô hấp. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, trong đó phổ biến nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi. Bệnh sởi có khả năng lây lan cực mạnh và dễ bùng phát thành dịch nếu không có biện pháp kiểm soát kịp thời. Đáng chú ý, virus gây bệnh sởi có thể tồn tại trong không khí và trên bề mặt tới 2 giờ. Hơn nữa, bệnh có khả năng lây lan ngay cả khi người bệnh chưa có triệu chứng lâm sàng. Chính vì thế, việc thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán sởi mang lại ý nghĩa vô cùng quan trọng giúp chúng ta chủ động phòng ngừa, hạn chế lây lan và có giải pháp điều trị kịp thời.
Bệnh sởi thường có thời gian ủ bệnh trong khoảng 10 đến 12 ngày tính từ thời điểm tiếp xúc với virus gây bệnh. Sau thời gian này, người bệnh sẽ xuất hiện các dấu hiệu đặc trưng như sốt, ho khan, sổ mũi, viêm kết mạc mắt, phát ban, đau họng,...
Sởi thường diễn biến qua 4 giai đoạn, mỗi giai đoạn sẽ có những dấu hiệu khác nhau. Bao gồm:
Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, sởi có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:
Như đã đề cập ở trên, các dấu hiệu bệnh sởi trong giai đoạn đầu thường nhẹ và dễ nhầm lẫn với một số bệnh lý thường gặp khác như sốt phát ban, rubella, sốt xuất huyết, cúm, viêm đường hô hấp,... Hơn nữa, virus sởi có thể lây lan rất cao ngay từ khi người bệnh chưa có hoặc triệu chứng chưa rõ ràng.
Vì thế, các xét nghiệm chẩn đoán sởi trong thời điểm xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ là rất cần thiết để xác định chính xác bệnh lý đang mắc phải. Dựa vào kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, đồng thời người bệnh cũng biết cách chăm sóc bản thân để giảm biến chứng, cách ly để phòng ngừa lây lan sang những người xung quanh.
Xét nghiệm này được thực hiện bằng cách lấy khoảng 2ml mẫu huyết thanh hoặc huyết tương của người bệnh. Xét nghiệm Measles IgM nhằm phát hiện kháng thể IgM đáp ứng miễn dịch đặc hiệu với virus sởi, loại kháng thể này bắt đầu xuất hiện sau khi phát ban từ 5 đến 7 ngày với độ nhạy đặc hiệu cao khoảng 98% đến 99%. Kết quả xét nghiệm Measles IgM dương tính phản ánh giai đoạn cấp của bệnh sởi.
Khác với IgM, kháng thể IgG xuất hiện sau vài ngày và đạt đỉnh sau 4 tuần phát bệnh và tồn tại một thời gian sau nhiễm trùng. Kết quả xét nghiệm IgG dương tính có nghĩa cơ thể đang nhiễm hoặc đã nhiễm sởi. Xét nghiệm chẩn đoán sởi IgG cũng được thực hiện bằng cách lấy mẫu huyết thanh hoặc huyết tương với độ nhạy 99% và độ đặc hiệu 96%.
Real time PCR (RT-PCR) là phương pháp sinh học phân tử khuếch đại gen của virus sởi nhằm xác định sự tồn tại của virus trong cơ thể. Phương pháp RT-PCR có thể phát hiện các RNA của virus sởi ngay từ giai đoạn ủ bệnh. Do đó, nó được coi là phương pháp có giá trị cao ngay cả khi kháng thể IgG và IgM chưa xuất hiện. Xét nghiệm chẩn đoán sởi RT-PCR không lấy mẫu huyết tương mà sử dụng mẫu bệnh phẩm là dịch mũi họng. Kết quả xét nghiệm chính xác nhất nếu bệnh phẩm được lấy trong vòng 3 ngày đầu tiên sau khi phát ban.
Với cả 3 xét nghiệm này, người bệnh có thể thực hiện bất cứ thời điểm nào trong ngày mà không cần nhịn ăn và uống. Lưu ý, trước khi thực hiện xét nghiệm, bạn nên cung cấp đầy đủ thông tin gồm triệu chứng, các loại thuốc đang sử dụng, lịch sử di chuyển gần nhất,...
Tóm lại, bệnh sởi dễ lây lan và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Hy vọng với những thông tin trong bài viết đã giúp bạn có thêm kiến thức về căn bệnh này. Khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, hãy đi khám để được làm xét nghiệm chẩn đoán sởi và điều trị kịp thời.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.