Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Mnemophobia là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Ngày 23/11/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Mnemophobia là nỗi sợ hãi ký ức một cách vô lý. Những người có ký ức đau buồn hoặc mắc bệnh Alzheimer thường sợ hãi việc nhớ lại hoặc quên đi những gì họ từng biết. Cần chẩn đoán và điều trị sớm để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Mnemophobia là gì?

Mnemophobia, hay còn gọi là hội chứng sợ hãi ký ức bất thường đối với những hồi tưởng quá khứ. Nỗi sợ này bám chặt lấy họ, gây ra ám ảnh và suy giảm chất lượng cuộc sống.

Những người mang trong mình quá khứ nhiều tổn thương thường sợ hãi khi nghĩ đến nỗi đau đó. Ngược lại, những người mắc chứng Alzheimer, căn bệnh mất trí nhớ do tuổi tác, lại bị ám ảnh bởi nỗi sợ quên lãng. Họ hoảng sợ viễn cảnh đánh mất bản thân, những người thân yêu, những kỷ niệm quý giá.

Có hai loại Mnemophobia:

  • Loại sợ ký ức: Người có thể sợ những ký ức cụ thể nhất định, không phân biệt được thậm chí đây là ký ức xấu hay tốt.
  • Loại sợ mất ký ức: Thường xảy ra ở những người mắc bệnh Alzheimer hoặc bệnh thoái hóa tâm thần khác.

Để thoát khỏi Mnemophobia, họ cố gắng bỏ quên ký ức khiến họ ám ảnh. Sự "bỏ quên" này giúp họ vượt qua những cơn hoảng loạn, tạm hòa nhập với cuộc sống xung quanh. Nhưng những mảnh ký ức vẫn âm thầm đe dọa trở lại, mạnh mẽ và đáng sợ hơn.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của Mnemophobia

Mnemophobia, hay hội chứng sợ hãi ký ức biểu hiện khác nhau ở mỗi người. Tuy nhiên những người mắc Mnemophobia thường có một số triệu chứng chung:

  • Cảm giác lo lắng không kiểm soát được: Khi nghĩ về ký ức, người mắc Mnemophobia sẽ dâng lên một cơn lo lắng dữ dội, khó kiểm soát khiến họ cảm thấy bứt rứt, khó thở, tim đập nhanh và đổ mồ hôi.
  • Nỗ lực né tránh ký ức: Người mắc Mnemophobia sẽ có xu hướng né tránh bất cứ thứ gì có thể gợi nhớ đến ký ức đau buồn. Họ có thể tránh nói về quá khứ, né những địa điểm quen thuộc, thậm chí cắt đứt liên lạc với những người liên quan đến ký ức đó.
  • Gặp khó khăn trong cuộc sống thường ngày: Cơn lo lắng dai dẳng và những nỗ lực né tránh ký ức có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hằng ngày của người mắc Mnemophobia.
  • Hiểu biết về sự phi lý của nỗi sợ nhưng không thể kiểm soát: Người mắc Mnemophobia nhận thức rõ ràng rằng nỗi sợ hãi của họ là vô căn cứ và phóng đại. Tuy nhiên, họ lại cảm thấy bất lực trong việc chế ngự những cảm xúc tiêu cực đó.

Các triệu chứng của Mnemophobia có thể biểu hiện ở cả ba cấp độ: Tinh thần, cảm xúc và thể chất. Cơn lo lắng và sợ hãi có thể dao động từ mức độ nhẹ, mơ hồ đến những cơn hoảng loạn toàn diện.

Mnemophobia là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 4
Người mắc Mnemophobia không thể kiểm soát cảm giác lo lắng của họ

Biến chứng có thể gặp khi mắc Mnemophobia

Mnemophobia là một dạng rối loạn lo âu có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị. Các biến chứng có thể gặp khi mắc Mnemophobia bao gồm:

  • Tác động tiêu cực đến cuộc sống: Mnemophobia có thể khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc học tập, làm việc, duy trì các mối quan hệ xã hội và tham gia các hoạt động thường ngày.
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất: Mnemophobia có thể gây ra các vấn đề sức khỏe thể chất, chẳng hạn như nhức đầu, đau dạ dày, rối loạn giấc ngủ và cao huyết áp.
  • Tăng nguy cơ mắc các rối loạn tâm thần khác: Mnemophobia có thể làm tăng nguy cơ mắc các rối loạn tâm thần khác như trầm cảm, rối loạn lo âu và tâm thần phân liệt.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn nghi ngờ mình hoặc người thân mắc Mnemophobia, hãy tìm kiếm sự trợ giúp từ các chuyên gia tâm lý. Với phương pháp điều trị phù hợp, bạn có thể dần vượt qua nỗi sợ hãi ký ức và sống một cuộc sống bình thường trở lại. 

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến Mnemophobia

Mnemophobia - nỗi sợ hãi ký ức, có nguồn gốc từ cả yếu tố di truyền và môi trường.

Yếu tố di truyền: Những người có tiền sử gia đình mắc các rối loạn lo âu hoặc ám ảnh có nguy cơ mắc Mnemophobia cao hơn. Người được di truyền sẽ không phát triển triệu chứng Mnemophobia cho đến khi có một sự kiện kích hoạt khiến lo lắng hoặc sợ hãi gia tăng.

Yếu tố môi trường:

  • Mnemophobia có thể bắt nguồn từ những trải nghiệm đau thương thời thơ ấu như mất mát người thân, tấn công bạo lực, quấy rối. Ngay cả một tai nạn không may cũng có thể trở thành nguyên nhân.
  • Những người nhạy cảm về mặt tinh thần dễ bị ảnh hưởng bởi những câu chuyện hoặc người xung quanh mang nhiều lo lắng.
  • Sự ám ảnh gây ra bởi người lớn, phim ảnh, sách báo hoặc đơn giản là một sự kiện có thể kích hoạt Mnemophobia.

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc phải Mnemophobia?

Một số đối tượng có nguy cơ mắc phải Mnemophobia

  • Người có xu hướng lo lắng và sợ hãi;
  • Người nhạy cảm;
  • Người có tiền sử gia đình mắc các rối loạn lo âu hoặc ám ảnh;
  • Người bị suy giảm chức năng tuyến thượng thận có thể ảnh hưởng đến hoạt động của não và làm tăng nguy cơ mắc các rối loạn lo âu, trong đó có Mnemophobia.

Nếu bạn nghi ngờ mình mắc Mnemophobia, hãy tìm kiếm sự trợ giúp từ các chuyên gia tâm lý để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Mnemophobia là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 5
Nếu bạn nghi ngờ mình hoặc người thân mắc Mnemophobia hãy tìm kiếm sự trợ giúp từ các chuyên gia tâm lý

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải Mnemophobia

Một số yếu tố được cho là làm tăng nguy cơ mắc mnemophobia:

  • Tiền sử lo âu và sợ hãi;
  • Trải nghiệm đau buồn trong quá khứ;
  • Yếu tố di truyền;
  • Xem hoặc đọc về những người khác bị đau khổ do ký ức.

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp chẩn đoán và xét nghiệm Mnemophobia

Để chẩn đoán Mnemophobia, bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý sẽ xem xét các triệu chứng của người bệnh, bao gồm:

  • Cảm giác lo lắng dữ dội khi nghĩ về hoặc tiếp xúc với ký ức;
  • Nỗ lực né tránh ký ức;
  • Gặp khó khăn trong cuộc sống thường ngày do nỗi sợ hãi.

Ngoài ra, bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý cũng sẽ xem xét lịch sử y tế và tâm thần của người bệnh, bao gồm các yếu tố nguy cơ gây Mnemophobia như:

  • Trải qua một sự kiện đau buồn hoặc đáng sợ trong quá khứ;
  • Có tiền sử rối loạn lo âu hoặc các vấn đề sức khỏe tâm thần khác;
  • Có tiền sử gia đình mắc các rối loạn lo âu.

Nếu người bệnh có các triệu chứng và yếu tố nguy cơ trên, bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý có thể chẩn đoán Mnemophobia. Để xác định chính xác mức độ nghiêm trọng của Mnemophobia, bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý có thể sử dụng các thang đánh giá tâm thần, chẳng hạn như:

  • Thang đánh giá rối loạn lo âu DSM-5;
  • Thang đánh giá ám ảnh cưỡng chế Yale-Brown.

Ngoài ra, bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý cũng có thể yêu cầu người bệnh thực hiện các xét nghiệm khác, chẳng hạn như xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm hình ảnh, để loại trừ các nguyên nhân gây ra các triệu chứng của người bệnh không liên quan đến Mnemophobia.

Điều trị Mnemophobia

Nội khoa

Mnemophobia không có phương pháp điều trị đặc hiệu. Giống như nhiều ám ảnh khác, Mnemophobia được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau, bao gồm:

Liệu pháp nhận thức hành vi: Đây là một trong những phương pháp điều trị được sử dụng phổ biến nhất cho bệnh nhân mắc hầu hết các rối loạn tâm thần. Bệnh nhân được hỗ trợ phân tích, lý giải cách họ cảm nhận về những ký ức và sau đó cung cấp cho họ những suy nghĩ thay thế, tích cực hơn.

Liệu pháp phơi nhiễm: Bệnh nhân được tiếp xúc với nguồn gốc nỗi sợ hãi của họ. Nhà trị liệu sẽ dạy họ các bài tập đối phó. Những bài tập này bao gồm các kỹ thuật thở hoặc phương pháp thư giãn để giảm lo lắng của họ khi gặp phải tình huống gây lo sợ thực tế. Điều này dạy họ cách giữ bình tĩnh khi tiếp xúc với kích thích gây sợ hãi.

Liệu pháp hành vi biện chứng: Là một phương pháp trị liệu hiệu quả khác được sử dụng cho Mnemophobia. Chủ yếu tập trung trang bị kỹ năng đối phó cho bệnh nhân.

Bên cạnh đó, Yoga và thiền cũng thường được áp dụng trong trị liệu Mnemophobia:

  • Yoga mang lại sự thư giãn và giúp tâm trí hướng tới những điều tích cực, thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực gây lo lắng.
  • Thiền giúp bệnh nhân tập trung vào hơi thở và cảm giác cơ thể, hướng sự chú ý ra khỏi những suy nghĩ phiền muộn.

Thuốc có thể được sử dụng để điều trị các triệu chứng lo âu của Mnemophobia:

  • Thuốc chống lo âu;
  • Thuốc chống trầm cảm;
  • Thuốc an thần.

Thuốc được sử dụng trong điều trị Mnemophobia nên được sử dụng theo chỉ định và theo dõi của bác sĩ chuyên khoa.

Mnemophobia là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 6
Thiền cũng thường được áp dụng trong trị liệu Mnemophobia giúp bệnh nhân ra khỏi những suy nghĩ phiền muộn

Ngoại khoa

Mnemophobia thường không có chỉ định ngoại khoa

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt giúp hạn chế diễn tiến của Mnemophobia

Chế độ sinh hoạt:

  • Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục giúp giải phóng endorphin, hormone có tác dụng cải thiện tâm trạng và giảm căng thẳng.
  • Ngủ đủ giấc: Ngủ đủ giấc giúp cơ thể phục hồi và tái tạo năng lượng, đồng thời cải thiện tâm trạng và trí nhớ. Người lớn nên ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi đêm.
  • Tìm kiếm sự hỗ trợ từ gia đình và bạn bè: Sự hỗ trợ từ gia đình và bạn bè là rất quan trọng đối với người bệnh Mnemophobia. Họ có thể giúp người bệnh cảm thấy được yêu thương và quan tâm, đồng thời giúp người bệnh vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.

Chế độ dinh dưỡng:

  • Ăn uống lành mạnh: Ăn uống lành mạnh giúp cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể, hỗ trợ hoạt động của hệ thần kinh và cải thiện tâm trạng. Người bệnh nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, và hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn, đồ uống có cồn và caffeine.
  • Tránh xa các chất kích thích: Các chất kích thích như rượu, bia, caffeine, và thuốc lá có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của Mnemophobia. Người bệnh nên tránh xa các chất kích thích này.
Mnemophobia là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 7
Sự hỗ trợ từ gia đình và bạn bè là rất quan trọng đối với người bệnh Mnemophobia

Phòng ngừa Mnemophobia

Không có cách nào chắc chắn để ngăn ngừa hoàn toàn Mnemophobia. Một số biện pháp có thể giúp giảm phòng ngừa Mnemophobia như

  • Giữ lối sống lành mạnh;
  • Tìm kiếm sự hỗ trợ từ gia đình và bạn bè.

Các câu hỏi thường gặp về Mnemophobia

Chứng Mnemophobia là gì?

Chứng Mnemophobia đặc trưng bởi nỗi sợ hãi ký ức. Những người mắc chứng Mnemophobia có thể sợ hãi tất cả các loại ký ức, từ những ký ức vui vẻ đến những ký ức đau thương.

Mất trí nhớ có phải là vĩnh viễn trong chứng Mnemophobia không?

Việc mất trí nhớ không phải là vĩnh viễn ở chứng Mnemophobia vì bệnh này có thể dễ dàng điều trị bằng các liệu pháp. Đó chỉ là sự kìm nén của ký ức.

Điều trị nào được đưa ra cho chứng Mnemophobia ?

Nhiều liệu pháp điều trị khác nhau bao gồm liệu pháp tâm lý như liệu pháp hành vi nhận thức, liệu pháp phơi nhiễm, thiền, yoga và dùng thuốc (nếu cần).

Có cách nào phòng ngừa Mnemophobia không?

Không có cách nào chắc chắn để ngăn ngừa hoàn toàn Mnemophobia. Một số biện pháp có thể giúp giảm phòng ngừa Mnemophobia như giữ lối sống lành mạnh, sự hỗ trợ từ gia đình và bạn bè.

Chứng Mnemophobia có thể chữa khỏi được không?

Chứng Mnemophobia có thể được chữa khỏi với sự can thiệp điều trị sớm và phù hợp. Tuy nhiên, cần có thời gian và nỗ lực để bệnh nhân có thể kiểm soát được nỗi sợ hãi của mình và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Nguồn tham khảo