Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Dị cảm và những điều cần biết

Ngày 20/10/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Dị cảm là cảm giác ngứa ran, tê hoặc như “kim châm”. Mọi người đều trải qua cảm giác này tại một số thời điểm trong cuộc sống của họ. Thông thường, đây là dấu hiệu vô hại cho thấy một chi đang “ngủ” và bạn cần thay đổi vị trí hoặc di chuyển xung quanh. Nhưng khi nó không biến mất hoặc xảy ra thường xuyên, đó có thể là một triệu chứng bệnh lý quan trọng.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Dị cảm là bệnh lý gì?

Dị cảm là cảm giác nóng rát hoặc châm chích thường thấy ở bàn tay, cánh tay, chân hoặc bàn chân, nhưng cũng có thể xảy ra ở các bộ phận khác của cơ thể. Cảm giác xảy ra mà không báo trước, thường không đau và được mô tả là ngứa ran hoặc tê, cảm giác như kiến bò trên da hoặc ngứa.

Hầu hết mọi người đều từng bị dị cảm tạm thời còn được gọi là cảm giác "kim châm" khi ngồi bắt chéo chân quá lâu hoặc ngủ quên với một cánh tay đặt dưới đầu. Nó xảy ra khi tăng áp lực lên dây thần kinh. Cảm giác này nhanh chóng hết khi áp lực được giải tỏa. Đây là loại dị cảm này tạm thời và thường tự khỏi mà không cần điều trị. Nếu tình trạng dị cảm vẫn tiếp diễn, bạn có thể bị rối loạn bệnh lý tiềm ẩn cần điều trị.

Có hai dạng dị cảm chính:

  • Tạm thời: Đây là loại phổ biến hơn. Như tên cho thấy, nó không tồn tại lâu. Một ví dụ có thể là cảm giác ngứa ran hoặc cảm giác kim châm ngắn ngủi ở chân nếu bạn ngồi quá lâu trong một khoảng thời gian nhất định. Khi bạn duỗi chân ra, cảm giác sẽ trở lại bình thường.
  • Mãn tính: Là khi dị cảm kéo dài và không biến mất. Đây là triệu chứng của các bệnh lý cần được điều trị. Các tình trạng như hội chứng ống cổ tay là những nguyên nhân gây dị cảm dai dẳng có thể xảy ra. Nhưng bạn cũng có thể bị dị cảm dai dẳng do thiếu máu lưu thông hoặc tổn thương thần kinh, cả hai tình trạng này thường nghiêm trọng hơn.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của dị cảm

Dị cảm có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, nhưng nó thường ảnh hưởng đến:

  • Bàn tay;
  • Cánh tay;
  • Chân;
  • Bàn chân.

Có thể là tạm thời hoặc mãn tính. Các triệu chứng có thể bao gồm cảm giác:

  • Tê;
  • Ngứa ran;
  • Nóng rát;
  • Cảm giác kiến bò trên da;
  • Châm chích.
Dị cảm và những điều cần biết 4
Cảm giác kiến bò trên da cũng là một triệu chứng của dị cảm

Biến chứng có thể gặp khi mắc dị cảm

Hầu hết các nguyên nhân gây dị cảm đều cần điều trị. Trong nhiều bệnh lý, đặc biệt là các bệnh lý liên quan đến tuần hoàn và thần kinh rất nguy hiểm hoặc đe dọa tính mạng nếu không được điều trị. Các tình trạng khác gây ra bệnh này, tuy không nguy hiểm nhưng lại gây rối loạn và có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống nếu không được điều trị.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Dị cảm có thể là triệu chứng của các tình trạng bệnh lý nghiêm trọng, một số nguy hiểm hoặc thậm chí đe dọa đến tính mạng. Cần đến khám tại các cơ sở y tế nếu như:

  • Bị dị cảm thường xuyên hoặc liên tục.
  • Bị dị cảm ảnh hưởng đến cùng một bộ phận cơ thể ở cả hai bên.
  • Nếu nó xảy ra đi kèm với các triệu chứng khác như yếu hoặc mất chức năng, mất thăng bằng làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến dị cảm

Dị cảm tạm thời thường do áp lực lên dây thần kinh hoặc do tuần hoàn kém trong thời gian ngắn. Điều này có thể xảy ra khi bạn ngủ trên tay hoặc ngồi bắt chéo chân quá lâu. Dị cảm mãn tính có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau:

Nguyên nhân tuần hoàn

Thiếu máu lưu thông sẽ gây ảnh hưởng đến dây thần kinh làm gián đoạn đường truyền tín hiệu từ não qua các dây thần kinh gây ra dị cảm. Hội chứng lối thoát ngực, hội chứng Raynaud là một dạng dị cảm có liên quan đến tuần hoàn.

Nguyên nhân thần kinh

Nguyên nhân thần kinh có thể liên quan đến não, tủy sống hoặc dây thần kinh ở bất kỳ vị trí nào trong cơ thể. Một số nguyên nhân như:

  • Ung thư não;
  • Xuất huyết não;
  • Bệnh Charcot-Marie-Tooth;
  • Thoát vị đĩa đệm gây chèn dây thần kinh;
  • Tổn thương thần kinh do bỏng;
  • Bệnh đau dây thần kinh như thần kinh sinh ba;
  • Bệnh thần kinh ngoại biên;
  • Dây thần kinh bị chèn ép hoặc bệnh lý rễ thần kinh;
  • Hẹp cột sống;
  • Đột quỵ hoặc cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIA).

Nguyên nhân chuyển hoá và nội tiết

Các nguyên nhân trao đổi chất và nội tiết bao gồm thiếu hụt vitamin, các tình trạng ảnh hưởng đến một số hormone, bao gồm:

  • Bệnh thần kinh liên quan đến đái tháo đường (tổn thương thần kinh);
  • Mất cân bằng điện giải;
  • Hạ đường huyết;
  • Suy tuyến cận giáp;
  • Suy giáp;
  • Thời kỳ mãn kinh;
  • Thiếu vitamin B1 (Thiamine) (còn gọi là bệnh Beriberi), thiếu hụt B5, thiếu B6 và thiếu B12.

Bệnh truyền nhiễm

Các bệnh truyền nhiễm thường có thể gây dị cảm nếu ảnh hưởng đến dây thần kinh hoặc não. Ví dụ về những điều kiện này bao gồm:

  • Bất kỳ bệnh nhiễm trùng nào có thể ảnh hưởng đến não của bạn và gây viêm não hoặc viêm màng não;
  • Hội chứng Guillain-Barré;
  • Virus herpes simplex;
  • Virus herpes zoster (bệnh zona);
  • Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) .

Bệnh tự miễn

Tình trạng tự miễn dịch là khi hệ thống miễn dịch của bạn tấn công các bộ phận của cơ thể bạn. Dị cảm là một trong những triệu chứng có thể xảy ra của tình trạng tự miễn dịch tấn công dây thần kinh của bạn. Tình trạng viêm cũng có thể gây sưng tấy và thay đổi mô ảnh hưởng đến dây thần kinh. Một số bệnh có thể gây dị cảm như:

Dị cảm và những điều cần biết 8
Có nhiều nguyên nhân gây dị cảm

Thuốc

Một số loại thuốc cũng có thể gây dị cảm ở một số người. Chúng có thể bao gồm:

  • Một số loại thuốc dùng trong hóa trị.
  • Một số loại kháng sinh.
  • Thuốc điều trị HIV.
  • Một số phương pháp điều trị động kinh.

Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác cũng có thể gây ra dị cảm như:

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc dị cảm?

Bất cứ ai cũng có thể bị dị cảm tạm thời hay mạn tính. Tuy nhiên những đối tượng có nguy cơ mắc dị cảm cao hơn nếu:

  • Thực hiện các động tác lặp đi lặp lại gây chèn ép dây thần kinh chẳng hạn như đánh máy, chơi nhạc cụ hoặc chơi một môn thể thao như quần vợt.
  • Uống nhiều rượu và ăn một chế độ ăn nghèo nàn dẫn đến thiếu hụt vitamin, đặc biệt là vitamin B-12 và folate.
  • Mắc bệnh đái tháo đường tuýp 1 hoặc 2.
  • Có tình trạng tự miễn dịch.
  • Có bệnh về thần kinh, chẳng hạn như đa xơ cứng (MS).

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc dị cảm

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị chèn ép dây thần kinh đồng thời cũng làm tăng nguy cơ mắc dị cảm:

  • Giới tính: Phụ nữ có thể do ống thần kinh hẹp hơn nên có nhiều khả năng mắc hội chứng ống cổ tay hơn.
  • Béo phì: Cân nặng tăng thêm có thể gây áp lực lên dây thần kinh.
  • Mang thai: Khi mang thai việc tăng cân quá mức và tích nước có thể gây phù và áp lực lên dây thần kinh.
  • Nằm một chỗ trên giường kéo dài: Nằm trong thời gian dài mà không hoạt động có thể gây chèn ép dây thần kinh và làm tăng nguy cơ dị cảm.
  • Sử dụng quá mức một số nhóm cơ: Ở những người có công việc, thói quen hoặc sở thích phải vận động lặp đi lặp lại các động tác của bàn tay, khuỷu tay hoặc bàn chân có nguy cơ bị chèn ép dây thần kinh, dị cảm hoặc tổn thương dây thần kinh cao hơn.

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán dị cảm

Chẩn đoán dị cảm phải dựa trên triệu chứng của người bệnh, bệnh sử, tiền căn bệnh lý và thăm khám lâm sàng. Ngoài ra để kiểm tra xác định nguyên nhân mà có thể thực hiện một số xét nghiệm và cận lâm sàng như:

  • Đo tốc độ dẫn truyền thần kinh: Nhằm đánh giá khả năng kết nối của các tế bào thần kinh vận động với cơ bằng cách gắn một số điện cực lên vùng da cần kiểm tra.
  • Đo điện cơ (EMG): Phương pháp đo hoạt động điện của cơ và các dây thần kinh chi phối cơ.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Cho hình ảnh chi tiết về cả mô mềm và xương trong cơ thể, giúp cho việc tìm nguyên nhân gây ra dị cảm.
  • Siêu âm: Được dùng để kiểm tra sự chèn ép hoặc tổn thương dây thần kinh, chẳng hạn như xảy ra trong hội chứng ống cổ tay.
Dị cảm và những điều cần biết 5
Đo điện cơ giúp xác định một số nguyên nhân gây ra dị cảm

Phương pháp điều trị dị cảm

Một số dạng dị cảm đặc biệt là các dạng thoáng qua như chân tay ngủ quên thì không cần điều trị. Ngoài ra, nhiều loại dị cảm khác cần được điều trị, tuỳ theo nguyên nhân mà lựa chọn sử dụng các phương pháp điều trị khác nhau. Việc điều trị nguyên nhân thường sẽ làm cho dị cảm biến mất hoặc khiến dị cảm xảy ra ít thường xuyên hơn.

Thuốc

Tuỳ theo nguyên nhân gây ra dị cảm mà có thể sử dụng thuốc phù hợp để điều trị.

Một số loại thuốc, chẳng hạn như Ibuprofen (Advil, Motrin) và Naproxen natri (Aleve) và thậm chí tiêm Steroid vào vùng bị ảnh hưởng có thể được dùng để giảm đau, giảm sưng và viêm.

Đối với dị cảm lâu dài do đau cơ xơ hóa, thuốc bao gồm Pregabalin (Lyrica) hoặc Duloxetine (Cymbalta) có thể được sử dụng.

Nghỉ ngơi và cố định những vị trí bị ảnh hưởng

Các trường hợp dây thần kinh bị chèn ép thì việc dừng các hoạt động gây chèn ép là cần thiết. Nên nghỉ ngơi hoặc có thể đeo nẹp để cố định vùng bị tổn thương giúp hạn chế diễn tiến của bệnh.

Tuy nhiên, sử dụng nẹp trong thời gian dài có thể gây ra các vấn đề khác. Do đó, cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu có thể được sử dụng để tăng cường sức mạnh cho các cơ xung quanh dây thần kinh bị ảnh hưởng. Cơ khỏe hơn có thể giúp giảm bớt sự chèn ép và ngăn ngừa tái phát. Cơ bắp khỏe mạnh cũng có thể cải thiện tính linh hoạt, phạm vi chuyển động và khả năng vận động.

Phẫu thuật

Nếu các phương pháp điều trị này không làm giảm triệu chứng, có thể cần phải phẫu thuật để giải áp lực lên dây thần kinh bị chèn ép. Phẫu thuật có thể là giải phóng dây chằng cổ tay, cắt bỏ gai xương hoặc thậm chí là một phần của đĩa đệm bị thoát vị ở phía sau.

Tuỳ theo các triệu chứng và nguyên nhân gây ra dị cảm, bác sĩ sẽ lựa chọn hình thức phẫu thuật.

Dị cảm và những điều cần biết 6
Tuỳ theo các triệu chứng và nguyên nhân gây ra dị cảm, bác sĩ sẽ lựa chọn hình thức phẫu thuật

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến dị cảm

Chế độ sinh hoạt:

Xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh để hạn chế diễn tiến của bệnh:

  • Tuân thủ theo phương pháp và hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình điều trị.
  • Theo dõi và quản lý bệnh nền mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp,… cẩn thận sẽ giúp giảm nguy cơ bị dị cảm.
  • Nghỉ ngơi thường xuyên nếu bạn cần thực hiện các động tác lặp đi lặp lại.
  • Hãy đứng dậy và di chuyển thường xuyên nhất có thể nếu bạn phải ngồi trong thời gian dài.
  • Cần chú ý giữ các tư thế đúng trong hoạt động sinh hoạt hằng ngày.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao một cách hợp lý.
  • Duy trì cân nặng hợp lý.
  • Ngưng hút thuốc lá, rượu bia.

Chế độ dinh dưỡng:

Duy trì một chế độ ăn lành mạnh như:

  • Ăn uống điều độ, đúng giờ.
  • Ăn một chế độ ăn có lợi cho tim mạch: Ít chất béo không tốt và cholesterol có thể giúp giảm nguy cơ đột quỵ và bệnh tim mạch.
  • Bổ sung các thực phẩm chứa vitamin và khoáng chất như các loại vitamin B và canxi có trong cá hồi, gan động vật, thịt gà, hải sản, các loại hạt, ngũ cốc, rau xanh,…
  • Hạn chế ăn các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, quá ngọt, quá mặn, các thực phẩm đông lạnh, đóng hộp.
Dị cảm và những điều cần biết 7
Chế độ ăn bổ sung vitamin và khoáng chất

Phương pháp phòng ngừa dị cảm

Dị cảm không phải lúc nào cũng có thể phòng ngừa được. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện một số phương pháp để giảm sự xuất hiện hoặc mức độ nghiêm trọng của chứng dị cảm:

  • Duy trì tư thế đúng là điều quan trọng để tránh áp lực không cần thiết lên dây thần kinh.
  • Tránh chấn thương có thể xảy ra do nâng vật nặng và không đúng cách cũng rất quan trọng.
  • Ngoài ra, hạn chế các chuyển động lặp đi lặp lại hoặc ít nhất là nghỉ ngơi thường xuyên trong khi thực hiện các hoạt động đó có thể ngăn ngừa dị cảm do sử dụng quá mức.
  • Duy trì cân nặng hợp lý và tham gia tập thể dục thường xuyên, bao gồm các bài tập sức mạnh và sự linh hoạt giúp cơ thể khoẻ mạnh cũng như phòng ngừa dị cảm.
Nguồn tham khảo
  1. Paresthesia: https://my.clevelandclinic.org/health/symptoms/24932-paresthesia#care-and-treatment
  2. Paraesthesias: https://mountnittany.org/wellness-article/paraesthesias
  3. Paresthesia: https://www.ninds.nih.gov/health-information/disorders/paresthesia
  4. What is Paresthesia: https://www.healthline.com/health/how-to-get-rid-of-pins-and-needles
  5. Paraesthesia and peripheral neuropathy: https://www.racgp.org.au/afp/2015/march/paraesthesia-and-peripheral-neuropathy

 

Các bệnh liên quan

  1. Ghẻ cóc (do nhiễm Treponema pertenue)

  2. Chốc lở

  3. Chàm đồng tiền

  4. Hắc lào

  5. Xơ cứng bì toàn thể

  6. Xơ cứng củ

  7. Lão hóa da

  8. Sẹo lồi

  9. Rạn da

  10. Mụn