Bác sĩ tốt nghiệp từ Đại học Y Hà Nội, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dinh dưỡng và Y học Dự phòng. Bác sĩ từng là giảng viên tại Trường Đại học Y tế Công cộng và cũng có kinh nghiệm thực tiễn chuyên sâu trong lĩnh vực tiêm chủng.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Bác sĩNguyễn Thị Nhung
Bác sĩ tốt nghiệp từ Đại học Y Hà Nội, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dinh dưỡng và Y học Dự phòng. Bác sĩ từng là giảng viên tại Trường Đại học Y tế Công cộng và cũng có kinh nghiệm thực tiễn chuyên sâu trong lĩnh vực tiêm chủng.
Sán dây là một loại ký sinh trùng có thể sống và kiếm ăn trong ruột người, được gọi là bệnh sán dây. Dạng sán dây còn non và không hoạt động được gọi là ấu trùng. Nó có thể tồn tại ở các cơ quan khác nhau cơ thể, gọi là bệnh ấu trùng. Phương pháp điều trị bệnh ấu trùng có thể bao gồm thuốc chống ký sinh trùng và phẫu thuật để loại bỏ nang sán. Ngoài ra còn có các loại thuốc khác có thể được sử dụng để điều trị triệu chứng.
Sán dây là một loại ký sinh trùng thân dẹp, sống ký sinh trong ruột của vật chủ. Nó thường lây nhiễm sang nhiều loài động vật khác nhau, bao gồm cả con người, vật nuôi và chó mèo (thường là động vật có vú ăn thịt).
Giống như các loại ký sinh trùng khác, sán dây trưởng thành chỉ có thể tồn tại bên trong cơ thể vật chủ, ăn các chất dinh dưỡng của chính vật chủ. Phần đầu gắn vào bên trong ruột của vật chủ và hấp thụ chất dinh dưỡng ở đó. Trong khi đó, phần đốt của sán dây tiếp tục phát triển và đẻ trứng. Trứng đi qua ruột của vật chủ và ra khỏi cơ thể theo phân, từ đó trứng sẽ tìm thấy vật chủ mới của chúng.
Nhiễm sán dây có hai dạng:
Bệnh sán dây trưởng thành
Bệnh sán dây trưởng thành là những con sán dây nở và trưởng thành bên trong ruột của vật chủ. Sán dây trưởng thành bám vào thành ruột và hấp thụ chất dinh dưỡng ở đó. Bệnh thường không gây ra triệu chứng gì đáng chú ý và nhiều người không nhận ra mình bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên, khi nhiễm trùng nặng có thể gây thiếu hụt dinh dưỡng, sụt cân không rõ nguyên nhân, buồn nôn hoặc tiêu chảy. Một số loài sán dây có thể sống tới 30 năm và dài tới 30 feet.
Khi bác sĩ chẩn đoán bệnh sán dây, tức là đề cập đến tình trạng nhiễm sán dây thuộc chi Taenia. Taenia solium (sán dây lợn), Taenia saginata (sán dây bò) và Taenia asiatica (sán dây châu Á) đều là những loài nhắm đến con người như vật chủ cuối cùng của chúng. Tuy nhiên, các loài khác cũng có thể lây nhiễm vào con người, bao gồm Diphyllobothrium latum (sán dây cá) và Hymenolepis nana (sán dây lùn - một loại nhỏ hơn).
Bệnh ấu trùng sán dây xâm lấn
Nhiễm ấu trùng xâm lấn có thể xảy ra nếu ấu trùng sán dây trong ruột di chuyển ra ngoài ruột và đi vào máu cũng như các cơ quan khác. Ấu trùng sán dây bám vào bên trong cơ quan và hình thành các nang sán ở đó - những túi chất lỏng bao bọc xung quanh ấu trùng khi chúng lớn lên. Những nang sán này có thể gây ra nhiều biến chứng, tùy thuộc vào vị trí của chúng. Các nang sán trong phổi, gan hoặc tim có thể phát triển đủ lớn để làm gián đoạn hoạt động bình thường của các cơ quan đó. Các nang sán bám vào tủy sống hoặc não có thể gây ra các triệu chứng thần kinh, chẳng hạn như cơn động kinh.
Bạn có thể bị nhiễm ấu trùng, đồng thời có hoặc không có sán dây trưởng thành trong đường ruột. Sán dây lợn Taenia solium có thể gây bệnh sán dây trưởng thành ở đường ruột và bệnh ấu trùng sán dây xâm lấn. Các loài sán dây khác chỉ lây nhiễm sang người dưới dạng ấu trùng.
Các triệu chứng chủ yếu phụ thuộc vào nơi mà sán dây trưởng thành hay ấu trùng của chúng kí sinh trong cơ thể.
Sán dây trong ruột có thể không gây ra triệu chứng. Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng phụ thuộc một phần vào số lượng sán dây. Các triệu chứng khác nhau. Các triệu chứng có thể bao gồm:
Người bệnh nhiễm sán dây thường có biểu hiện thầm lặng cho đến khi các triệu chứng rõ ràng hơn hoặc nghiêm trọng hơn xảy ra. Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào kể trên, hãy đến gặp bác sĩ.
Nguyên nhân gây nhiễm sán dây thường được xác định bởi các loài động vật mà chúng ký sinh, ví dụ như Taenia saginata từ thịt bò, Taenia solium từ thịt lợn và Diphyllobothrium latum từ cá.
Sán dây có vòng đời gồm ba giai đoạn: Trứng, ấu trùng và giai đoạn trưởng thành. Vì ấu trùng có thể xâm nhập vào cơ thể của vật chủ nên nhiễm trùng sán dây có thể xảy ra khi bạn ăn thịt sống hoặc chưa nấu chín từ động vật bị nhiễm bệnh.
Cũng có thể nhiễm sán dây lợn từ thực phẩm do người nhiễm bệnh chế biến. Vì trứng sán dây được thải qua đường tiêu hoá nên người bệnh không rửa tay kỹ sau khi đi vệ sinh và chuẩn bị thức ăn có thể làm dây nhiễm vào thực phẩm.
Sán dây có tên như vậy vì hình dạng phẳng của nó, giống như một thước dây. Cơ thể phát triển thành từng đốt. Sán dây có ba phần riêng biệt: Đầu gắn vào vật chủ, cổ không phân đốt (nơi tạo ra các đốt cơ thể mới) và phần thân bao gồm nhiều đốt.
Mỗi đốt sẽ sản xuất trứng. Ở một số loài sán dây, các đốt này vỡ ra cùng với trứng để đi qua ruột của vật chủ theo phân.
Người ta nhiễm sán dây do ăn phải thực phẩm và nước bị ô nhiễm hoặc do tiếp xúc với phân bị nhiễm bệnh (đường phân - miệng).
Bạn có thể ngăn ngừa nhiễm sán dây bằng cách thường xuyên rửa tay và tránh ăn thịt sống hoặc nấu chưa chín kỹ.
Các biến chứng phụ thuộc vào loại sán dây mà bạn mắc phải, đó là loại sán dây trưởng thành ở đường ruột hay ấu trùng sán dây xâm lấn và vị trí của ấu trùng xâm lấn.
Đôi khi, các triệu chứng sán dây phát triển trong vòng vài tháng kể từ khi ký sinh trùng cư trú trong ruột của bạn. Tuy nhiên, thường sán dây có thể ở trong cơ thể con người trong nhiều năm mà không gây ra triệu chứng. Một số trường hợp không bao giờ gây ra triệu chứng nào cả.
Nếu bạn đang bị nhiễm ấu trùng sán dây không có triệu chứng và không cần điều trị, chỉ cần theo dõi nếu có bất kỳ triệu chứng mới nào xuất hiện. Đảm bảo rằng bạn và bác sĩ của bạn biết vị trí của các nang sán trong cơ thể bạn để giúp xác định bất kỳ triệu chứng lạ nào ở những cơ quan đó. Lưu ý bất kỳ tình trạng viêm hoặc phản ứng miễn dịch chung nào có thể xảy ra khi các nang sán chết. Bác sĩ của bạn có thể kê đơn thuốc vào thời điểm này để kiểm soát các triệu chứng.
Hỏi đáp (0 bình luận)