Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Polyp trực tràng: Bệnh thường gặp ở đường tiêu hóa

Ngày 07/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Polyp trực tràng là bệnh thường gặp ở đường tiêu hóa. Đa số những trường hợp polyp trực tràng thường lành tính và an toàn. Tuy nhiên, ở một vài trường hợp, các khối u này vẫn có nguy cơ tiến triển qua ung thư trực tràng. Vì vậy, người bệnh không nên chủ quan nếu bị polyp trực tràng. Vậy nguyên nhân nào gây ra polyp trực tràng và điều trị như thế nào? Chúng ta có thể tham khảo bài viết dưới đây.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Polyp trực tràng là gì?

Trực tràng là một cơ quan tạo nên phần dưới của hệ tiêu hóa, nối giữa đại tràng và ống hậu môn. Polyp trực tràng xảy ra khi những tế bào tăng sinh và phát triển bất thường tạo ra những khối u trong niêm mạc trực tràng gọi là polyp.

Hầu hết, polyp trực tràng là những khối u lành tính và không gây nguy hiểm, những khối u thường có hình nấm, phân nhánh, hình bầu dục hoặc hình cầu. Kích thước khối u khác nhau (đường kính từ 2 – 3cm), nếu những khối u này có kích thước càng lớn thì càng ẩn chứa nhiều nguy hiểm.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của polyp trực tràng

Thông thường, người bệnh sẽ không cảm nhận triệu chứng gì khi bị polyp trực tràng. Bệnh thường chỉ được phát hiện khi bác sĩ khám sức khỏe ở đường ruột.

Tuy nhiên, nếu khối u phát triển lớn, người bệnh sẽ có một vài dấu hiệu sau:

  • Chảy máu trực tràng (triệu chứng dễ nhận biết nhất của polyp trực tràng);

  • Đau bụng;

  • Buồn nôn và nôn;

  • Thiếu sắt dẫn tới thiếu máu;

  • Cơ thể suy nhược và mệt mỏi;

  • Thay đổi thói quen đại tiện như tiêu chảy, táo bón hoặc độ đặc của phân;

  • Phân có lẫn máu hoặc chất nhờn.

Biến chứng có thể gặp khi bị Polyp trực tràng

Polyp trực tràng là căn bệnh phổ biến hiện nay, nếu không điều trị kịp thời sẽ để lại một số biến chứng sau:

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe. 

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến polyp trực tràng

Hiện nay, vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây polyp trực tràng, thường là do kết quả của sự phát triển quá mức của tế bào trong trực tràng. Thông thường, những tế bào cũ hay bị tổn thương trong cơ thể thường được thay thế định kỳ bằng những tế bào mới và khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, sự đột biến gen có thể dẫn tới sự phát triển không kiểm soát của những tế bào trong niêm mạc trực tràng hình thành polyp trực tràng.

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc phải (bị) polyp trực tràng?

Hầu hết tất cả mọi đối tượng, lứa tuổi đều có khả năng bị polyp trực tràng. Tuy nhiên, người từ 50 tuổi trở lên thì có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc (bị) polyp trực tràng

Các yếu tố làm tăng nguy polyp trực tràng: 

  • Đã từng bị polyp trực tràng trước đó.

  • Tiền sử gia đình có người bị polyp trực tràng.

  • Bị stress thường xuyên.

  • Lạm dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…

  • Chế độ ăn uống không lành mạnh, ăn nhiều thịt đỏ, thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm muối lên men,…

  • Thừa cân, béo phì.

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán polyp trực tràng

Chẩn đoán polyp trực tràng bắt đầu bằng tiền sử bệnh và những triệu chứng lâm sàng. Sau đó bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm. Những xét nghiệm thường thấy như:

  • Xét nghiệm phân: Để kiểm tra xem có máu lẫn trong phân không.

  • Nội soi trực tràng: Sử dụng một ông nội soi dài có gắn camera để quan sát bên trong đại tràng và tìm kiếm polyp.

  • Chụp CT, X-quang hoặc MRI: Để có thể phát hiện hình dạng, kích thước của polyp.

Điều này rất quan trọng để có thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh để giúp bác sĩ điều trị càng sớm càng tốt.

Phương pháp điều trị polyp trực tràng hiệu quả

Phương pháp điều trị polyp trực tràng thường là phẫu thuật cắt bỏ polyp. Một vài kỹ thuật được dùng để cắt bỏ polyp là:

  • Sử dụng thuốc: Aspirin, một loại thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) hoặc chất ức chế COX-2, có thể giúp ngăn ngừa sự hình thành các polyp mới ở những bệnh nhân bị polyp.

  • Phẫu thuật xâm lấn tối thiểu qua hậu môn (TAMIS): Bác sĩ sẽ mở hậu môn của bệnh nhân bằng những dụng cụ thích hợp, sau đó tiến hành cắt bỏ polyp trực tràng. Thường sử dụng ở những khối polyp có kích thước nhỏ.

  • Phẫu thuật nội soi để cắt polyp trực tràng.

  • Cắt bỏ toàn bộ trực tràng: Sử dụng ở những trường hợp nặng, bác sĩ sẽ phải phẫu thuật cắt bỏ trực tràng và có thể một phần hay toàn bộ đại tràng. 

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của polyp trực tràng

Chế độ dinh dưỡng:

  • Uống nhiều nước;

  • Bổ sung rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, thức ăn giàu protein, thực phẩm nhiều chất xơ;

  • Hạn chế những thức ăn nhiều dầu mỡ.

Chế độ sinh hoạt:

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.

  • Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.

  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.

  • Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

Phương pháp phòng ngừa polyp trực tràng hiệu quả

Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

  • Tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức đề kháng.

  • Bỏ thuốc lá hoặc tránh khói thuốc lá.

  • Không uống rượu, bia.

  • Chế độ ăn uống khoa học: Không ăn nhiều thịt đỏ (thịt bò, thịt heo, gan,…), đồ ăn chế biến sẵn. Ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, chất xơ,...

  • Duy trì cân nặng vừa phải, giảm cân khi cần thiết.

  • Khám sức khỏe thường xuyên để có thể kịp thời phát hiện và điều trị bệnh sớm. 

Nguồn tham khảo

Các bệnh liên quan

  1. Thủng dạ dày

  2. Viêm túi thừa đại tràng

  3. Tiêu chảy do kháng sinh

  4. Suy gan

  5. U mô đệm đường tiêu hóa (GISTs)

  6. Trào ngược dạ dày

  7. Viêm dạ dày mạn tính

  8. Xơ gan

  9. Viêm đại tràng thiếu máu cục bộ

  10. Viêm hậu môn