Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Hô hấp/
  4. Nhiễm trùng nấm Aspergillus

Nhiễm nấm Aspergillus là gì? Nguyên nhân và cách điều trị nhiễm nấm Aspergillus

Bác sĩNguyễn Thị Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ tốt nghiệp từ Đại học Y Hà Nội, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dinh dưỡng và Y học Dự phòng. Bác sĩ từng là giảng viên tại Trường Đại học Y tế Công cộng và cũng có kinh nghiệm thực tiễn chuyên sâu trong lĩnh vực tiêm chủng.

Xem thêm thông tin

Nhiễm nấm Aspergillus là một nhóm bệnh do nấm Aspergillus gây ra. Một số loại bao gồm nhiễm nấm Aspergillus phế quản phổi dị ứng (ABPA), ổ nấm Aspergilloma, nhiễm nấm Aspergillus phổi mãn tính và nhiễm nấm Aspergillus xâm lấn. Chúng thường ảnh hưởng đến những người có hệ miễn dịch yếu hoặc bệnh phổi. Phương pháp điều trị bao gồm phẫu thuật và dùng thuốc kháng nấm.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung nhiễm trùng nấm aspergillus

Nhiễm nấm Aspergillus là gì?

Nhiễm nấm Aspergillus là một bệnh do nhiễm nấm Aspergillus gây ra (còn gọi là nấm mốc). Các bệnh do nhiễm nấm Aspergillus thường là các bệnh trên đường hô hấp.

Nấm Aspergillus có ở khắp mọi nơi, trong không khí, thức ăn, môi trường đất, nước. Hầu hết các chủng nấm mốc này đều vô hại, nhưng một số ít có thể gây bệnh nghiêm trọng khi những người có hệ miễn dịch yếu, hoặc bệnh phổi tiềm ẩn, hen suyễn đồng thời hít phải bào tử nấm. Bào tử nấm thường gây ra phản ứng dị ứng, ví dụ như viêm mũi dị ứng, ngứa mũi, hắt xì, viêm xoang hoặc gây ngứa, phát ban. Nấm Aspergillus có thể tồn tại trong phổi và gây viêm phổi do nấm mức độ từ nhẹ đến nặng. Nhiễm nấm Aspergillus nguy hiểm nhất là dạng nhiễm nấm xâm lấn, xảy ra khi nhiễm nấm lan đến các mạch máu và cơ quan khác trong cơ thể.

Tùy thuộc vào mức độ và vị trí nhiễm nấm Aspergillus, việc điều trị có thể bao gồm theo dõi triệu chứng lâm sàng, dùng thuốc kháng nấm hoặc phẫu thuật nếu cần.

Triệu chứng nhiễm trùng nấm aspergillus

Những dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm nấm Aspergillus

Các dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm nấm Aspergillus khác nhau tùy theo vị trí và mức độ nhiễm.

Dị ứng

Một số người mắc bệnh hen suyễn hoặc bệnh xơ nang có tình trạng dị ứng với nấm Aspergillus, được gọi là bệnh nhiễm nấm Aspergillus phế quản, bao gồm:

  • Sốt;
  • Ho ra máu kèm nhầy nhớt;
  • Bệnh hen suyễn trầm trọng hơn.

Bệnh Aspergilloma

Tình trạng phổi mạn tính như khí phế thũng, bệnh lao hoặc bệnh sarcoidosis tiến triển bị nhiễm Aspergillus, các sợi nấm có thể tìm đường vào các khoang phế nang và phát triển thành các ổ nấm được gọi là Aspergillomas.

Aspergillomas ban đầu chỉ gây ho nhẹ. Tuy nhiên, theo thời gian và nếu không được điều trị, Aspergillomas có thể làm trầm trọng thêm tình trạng tắc nghẽn phổi mạn tính và có thể gây ra:

  • Ho ra máu thường xuyên;
  • Khò khè;
  • Hụt hơi;
  • Giảm cân nhanh;
  • Mệt mỏi.

Nhiễm nấm Aspergillus xâm lấn

Đây là dạng nhiễm nấm Aspergillus nghiêm trọng nhất, xảy ra khi nhiễm nấm lây lan nhanh chóng từ phổi đến não, tim, thận hoặc da. Nhiễm nấm Aspergillus xâm lấn xâm lấn chỉ xảy ra ở những người có hệ thống miễn dịch bị suy yếu do HIV/AIDS, hóa trị ung thư, ghép tủy xương hoặc bệnh về hệ thống miễn dịch. Nếu không được điều trị, nhiễm nấm Aspergillus xâm lấn có thể gây tử vong.

Các dấu hiệu và triệu chứng phụ thuộc vào cơ quan nào bị ảnh hưởng, nhưng nói chung, bệnh nhiễm nấm Aspergillus xâm lấn có thể gây ra:

  • Sốt và ớn lạnh;
  • Ho ra máu;
  • Hụt hơi;
  • Đau ngực hoặc đau khớp;
  • Nhức đầu;
  • Đau mắt;
  • Tổn thương da.
Nhiễm nấm Aspergillus là gì? Nguyên nhân và cách điều trị nhiễm nấm Aspergillus 4
Nhiễm nấm Aspergillus xâm lấn có thể gây ra tình trạng ho ra máu

Các loại nhiễm nấm Aspergillus khác

Aspergillus có thể xâm chiếm các cơ quan khác trong trên cơ thể như xoang. Tại xoang, nấm có thể gây nghẹt mũi, đôi khi kèm theo dịch tiết có chứa máu, sốt, đau mặt, nhức đầu.

Tùy thuộc vào vị trí và mức độ nhiễm nấm Aspergillus, biến chứng nghiêm trọng thường là:

  • Xuất huyết nghiêm trọng dẫn đến tử vong.
  • Nhiễm trùng toàn thân. Biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh nhiễm nấm Aspergillus xâm lấn là sự lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể, đặc biệt là não, tim và thận. Nhiễm nấm Aspergillus xâm lấn lây lan nhanh chóng và có thể gây tử vong.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn bị hen suyễn, xơ nang phế quản, liên hệ bác sĩ ngay khi thấy khó thở. Nếu bạn có hệ thống miễn dịch suy yếu và bị sốt không rõ nguyên nhân, khó thở hoặc ho ra máu, hãy đi khám ngay lập tức. Trong trường hợp nhiễm nấm Aspergillus xâm lấn, việc điều trị kịp thời là rất quan trọng, ảnh hưởng đến tiên lượng sống của bệnh nhân.

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân nhiễm trùng nấm aspergillus

Nguyên nhân dẫn đến nhiễm nấm Aspergillus

Nấm mốc Aspergillus được tìm thấy trong lá mục nát, đất, nước, không khí và cả các loại cây trồng, thức ăn bị nhiễm khuẩn, có thể nói nấm Aspergillus tồn tại ở khắp mọi nơi.

Việc tiếp xúc hàng ngày với nấm Aspergillus thường vô hại đối với những người có hệ miễn dịch khỏe mạnh. Khi hít phải bào tử nấm mốc, các tế bào của hệ thống miễn dịch sẽ bao quanh và tiêu diệt chúng. Nhưng những người có hệ thống miễn dịch suy yếu do bệnh tật hoặc do thuốc ức chế miễn dịch thì có ít tế bào của hệ thống miễn dịch hơn, nên khả năng bảo vệ cơ thể kém hơn. Do đó, nhiễm nấm Aspergillus sẽ trở nên nguy hiểm hơn và nguy cơ tử vong cao nếu không điều trị kịp thời. Nấm Aspergillus không lây từ người này sang người khác.

Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh nhiễm trùng nấm aspergillus

Những triệu chứng phổ biến của nhiễm trùng nấm Aspergillus là gì?

Nhiễm nấm Aspergillus là bệnh do nấm Aspergillus gây ra, phổ biến ở những người có hệ miễn dịch suy yếu hoặc mắc bệnh phổi tắt nghẽn mãn tính. Nấm Aspergillus thường có mặt trong không khí, đất và nước và một số loại có thể gây bệnh nghiêm trọng được thể hiện qua các triệu chứng như:

  • Aspergillus (ABPA): Gây ra sốt, ho ra máu kèm nhầy và tình trạng hen suyễn trầm trọng hơn, thường gặp ở người mắc hen suyễn hoặc xơ nang.
  • Aspergilloma: Xuất hiện trong phổi người mắc bệnh phổi mạn tính, gây ho ra máu, khò khè, hụt hơi và mệt mỏi.
  • Nhiễm nấm Aspergillus xâm lấn: Dạng nặng nhất, nấm lan đến các cơ quan khác như não và tim, gây sốt, ho ra máu, hụt hơi, đau ngực và tổn thương da, đặc biệt nguy hiểm với người có hệ miễn dịch yếu.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ nhiễm trùng nấm Aspergillus?

Những xét nghiệm nào được sử dụng để phát hiện nhiễm trùng nấm Aspergillus?

Điều trị nhiễm trùng nấm Aspergillus kéo dài bao lâu?

Người có hệ miễn dịch suy yếu nên làm gì để giảm nguy cơ nhiễm trùng nấm Aspergillus?

Hỏi đáp (0 bình luận)