Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Đa niệu là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Ngày 15/12/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Đa niệu (Excessive Urination) là tình trạng cơ thể đi tiểu nhiều hơn bình thường và thải ra lượng nước tiểu quá nhiều hoặc nhiều bất thường mỗi lần đi tiểu. Đây là một trong những triệu chứng chính của bệnh đái tháo đường (cả bệnh đái tháo đường loại 1 và loại 2) và có thể dẫn đến tình trạng mất nước nghiêm trọng, nếu không được điều trị sớm có thể ảnh hưởng đến chức năng thận.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Đa niệu là gì?

Đa niệu (Excessive Urination) được định nghĩa là tình trạng đi tiểu thường xuyên với lượng lớn nước tiểu lớn hơn 3 lít mỗi ngày so với lượng nước tiểu bình thường hàng ngày ở người lớn khoảng 1 đến 2 lít.

Các nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng đa niệu bao gồm bệnh tiểu đường, bệnh thận và uống một số loại thuốc. Nó cũng có thể do mang thai, mất cân bằng điện giải, dư thừa caffeine và uống rượu.

Các nhà nghiên cứu ước tính rằng khoảng 1,5% đến 2,5% dân số Hoa Kỳ mắc chứng đa niệu.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của đa niệu

Các dấu hiệu và triệu chứng của đa niệu bao gồm:

  • Đi tiểu nhiều, lớn hơn 3 lít nước tiểu trong 1 ngày;
  • Khát nước;
  • Tiểu đêm;
  • Tiểu không tự chủ;
  • Sụt cân;
  • Mệt mỏi;
  • Đau bụng;
  • Sốt;
  • Rối loạn thị giác trong trường hợp nguyên nhân là do u tuyến yên gây chèn ép dây thần kinh thị giác.
Đa niệu là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 4
Đi tiểu nhiều, lớn hơn 3 lít nước tiểu trong 1 ngày là triệu chứng thường gặp của đa niệu

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng của đa niệu, hãy lập tức liên hệ ngay với bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến đa niệu

Có vô số nguyên nhân gây đa niệu, từ uống quá nhiều nước đến các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng như suy thận. Những nguyên nhân gây đa niệu sau đây là phổ biến nhất.

Nội tiết:

Thận:

  • Bệnh thận mãn;
  • Sỏi thận;
  • Viêm thận bể thận;
  • Bệnh đái tháo nhạt do thận;
  • Hội chứng Fanconi.

Tác dụng phụ của điều trị:

  • Thuốc lợi tiểu;
  • Thuốc chẹn alpha;
  • Thuốc kháng histamine;
  • Thuốc chống loạn thần;
  • Thuốc chẹn canxi;
  • Thuốc thông mũi;
  • Thuốc ức chế natri-glucose cotransporter-2 (SGLT2);
  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng.

Trao đổi chất:

  • Tăng canxi máu (điều trị loãng xương, ung thư di căn xương, cường cận giáp);
  • Giảm kali (tiêu chảy mãn tính, thuốc lợi tiểu, cường aldosteron nguyên phát);
  • Tăng natri máu.

Tâm lý:

  • Chứng khát nước do tâm lý (uống nước bắt buộc);
  • Đa niệu là một biến chứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng của bệnh tâm thần và nếu không được điều trị có thể dẫn đến hạ natri máu, hôn mê hoặc thậm chí tử vong.

Uống rượu và cafe: Cả rượu và caffeine đều có tác dụng lợi tiểu. Uống quá nhiều một trong hai loại có thể gây ra tình trạng đa niệu đến mức mất nước.

Nguyên nhân khác:

  • Thiếu máu hồng cầu hình liềm: Những người mắc bệnh di truyền này có thể bị bàng quang tăng hoạt. Các triệu chứng của bàng quang hoạt động quá mức không chỉ bao gồm đa niệu mà còn tiểu đêm, tiểu gấp và tiểu không tự chủ.
  • Thai kỳ: Đa niệu là triệu chứng thường gặp trong thời kỳ đầu mang thai. Nguyên nhân là do sự gia tăng progesterone và gonadotropin màng đệm ở người (HCG). Đa niệu trong thai kỳ thường hết sau ba tháng đầu.
Đa niệu là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 5
Bệnh đái tháo đường là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng đa niệu

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc phải đa niệu?

Người có tiền sử gia đình mắc bệnh đái tháo đường hoặc các vấn đề về thận, ví dụ như thận đa nang hoặc bệnh đái tháo nhạt do thận sẽ có nguy cơ mắc phải đa niệu.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải đa niệu

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc chứng đa niệu, bao gồm:

  • Uống một lượng lớn cafe và rượu.
  • Thuốc, chẳng hạn như thuốc lợi tiểu hoặc thuốc chống động kinh.
  • Thuốc cản quang được sử dụng trong quá trình chụp CT hoặc MRI.
  • Các tình trạng bệnh lý, chẳng hạn như tiểu đường, suy tim và bệnh thận.
  • Khát nước quá mức do bệnh đái tháo nhạt.
  • Mắc bệnh đái tháo đường (bao gồm cả đái tháo đường loại 1 và loại 2).
Đa niệu là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 6
Mắc các bệnh thận mãn tính làm tăng nguy cơ dẫn đến tình trạng đa niệu

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp chẩn đoán và xét nghiệm đa niệu

Để tìm ra nguyên nhân gây đa niệu, các bác sĩ có thể yêu cầu một loạt các xét nghiệm. Những xét nghiệm này có thể giúp loại trừ hoặc chẩn đoán xác định bạn có tình trạng đa niệu hay không. Các xét nghiệm bao gồm:

  • Xét nghiệm đường huyết;
  • Xét nghiệm nitơ urê máu (BUN);
  • Xét nghiệm creatinin huyết thanh;
  • Điện giải đồ;
  • Xét nghiệm áp lực thẩm thấu máu;
  • Tổng phân tích nước tiểu;
  • Xét nghiệm áp lực thẩm thấu nước tiểu;
  • Xét nghiệm nước tiểu 24 giờ.

Ngoài các xét nghiệm cơ bản trên, bác sĩ có thể chỉ định thêm các xét nghiệm hình ảnh học cao cấp nếu như vẫn còn nghi ngờ chẩn đoán. Các xét nghiệm bao gồm:

  • Siêu âm bụng;
  • Sinh thiết thận;
  • Chụp MRI hoặc CT sọ não giúp phát hiện khối u tuyến yên hoặc khối u não khác.
Đa niệu là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 7
Xét nghiệm máu giúp chẩn đoán nguyên nhân dẫn đến tình trạng đa niệu

Điều trị đa niệu

Nội khoa

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây đa niệu mà có phương pháp điều trị thích hợp. Ví dụ, bệnh đái tháo nhạt do thận do lithium gây ra có thể được điều trị bằng cách ngừng sử dụng lithium. Đa niệu do đái tháo đường có khả năng cải thiện khi mức đường huyết của bệnh nhân được kiểm soát.

Ngoại khoa

Nếu nguyên nhân gốc rễ gây ra tình trạng đa niệu là do u tuyến yên, có thể bạn cần phải điều trị bằng phẫu thuật để giải quyết tình trạng này.

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt giúp hạn chế diễn tiến của đa niệu

Chế độ sinh hoạt:

  • Giảm lượng nước tiêu thụ trong ngày, tùy vào tình trạng mỗi người mà bác sĩ sẽ khuyên bạn nên uống bao nhiêu mỗi ngày. Tuy nhiên, để tránh tình trạng mất nước, nên bổ sung khoảng 1,5 lít nước mỗi ngày.
  • Giảm căng thẳng.
  • Tuân thủ các chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ, tái khám khi đến hẹn hoặc nếu có bất kỳ lo lắng nào về tình trạng của mình cần liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn và điều trị.

Chế độ dinh dưỡng: Không có chế độ dinh dưỡng cụ thể nào cho tình trạng đa niệu, việc duy trì một chế độ dinh dưỡng cân bằng và đầy đủ là cần thiết cho sức khỏe chung của bản thân. Ngoài ra, bạn cần hạn chế uống cafe và rượu bia, bởi vì trong cafe và rượu bia có chất gây lợi tiểu, sẽ làm nặng hơn tình trạng đa niệu của bạn.

Đa niệu là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 9
Cafe có thể làm nặng hơn tình trạng đa niệu của bạn

Phòng ngừa đa niệu

Để phòng ngừa đa niệu bạn cần:

  • Điều trị dứt điểm các nguyên nhân gốc rễ. Nếu do nguyên nhân khó điều trị, bệnh nặng, bạn cần phải tuân theo chỉ định của bác sĩ để giúp ổn định tình trạng hiện tại, không để bệnh ngày càng nặng hơn.
  • Không uống rượu bia, cafe.
  • Giảm căng thẳng.
  • Tập bài tập mạnh cơ bàng quang như bài tập Kegel.
  • Vệ sinh bộ phận sinh dục đúng cách.

Các câu hỏi thường gặp về đa niệu

Nguyên nhân đa niệu ở nữ giới là gì?

Nữ giới có tình trạng đa niệu thường do nguyên nhân:

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu;
  • Bệnh tiểu đường;
  • Bàng quang thần kinh;
  • Thuốc lợi tiểu và steroid.

Làm thế nào để kiểm soát tình trạng đa niệu?

Có thể kiểm soát trình trạng đa niệu bằng cách:

  • Thay đổi lối sống;
  • Kiểm soát lượng đường trong máu;
  • Ngăn ngừa nhiễm trùng tiểu;
  • Tránh căng thẳng;
  • Các bài tập tăng cường bàng quang;

Chẩn đoán đa niệu như thế nào?

Đa niệu là một triệu chứng chứ không phải là một tình trạng bệnh lý. Không có chẩn đoán thực tế về đa niệu. Tuy nhiên, nguyên nhân cơ bản của đa niệu có thể được chẩn đoán khi triệu chứng xuất hiện. Quá trình chẩn đoán cho từng nguyên nhân là khác nhau. 

Trong mọi trường hợp, bác sĩ sẽ bắt đầu bằng việc xác định thời điểm khởi phát của chứng đa niệu và liệu nó xuất hiện đột ngột hay dần dần theo thời gian. Sau đó bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm cơ bản có thể giúp loại trừ hoặc chẩn đoán xác định bạn có tình trạng đa niệu hay không.

Đa niệu là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 8
Bác sĩ sẽ thăm khám và tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng đa niệu của bạn

Các biến chứng hoặc rủi ro có thể xảy ra nếu không điều trị đa niệu là gì?

Mặc dù nhiều nguyên nhân gây đa niệu không nghiêm trọng nhưng một số nguyên nhân có thể gây ra các biến chứng đe dọa tính mạng nếu không được điều trị. Các biến chứng nghiêm trọng bao gồm lượng đường trong máu cao đến mức nguy hiểm ở bệnh tiểu đường không được điều trị, mất nước và nhiễm trùng lan sang các bộ phận khác trên cơ thể bạn.

Điều gì làm tăng nguy cơ mắc chứng đa niệu?

Nguy cơ mắc chứng đa niệu tăng lên đối với:

  • Uống một lượng lớn cafe và rượu.
  • Thuốc, chẳng hạn như thuốc lợi tiểu hoặc thuốc chống động kinh.
  • Thuốc cản quang được sử dụng trong quá trình chụp CT hoặc MRI.
  • Các tình trạng bệnh lý, chẳng hạn như tiểu đường, suy tim và bệnh thận.
  • Khát nước quá mức do bệnh đái tháo nhạt.
  • Mắc bệnh đái tháo đường (bao gồm cả đái tháo đường type 1 và type 2).
Nguồn tham khảo
  1. Polyuria – Frequent Urination: https://www.diabetes.co.uk/symptoms/polyuria.html
  2. Polyuria: https://patient.info/doctor/polyuria
  3. Urination - excessive amount: https://medlineplus.gov/ency/article/003146.htm
  4. Polyuria (Excessive Urination) Causes and Treatment: https://www.verywellhealth.com/polyuria-overview-4587586
  5. Frequent Urination: https://my.clevelandclinic.org/health/symptoms/15533-frequent-urination
  6. Polyuria: https://www.drugs.com/cg/polyuria.html

Các bệnh liên quan

  1. Hẹp động mạch thận

  2. Són tiểu

  3. Sỏi thận

  4. U tuỷ thượng thận

  5. Trào ngược bàng quang niệu quản (VUR)

  6. Bệnh thận tắc nghẽn

  7. Tiểu đêm

  8. Suy thận

  9. Hội chứng viêm cầu thận

  10. Phù nề