Với hơn 8 năm kinh nghiệm, trong đó có 5 năm làm việc trong lĩnh vực Nội khoa và 3 năm chuyên về tiêm chủng, bác sĩ đã đóng góp quan trọng vào việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Bác sĩHoàng Thị Lệ
Với hơn 8 năm kinh nghiệm, trong đó có 5 năm làm việc trong lĩnh vực Nội khoa và 3 năm chuyên về tiêm chủng, bác sĩ đã đóng góp quan trọng vào việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Bệnh thận đa nang là một dạng bệnh thận mãn tính làm giảm chức năng thận và có thể dẫn đến suy thận. Bệnh là hậu quả của sự rối loạn cấu trúc có tính di truyền, làm cho các nang của thận phát triển kích thước không đều nhau. Nếu không điều trị, người bệnh có thể bị suy thận hoặc một số trường hợp bị xơ gan (thể thận đa nang ở trẻ nhỏ).
Bệnh thận đa nang (Polycystic kidney disease - PKD) là một rối loạn di truyền khiến các túi chứa dịch không phải ung thư (u nang) hình thành và phát triển trong thận. U nang này có thể đạt kích thước khác nhau và khi tăng trưởng, chúng làm thận phình to và suy giảm chức năng dần dần.
Các u nang lớn hoặc sự xuất hiện của nhiều u nang có thể làm hỏng thận. Bên cạnh thận, bệnh cũng có thể gây ra u nang ở gan và các bộ phận khác trong cơ thể. Thận đa nang tiềm ẩn các biến chứng nghiêm trọng, bao gồm tăng huyết áp và suy thận.
Thận đa nang người lớn
Bệnh thận đa nang người lớn là một rối loạn di truyền theo gen trội, trong đó các cụm u nang chủ yếu phát triển bên trong thận, khiến thận của bạn to ra và mất chức năng theo thời gian. Có khoảng 10 - 15% bệnh nhân, rối loạn gen nằm ở nhiễm sắc thể thứ 4. U nang là những túi tròn không ung thư có chứa chất lỏng.
Các u nang có kích thước khác nhau, có nhiều nang hoặc nang lớn có thể làm hỏng thận của bạn. Thường phát hiện ở tuổi 30 - 40 với đặc trưng lâm sàng là thận to nhiều nang 2 bên, diễn biến đến suy thận. Tuổi thọ trung bình là 50.
Thận đa nang trẻ em
Bệnh thận đa nang ở trẻ em rất hiếm gặp, là bệnh di truyền theo gen lặn. Bệnh thường phát hiện ngay sau khi đẻ hoặc trước khi 10 tuổi, ít trẻ sống đến tuổi thành niên.
Các triệu chứng bệnh thận đa nang có thể bao gồm:
Các dấu hiệu sớm của bệnh thân đa nang khi còn trong bụng mẹ là thận to hơn bình thường và thai nhi có kích thước nhỏ hơn trung bình, được gọi là suy tăng trưởng.
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời: Tìm hiểu về các giai đoạn của bệnh thận đa nang tự phát
Các biến chứng liên quan đến bệnh thận đa nang bao gồm:
Tuổi thọ của người mắc bệnh thận đa nang (PKD) có thể khác nhau tùy theo mức độ và sự tiến triển của bệnh. Theo nghiên cứu, khoảng 78% người bệnh có thể duy trì chức năng thận đến tuổi 50, và con số này giảm xuống còn 50% khi đạt tuổi 70. Nhiều người có thể sống tới 80 tuổi mà không biết mình mắc bệnh. Quản lý bệnh tốt, bao gồm kiểm soát các biến chứng như tăng huyết áp và giảm chức năng thận, có thể giúp cải thiện tuổi thọ và chất lượng cuộc sống.
Xem thêm chi tiết: Các biến chứng thường gặp của thận đa nang
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
Các gen bất thường gây ra bệnh thận đa nang, có nghĩa là trong hầu hết các trường hợp, bệnh có tính chất gia đình. Đôi khi, một đột biến di truyền xảy ra tự phát, do đó cả cha và mẹ đều không có bản sao của gen đột biến.
Hai loại chính của bệnh thận đa nang, gây ra bởi các khiếm khuyết di truyền khác nhau là:
Bệnh thận đa nang chiếm ưu thế trên nhiễm sắc thể thường (ADPKD): Thường phát triển ở độ tuổi từ 30 đến 40. Trước đây, loại bệnh này được gọi là bệnh thận đa nang ở người lớn, nhưng trẻ em có thể phát triển chứng rối loạn này. Bố hoặc mẹ mắc bệnh có thể sẽ truyền cho con cái. Nếu cha hoặc mẹ mắc ADPKD, mỗi đứa trẻ có 50% nguy cơ mắc bệnh.
Bệnh thận đa nang lặn tự động (ARPKD): Các dấu hiệu và triệu chứng thường xuất hiện ngay sau khi trẻ được sinh ra. Đôi khi, các triệu chứng không xuất hiện cho đến sau này trong thời thơ ấu hoặc trong thời kỳ thanh thiếu niên. Cả cha và mẹ đều phải có gen bất thường để di truyền dạng bệnh này. Nếu cả bố và mẹ đều mang gen mắc chứng rối loạn này thì mỗi đứa trẻ có 25% khả năng mắc bệnh.
Quyết định số 3931/QĐ-BYT ngày 21/09/20215 của Bộ Y tế về việc Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về thận – tiết niệu.
https://www.msdmanuals.com/
https://www.mayoclinic.org/
https://www.niddk.nih.gov/
Bệnh thận đa nang có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, bao gồm tăng huyết áp, mất chức năng thận và nhiễm độc niệu. Nó cũng có thể làm tăng nguy cơ phình động mạch não và các vấn đề khi mang thai, cũng như bất thường về van tim. Vì vây, việc phát hiện và điều trị sớm là rất quan trọng để giảm thiểu nguy cơ biến chứng.
Xem thêm thông tin: Các biến chứng thường gặp của thận đa nang
Có, bệnh thận đa nang cần được điều trị để quản lý triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng. Điều trị có thể bao gồm kiểm soát huyết áp, theo dõi chức năng thận và can thiệp thủ thuật khi cần thiết. Việc điều trị kịp thời rất quan trọng để duy trì sức khỏe tổng quát và giảm nguy cơ suy thận.
Xem thêm thông tin: Điều trị thận đa nang tự phát như thế nào?
Để phát hiện sớm thận đa nang, bạn có thể thực hiện các biện pháp như siêu âm thận, chụp CT hoặc MRI để kiểm tra sự xuất hiện của các nang. Ngoài ra, theo dõi triệu chứng như đau lưng, huyết áp cao hoặc các vấn đề về tiểu tiện cũng rất quan trọng. Bạn nên đi khám định kỳ để được tư vấn và kiểm tra kịp thời.
Người bị thận đa nang nên hạn chế tiêu thụ muối và thực phẩm giàu protein, đồng thời tránh đồ uống có cồn và thuốc lá để bảo vệ chức năng thận. Ngoài ra, việc theo dõi huyết áp và thực hiện khám sức khỏe định kỳ cũng rất quan trọng để kiểm soát tình trạng bệnh.
Thận đa nang có thể cần phẫu thuật trong một số trường hợp, đặc biệt nếu các nang lớn gây ra triệu chứng đau hoặc ảnh hưởng đến chức năng thận. Phẫu thuật cũng có thể được chỉ định nếu có biến chứng như nhiễm trùng hoặc chảy máu. Tuy nhiên, không phải tất cả bệnh nhân đều cần phẫu thuật, chỉ định này phụ thuộc vào tình trạng cụ thể và phác đồ điều trị.
Hỏi đáp (0 bình luận)