Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Thuốc/
  3. Thuốc kháng sinh, kháng nấm/
  4. Thuốc kháng sinh
Thuốc Aticef 500mg DHG điều trị nhiễm khuẩn từ nhẹ đến vừa (2 vỉ x 7 viên)
Thương hiệu: Dhg

Thuốc Aticef 500mg DHG điều trị nhiễm khuẩn từ nhẹ đến vừa (2 vỉ x 7 viên)

000009190 đánh giá0 bình luận

Danh mục

Thuốc kháng sinh

Dạng bào chế

Viên nang cứng

Quy cách

Hộp 2 Vỉ x 7 Viên

Thành phần

Chỉ định

Chống chỉ định

Dị ứng thuốc

Nhà sản xuất

DHG

Nước sản xuất

Việt Nam

Xuất xứ thương hiệu

Việt Nam

Số đăng ký

VNA-1753-04

Thuốc cần kê toa

Mô tả ngắn

Aticef 500mg của Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang sản xuất. Thuốc có thành phần chính là Cefadroxil. Aaticef 500 được chỉ định trong điều trị các nhiễm khuẩn thể nhẹ và trung bình do các vi khuẩn nhạy cảm. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nang.

Đối tượng sử dụng

Người cao tuổi, Trẻ em

Lưu ý

Sản phẩm này chỉ bán khi có chỉ định của bác sĩ, mọi thông tin trên Website chỉ mang tính chất tham khảo.
Sản phẩm cần tư vấn từ dược sỹ.
Sản phẩm cần tư vấn từ dược sỹ.

Thuốc Aticef 500mg là gì?

Kích thước chữ

  • Mặc định

  • Lớn hơn

Thành phần của Thuốc Aticef 500mg

Thông tin thành phần

Hàm lượng

Cefadroxil

500mg

Công dụng của Thuốc Aticef 500mg

Chỉ định

Thuốc Aticef 500mg được chỉ định dùng trong các trường hợp điều trị nhiễm khuẩn từ nhẹ đến vừa do các vi khuẩn nhạy cảm bao gồm:

Nhiễm khuẩn đường hô hấp:

Cefadroxil không bị chuyển hóa. Hơn 90% liệu sử dụng thải trừ trong nước tiểu ở dạng không đổi trong vòng 24 giờ qua lọc cầu thận và bài tiết ở ống thận. Cefadroxil được đào thải nhiều qua thẩm tách thận nhân tạo.

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu - sinh dục: Viêm thận, bể thận cấp và mạn tính, viêm bàng quang, viêm niệu đạo, nhiễm khuẩn phụ khoa.

Nhiễm khuẩn da và mô mềm: Nhọt, viêm quầng, viêm hạch bạch huyết, áp xe, viêm mô tế bào, loét do nằm lâu, viêm vú.

Các nhiễm khuẩn khác: Viêm cơ xương, viêm xương tủy, viêm xương khớp nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn trong sản khoa.

Dược lực học

Aticef với thành phần hoạt chất chính là Cefadroxil, kháng sinh bản tổng hợp thuộc nhóm Cephalosporin thế hệ 1, có tác dụng diệt khuẩn, ngăn cản sự phát triển và phân chia của vi khuẩn bằng cách ức chế tổng hợp vách tế bào vi khuẩn.

Các vị khuẩn Gram dương nhạy cảm bao gồm các chủng Staphylococcus (sinh và không sinh penicilinase), các chủng Streptococcus huyết giải, Streptococcus Pneumoniae, Streptococcus Pyogenes. Các vi khuẩn Gram âm nhạy cảm bao gồm Escherichia coli, Klebsiella Pneumoniae, Proteus Mirabilis và Moraxella. Haemophilus Influenzae thường giảm nhạy cảm.

Dược động học

Cefadroxil bản vững trong môi trường acid dạ dày và được hấp thu tốt ở đường tiêu hóa không bị ảnh hưởng bởi thức ăn. Khoảng 20% Cefadroxil gắn kết với protein huyết tương. Thời gian bán thải trong huyết tương khoảng 1 giờ 30 phút ở người chức năng thận bình thường, thời gian này kéo dài trong khoảng từ 14 đến 20 giờ ở người suy thận, Cefadroxil ngay sau khi hấp thu, phân bố rộng khắp các mô và dịch cơ thể. Cefadroxil đi qua nhau thai và bài tiết trong sữa mẹ.

Cách dùng Thuốc Aticef 500mg

Cách dùng

Aticef khuyên dùng bằng đường uống thuốc trước hoặc trong bữa ăn.

Liều dùng

Ở người lớn và trẻ em trên 40kg

500 - 1000mg (1 - 2 viên) x2 lần/ ngày.

Liều dùng Aticef điều trị nhiễm trùng hô hấp và xương khớp nhẹ đến trung bình

500mg (1 viên) x2 lần/ngày. Trường hợp nặng có thể dùng tới 1000mg (2 viên) x2 lần/ngày.

Liều dùng Aticef điều trị nhiễm khuẩn da và mô mềm

1000mg (2 viên) x1 lần/ ngày.

Trẻ em trên 6 tuổi

500mg (1 viên) x2 lần/ ngày.

Ở người suy thận

Cần chỉnh liều trong các trường hợp suy thận có độ thanh thải creatinin < 50ml/phút. Liều khởi đầu: 500 - 1000mg (1 -2 viên).

Những liều tiếp theo có thể điều chỉnh như sau:

  • Độ thanh thải creatinin 0 - 10ml/phút: Liều 500 - 1000mg (1 - 2 viên), cách mỗi 36 giờ.

  • Độ thanh thải creatinin 11 - 25ml phát: Liều 500 - 1000mg (1 - 2 viên), cách mỗi 24.

  • Độ thanh thải creatinin 26 - 50ml/ phút: Liều 500 - 1000mg (1 -2 viên), cách mỗi 12 giờ.

Thời gian điều trị phải duy trì tối thiểu từ 5 - 10 ngày. Hoặc theo chỉ dẫn của thầy thuốc.

Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Làm gì khi dùng quá liều?

Các triệu chứng quá liều cấp tính: Phần lớn chỉ gây buồn nôn, nôn và tiêu chảy. Có thể xảy ra quá mẫn thần kinh cơ và co giật, đặc biệt ở người bệnh suy thận. Xử trí quá liều cần cân nhắc đến khả năng dùng quá liều của nhiều loại thuốc, sự tương tác thuốc và dược động học bất thường ở người bệnh. Thẩm tách thận nhân tạo có thể có tác dụng giúp loại bỏ thuốc khỏi máu nhưng thường không được chỉ định. Bảo vệ đường hô hấp của người bệnh, thông khí hỗ trợ và truyền dịch. Chủ yếu là điều trị hỗ trợ hoặc giải quyết triệu chứng sau khi rửa, tẩy dạ dày ruột.

Làm gì khi quên 1 liều?

Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.

Tác dụng phụ

Khi sử dụng thuốc Aticef 500mg, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).

Tác dụng phụ thường gặp: Buồn nôn, đau bụng, nôn, tiêu chảy.

Tác dụng phụ ít gặp: Tăng bạch cầu ưa eosin. Nổi mày đay, phát ban, ngứa. Tăng transaminase có hồi phục. Đau tinh hoàn, viêm âm đạo, bệnh nấm Candida, ngứa bộ phận sinh dục.

Tác dụng phụ hiếm gặp: Phản ứng phản vệ, bệnh huyết thanh, sốt. Giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu, thiếu máu tan máu, thử nghiệm Coombs dương tính. Viêm kết tràng giả mạc, rối loạn tiêu hóa. Hội chứng Stevens - Johnson, hội chứng Lyell, phù mạch, vàng da ứ mật, tăng nhẹ AST, ALT, viêm gan. Nhiễm độc thân có tăng tạm thời trẻ và creatinin máu, viêm thận kẽ có hồi phục. Co giật (khi dùng liều cao và khi suy giảm chức năng thận), đau đầu, tình trạng kích động. Đau khớp.

Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Có thể giảm nhẹ các tác dụng phụ của thuốc bằng cách giảm liều.

Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

Lưu ý

Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.

Chống chỉ định

Thuốc Aticef 500mg chống chỉ định trong các trường hợp mẫn cảm với các kháng sinh nhóm Cephalosporin.

Thận trọng khi sử dụng

Bệnh nhân có tiền sử nhạy cảm với Penicilin, người bị suy thận (hệ số thanh thải creatinin < 50m2 phút). Dùng Cefadroxil dài ngày có thể làm phát triển quá mức các chủng không nhạy cảm. Cần theo dõi người bệnh cần thận, nếu bị bội nhiễm, phải ngừng sử dụng thuốc.

Đã có báo cáo viêm đại tràng giả mạc khi sử dụng các kháng sinh phổ rộng, vì vậy cần phải quan tâm tới chẩn đoán này trên những người bệnh bị tiêu chảy nặng có liên quan tới việc sử dụng kháng sinh. Nên thận trọng đối với những người có bệnh đường tiêu hóa, đặc biệt là bệnh viêm đại tràng.

Kinh nghiệm sử dụng Cefadroxil cho trẻ sơ sinh và đẻ non còn hạn chế. Cẩn thận trọng khi dùng cho những người bệnh này.

Khả năng lái xe và vận hành máy móc

Hiếm khi có tác động ảnh hưởng tới khả năng lái xe và vận hành máy móc.

Thời kỳ mang thai

Chỉ dùng cefadroxil trong thời kỳ mang thai và cho con bú khi thật cần thiết.

Thời kỳ cho con bú

Chỉ dùng cefadroxil trong thời kỳ mang thai và cho con bú khi thật cần thiết.

Tương tác thuốc

Cholestyramin làm chậm sự hấp thu của Cefadroxil. Probenecid làm giảm bài tiết Cefadroxil, Dùng đồng thời Cefadroxil với Furosemid, Aminoglycosid làm tăng độc tính trên thận.

Bảo quản

Để nơi mát, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30⁰C.

Để xa tầm tay trẻ em.

Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Câu hỏi thường gặp

  • Dược lực học là gì?

  • Dược động học là gì?

  • Tác dụng phụ của thuốc là gì? Cách phòng tránh tác dụng phụ của thuốc

  • Sử dụng thuốc đúng cách như thế nào?

  • Các dạng bào chế của thuốc?

Đánh giá sản phẩm

Hãy sử dụng sản phẩm và trở thành người đầu tiên đánh giá trải nghiệm nha.

Hỏi đáp (0 bình luận)

Lọc theo:

Mới nhất
Cũ nhất
Hữu ích nhất
  • KP

    kiều phương

    1h bao nhiêu ạ
    2 tháng trước

    Hữu ích

    Trả lời
    • Nguyễn Tuấn ĐạiDược sĩ

      Chào bạn Kiều Phương,

      Dạ sản phẩm có giá 30,000 ₫/hộp.

      Dạ sẽ có tư vấn viên của Nhà thuốc Long Châu liên hệ theo SĐT bạn để lại ạ.

      Thân mến!

      2 tháng trước

      Hữu ích

      Trả lời
  • M

    My

    xin giá?
    4 tháng trước

    Hữu ích

    Trả lời
    • Nguyễn Tiến BắcDược sĩ

      Chào bạn My,

      Dạ sản phẩm có giá 30,000 ₫/hộp.

      Dạ sẽ có tư vấn viên nhà thuốc Long Châu liên hệ theo SĐT bạn đã để lại ạ.

      Thân mến!

      4 tháng trước

      Hữu ích

      Trả lời
  • H

    Hương

    Giá bao nhiêu ?
    10 tháng trước

    Hữu ích

    Trả lời
    • Cao Thị Linh ChiDược sĩ

      Chào bạn Hương,

      Dạ sản phẩm có giá 30,000 ₫/ hộp.

      Dạ sẽ có tư vấn viên nhà thuốc Long Châu liên hệ theo SĐT bạn đã để lại ạ.

      Thân mến!

      10 tháng trước

      Hữu ích

      Trả lời
  • T

    Tân

    Thuốc còn hàng ở HCM k ạ
    05/12/2023

    Hữu ích

    Trả lời
    • Nguyễn Thanh ThảoDược sĩ

      Chào bạn Tân,
      Dạ sản phẩm còn hàng trên hệ thống ạ.
      Dạ sẽ có tư vấn viên nhà thuốc Long Châu liên hệ theo SĐT bạn đã để lại ạ.
      Thân mến!

      05/12/2023

      Hữu ích

      Trả lời
  • H

    Hảo

    thuốc bán nhiêu 1 vỉ vậy
    05/12/2023

    Hữu ích

    Trả lời
    • Lữ Thị Anh ThưDược sĩ

      Chào bạn Hảo,

      Dạ sản phẩm có giá 15,000 đồng/ vỉ ạ.

      Dạ sẽ có tư vấn viên của Nhà thuốc Long Châu liên hệ theo SĐT bạn để lại ạ.

      Thân mến!

      05/12/2023

      Hữu ích

      Trả lời
Xem thêm 3 bình luận