Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

10 sự thật về bệnh loãng xương ở phụ nữ

Ngày 17/03/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Tìm hiểu về chẩn đoán và phòng ngừa loãng xương để giúp bảo vệ và nâng cao sức khoẻ xương.

Loãng xương là một căn bệnh xuất phát từ các mô xương kém chất lượng, khiến xương yếu, mỏng và dễ gãy. Điều này làm cho khả năng gãy xương sẽ cao hơn. Mặc dù bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh này nhưng bệnh thường gặp ở phụ nữ hơn nam giới. Trong số 10 triệu người Mỹ ước tính bị loãng xương, khoảng 80% là phụ nữ.

Triệu chứng bệnh loãng xương

Người bị loãng xương chỉ biết mình mắc bệnh cho tới khi cơ thể có những biểu hiện xương yếu đi, dễ gãy dù gặp những chấn thương nhỏ như trẹo chân, té ngã hoặc va đập. Biểu hiện của tình trạng loãng xương lúc này là những cơn đau lưng cấp, chiều cao bị giảm, dáng đi gù hoặc khom lưng.

Một trong những biểu hiện dễ nhận thấy nhất của loãng xương đó chính là đau nhức các đầu xương, dọc các xương dài hoặc bị kim chích toàn thân. Đau ở các vùng xương phải chịu sức nặng của cơ thể thường xuyên như thắt lưng, xương chậu, đầu gối, cột sống. Các cơn đâu âm ỉ kéo dài, đau tăng lên khi vận động, đứng hoặc ngồi lâu và thuyên giảm khi nằm nghỉ.

10 sự thật về bệnh loãng xương ở phụ nữ 1 Xương dễ tổn thương, dễ gãy là dấu hiệu của bệnh loãng xương.

Ngoài ra, người bệnh còn có triệu chứng đau ở hai bên liên sườn gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh như thần kinh đùi, thần kinh toạ và dây thần kinh liên sườn. Những cơn đau bộc phát mạnh khi người bệnh bất ngờ thay đổi thư thế hoặc vận động mạnh. Bởi thế mà người bị loãng xương thường rất khó thực hiện các tư thế như cúi gập người hoặc xoay hẳn người sang một bên.

Đối với những người bị loãng xương ở độ tuổi trung niên thì còn kèm thêm các dấu hiệu của bệnh cao huyết áp, thoái hoá khớp, bệnh giãn tĩnh mạch và nhiều căn bệnh khác.

Sau đây là 10 sự thật về bệnh loãng xương ở phụ nữ

Một phụ nữ có nhiều khả năng bị loãng xương hơn nam giới vì phụ nữ có xu hướng có xương nhỏ hơn và mỏng hơn, mức thấp hơn của testosterone và giảm nồng độ estrogen, giúp bảo vệ xương sau khi họ đã đến tuổi mãn kinh.

Các yếu tố nguy cơ gây loãng xương bao gồm:

  • Giảm nội tiết tố sau khi mãn kinh.
  • Tiền sử gia đình bị loãng xương.
  • Dùng một số loại thuốc để điều trị các vấn đề sức khỏe như viêm khớp, hen suyễn, lupus hoặc bệnh tuyến giáp.
  • Mắc bệnh cản trở quá trình xây dựng xương, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp, bệnh celiac, bệnh viêm ruột (IBD) hoặc bệnh thận hoặc gan.
  • Là phụ nữ da trắng hoặc châu Á.
  • Mật độ xương thấp.
  • Trọng lượng cơ thể thấp.
  • Hút thuốc.
  • Lối sống không hoạt động.
  • Ăn một chế độ ăn ít canxi và/hoặc vitamin D.
  • Tiền sử rối loạn ăn uống.
  • Tiền sử té ngã hoặc gãy xương.
10 sự thật về bệnh loãng xương ở phụ nữ 3 Khi mang thai vài phụ nữ sẽ có dấu hiệu loãng xương tạm thời.

Khoảng một trong hai phụ nữ trên 50 tuổi sẽ bị gãy xương vì loãng xương. Phụ nữ da trắng và châu Á có nguy cơ mắc bệnh cao hơn phụ nữ da đen.

Để chẩn đoán loãng xương và gãy xương, các chuyên gia y tế sử dụng phương pháp quét mật độ xương. Đôi khi các xét nghiệm khác có thể được sử dụng, bao gồm chụp X-quang xương, chụp CT hoặc MRI.

Mặc dù loãng xương phổ biến hơn ở phụ nữ lớn tuổi, nhưng đôi khi nó ảnh hưởng đến những người trẻ tuổi, bao gồm cả phụ nữ tiền mãn kinh ở độ tuổi 20, 30 và 40.

Chẩn đoán loãng xương ở phụ nữ trẻ có thể phức tạp và các loại thuốc có sẵn không được FDA chấp thuận để sử dụng cho phụ nữ tiền mãn kinh.

Một số phụ nữ phát triển một loại loãng xương tạm thời trong khi mang thai. Điều này cực kỳ hiếm và thường biến mất ngay sau khi họ sinh con.

Cho con bú sữa mẹ có thể gây ra một số mất xương tạm thời. Tuy nhiên, mật độ xương phục hồi theo thời gian và không gây hại lâu dài cho sức khỏe xương của phụ nữ.

10 sự thật về bệnh loãng xương ở phụ nữ 4 Có một lối sống lành mạnh là một trong những cách giúp ngăn ngừa loãng xương tốt nhất.

Phụ nữ được chẩn đoán loãng xương nên nói chuyện với chuyên gia y tế (HCP) về các phương pháp điều trị có sẵn để tăng sự hình thành xương nhằm giúp giảm nguy cơ gãy xương. Điều quan trọng là phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa trong suốt những năm trước đó để duy trì sức khỏe của xương. Một số bước chính là:

  • Bao gồm lượng canxi và vitamin D được khuyến nghị trong chế độ ăn uống của bạn.
  • Thêm các bài tập chịu trọng lượng và các hoạt động tăng sức đề kháng vào thói quen hàng ngày của bạn để thúc đẩy sự phát triển và sức mạnh của xương.
  • Tránh uống quá nhiều rượu và hút thuốc.
  • Hỏi chuyên gia y tế của bạn khi nào bạn nên làm xét nghiệm mật độ xương.

Trên đây là 10 sự thật về bệnh loãng xương ở phụ nữ. Loãng xương là một rối loạn về xương, gây nên tình trạng mất khối lượng xương và suy giảm chất lượng xương dẫn đến tăng khả năng dễ bị gãy xương. Mặc dù cả nam giới và phụ nữ đều có thể mắc bệnh loãng xương, nhưng bệnh thường phổ biến hơn nhiều ở phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ lớn tuổi. Do đó, phụ nữ nên bắt đầu chăm sóc sức khỏe xương khớp ngay từ độ tuổi 30 – 35 để phòng ngừa loãng xương.

Hoàng Minh

Nguồn tham khảo: Healthy Women

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm