Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

5 cách chữa mề đay bằng lá hẹ hiệu quả có thể bạn chưa biết

Ngày 14/01/2023
Kích thước chữ

Có rất nhiều các bài thuốc dân gian giúp chữa trị căn bệnh nổi mề đay. Trong số đó, chữa mề đay bằng lá hẹ là phương pháp còn khá mới lạ để điều trị căn bệnh này. Vậy, bạn đã biết lá hẹ chữa bệnh mề đay như thế nào chưa?

Chữa mề đay bằng lá hẹ là phương pháp tương đối mới, khá kỳ lạ và ít được phổ biến. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà bài thuốc này kém hiệu quả trong việc điều trị bệnh mề đay. Hãy cùng bài viết dưới đây đi tìm hiểu một số cách chữa bệnh mề đay hiệu quả có thể bạn sẽ cần biết.

Chữa mề đay bằng lá hẹ hiệu quả thế nào?

5 cách chữa mề đay bằng lá hẹ hiệu quả có thể bạn chưa biết1
Điều trị mề đay bằng lá hẹ là phương pháp còn khá mới mẻ

Thông thường, lá hẹ thường được sử dụng để chế biến món ăn và chữa các chứng bệnh ở đường hô hấp như đau cổ họng, ho khan, ho có đờm, khàn tiếng,… Ngoài ra, loại thảo dược này còn được tận dụng để giảm viêm đỏ, ngứa ngáy do bệnh mề đay gây ra.

Lá hẹ có tính ấm, vị ngọt, có tác dụng giúp thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm và giảm ngứa hiệu quả. Từ y học hiện đại cũng cho thấy, loại thảo dược này còn có chứa nhiều thành phần tốt cho da như nước, vitamin, khoáng chất, axit amin, quercetin,… Mặc dù có chứa nhiều các thành phần tốt cho làn da nhưng cụ thể tác dụng chữa mề đay của lá hẹ như thế nào vẫn chưa được nghiên cứu chứng minh. 

Chữa mề đay bằng lá hẹ là phương pháp được lưu truyền trong nhân dân, thực tế chưa được chứng minh trên phương diện khoa học. Chính vì vậy để hạn chế rủi ro và các tác dụng phụ, bệnh dị ứng bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng mẹo chữa trị này.

5 cách chữa mề đay bằng lá hẹ dễ thực hiện

Nước ép lá hẹ 

Nước ép lá hẹ sẽ phù hợp với những trường hợp mề đay khởi phát nhẹ ở phạm vi nhỏ như cổ, mặt, tay, chân. Cách này sẽ giúp giảm viêm, giảm sưng, cải thiện tốt cơn ngứa và làm dịu vùng da bị mề đay tổn thương. Lưu ý, tránh áp dụng mẹo chữa này khi vùng da nhạy cảm, da bị chảy máu, lở loét, xây xước hoặc có hiện tượng nhiễm trùng.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá hẹ tươi rồi rửa sạch với nước muối pha loãng.
  • Để ráo nước, dùng chày giã nát và vắt lấy nước.
  • Thoa trực tiếp hỗn hợp nước lá hẹ lên vùng da cần điều trị.
  • Sau khoảng 10 – 15 phút thì rửa sạch lại với nước.

Tắm nước lá hẹ

5 cách chữa mề đay bằng lá hẹ dễ thực hiện
Tắm lá hẹ giúp cải thiện tốt các triệu chứng của bệnh mề đay

Tắm nước lá hẹ không chỉ giảm các triệu chứng của bệnh mề đay mà còn giúp làm sạch cơ thể, loại bỏ mồ hôi, dầu thừa và các chất gây dị ứng. Có thể thêm một chút muối biển vào nước tắm lá hẹ để tăng tác dụng tiêu viêm, giảm ngứa, sát trùng và hạn chế nguy cơ bị viêm nhiễm da.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch 1 nắm lá hẹ tươi rồi sau đó cắt thành từng khúc vừa phải.
  • Cho lá hẹ vào đun sôi cùng với 2 - 3 lít nước.
  • Đun sôi thêm khoảng 10 phút rồi tắt bếp.
  • Đổ nước vào thau tắm và thêm 1 chút muối biển.
  • Hòa với nước lạnh để giảm nhiệt độ nước tắm.
  • Thường xuyên áp dụng từ 1 - 2 lần/tuần để đạt được hiệu quả điều trị mề đay.

Chườm lá hẹ

Chườm lá hẹ sao thường có nhiệt độ cao và dễ gây kích ứng. Khi áp dụng cách này bạn cần tránh áp dụng lên vùng da mỏng và nhạy cảm như vùng bụng, cổ và da mặt.

Cách thực hiện:

  • Đem rửa sạch 1 nắm lá hẹ tươi với nước muối và để ráo.
  • Làm chảo nóng rồi cho lá hẹ vào, sao đều đến khi lá hẹ chuyển sang màu vàng và tỏa ra mùi thơm.
  • Gói lá hẹ trong túi vải rồi chườm lên da.
  • Có thể sao lại lá hẹ và chườm liên tục khoảng từ 2 – 3 lần để giảm ngứa ngáy do mề đay mẩn ngứa gây ra.

Uống nước lá hẹ

Bên cạnh tác dụng giảm tổn thương da và ngứa ngáy do mề đay, uống nước lá hẹ còn cải thiện một số triệu chứng tiêu hóa do dị ứng thức ăn như ợ hơi, tiêu chảy, buồn nôn, nôn ói,…

Cách thực hiện:

  • Đem rửa sạch lá hẹ tươi và cắt khúc vừa phải.
  • Đun khoảng 500ml nước rồi sau đó cho lá hẹ vào.
  • Đun hỗn hợp thêm 5 phút rồi tắt bếp.
  • Chia lá hẹ thành nhiều lần uống và dùng hết trong ngày.
  • Có thể cho thêm một ít đường phèn nếu cảm thấy khó uống.

Ăn các món ăn từ lá hẹ

Nếu trong trường hợp bị mề đay do dị ứng thức ăn, nên nấu cháo lá hẹ cùng với trứng gà để làm giảm áp lực lên dạ dày, đường ruột và đồng thời cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Khi thực hiện chế biến các món ăn từ lá hẹ, bạn nên tránh kết hợp với các loại thực phẩm có khả năng dị ứng cao như mực, tôm, cua, nhộng tằm, cá, nấm,… Dùng các loại thực phẩm này có thể kích thích bệnh mề đay lan rộng, viêm đỏ và ngứa ngáy kéo dài, tình trạng bệnh nặng thêm.

Lưu ý khi chữa mề đay bằng lá hẹ

Có thể tham khảo ý kiến bác sĩ, chuyên gia trước khi thực hiện chữa mề đay bằng lá hẹ
Có thể tham khảo ý kiến bác sĩ, chuyên gia trước khi thực hiện chữa mề đay bằng lá hẹ
  • Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện do các cách dùng lá hẹ chữa mề đay đều có nguồn gốc từ dân gian và chưa được chứng minh trên phương diện khoa học.
  • Trước khi sử dụng lá hẹ nên ngâm rửa với nước muối và rửa lại với nước sạch để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, xác động vật, vi khuẩn, nấm,…
  • Trong trường hợp bị sốc phản vệ, bạn nên gọi cấp cứu hoặc chủ động đến bệnh viện để được xử lý kịp thời.
  • Không áp dụng các bài thuốc dùng ngoài lên vùng da bị trầy xước, chảy máu hoặc có dấu hiệu viêm nhiễm.
  • Nếu tổn thương da tiếp tục lan rộng và gây ngứa nhiều, áp dụng các phương pháp trên nhưng không cải thiện thì nên ngưng áp dụng. Sau đó, cần tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán và chỉ định các loại thuốc điều trị thích hợp.

Trên đây là 5 cách chữa mề đay bằng lá hẹ nhà thuốc Long Châu gửi tới bạn đọc. Để tránh được các rủi ro và tác dụng phụ phát sinh, hãy tham vấn y khoa trước khi thực hiện các phương pháp này. Cùng với đó, bạn cần cách ly với các yếu tố rủi ro và xây dựng lối sống lành mạnh để kiểm soát hoàn toàn bệnh mề đay mẩn ngứa.

Phương Thảo

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin