Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Vỏ trái cây, rau củ chứa nhiều dinh dưỡng nên việc ăn cả phần thịt và phần vỏ sẽ cung cấp được nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Thế nhưng, với 5 loại rau củ quả này thì bạn không nên ăn cả vỏ vì có thể gây hại cho sức khỏe.
Rau củ quả mọc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe vì chúng hấp thu tinh túy từ đất trời. Không chỉ phần thịt chứa nhiều dinh dưỡng mà phần vỏ cũng chứa dưỡng chất đa dạng không kém. Nếu không ăn vỏ mà bỏ đi thì vô tình chúng ta đã loại bỏ một số chất quý giá. Vì vậy, việc bạn ăn cả vỏ và thịt của chúng sẽ giúp cơ thể hấp thu toàn vẹn dinh dưỡng.
Tuy nhiên, có một số loại rau củ quả là ngoại lệ trong trường hợp này. Vì nếu ăn cả vỏ của những thực phẩm này có thể gây bệnh hoặc chứa độc tố gây hại cho sức khỏe.
Nhiều người khi chế biến khoai tây trong các món nướng, hấp, luộc thường có thói quen để cả vỏ khoai. Nhưng việc này về lau dài có thể gây tổn hại sức khỏe. Trong vỏ khoai tây có chứa glycoalkaloids, một chất khi ăn vào sẽ tích lũy dần trong cơ thể, đến một lượng nhất định sẽ phát độc tính. Bởi không gây ngộ độc tức thì và không có triệu chứng rõ ràng, nên nhiều người vẫn tưởng rằng ăn vỏ khoai tây là không có vấn đề gì. Khi bị ngộ độc, người bệnh sẽ có biểu hiện da xanh xao, nhợt nhạt, sức khỏe kém.
Với những củ khoai tây đã mọc mầm hoặc có vỏ xanh còn nguy hiểm hơn thế. Khi đó, chất độc sản sinh trong khoai tây càng cao. Nếu thấy hiện tượng này thì tuyệt đối không nên ăn cả thịt và vỏ.
Mặc dù việc gọt vỏ khoai tây làm bạn khá khó chịu, nhưng để bảo vệ sức khỏe thì bạn nên gọt vỏ trước khi sử dụng loại củ này. Mặt khác, khi mua khoai tây cần quan sát kỹ xem bề ngoài của chúng có bị mọc mầm hay những dấu hiệu bất thường không.
Là loại củ cùng họ với khoai tây và vỏ của nó cũng có hại cho sức khỏe. Vỏ khoai lang hại gan do chứa nhiều chất kiềm, ăn nhiều sẽ gây khó chịu cho đường tiêu hóa. Đặc biệt, nếu vỏ củ khoai có đốm nâu hoặc nâu đen, đồng nghĩa với việc khoai đã bị vi khuẩn đốm đen xâm nhập. Chúng sản sinh ra độc tố saponone và saponol làm tổn thương gan, gây ngộ độc.
Hiện khoai lang là một trong những thực phẩm được sử dụng phổ biến, đặc biệt là những người đang trong chế độ ăn kiêng. Dù chứa nhiều dinh dưỡng là thế nhưng bạn nên gọt bỏ vỏ khoai trước khi chế biến. Nếu phát hiện vỏ khoai có đốm nâu hoặc nâu đen thì không nên ăn nữa.
Lại thêm một cái tên trong họ nhà khoai! Khoai mỡ là loại củ bạn nên loại bỏ vỏ trước khi chế biến. Tương tự như vỏ khoai lang, vỏ khoai mỡ có thể dễ dẫn đến tình trạng khó tiêu và tiêu chảy.
Những quả hồng chín đỏ mọng, căng tròn chắc hẳn làm bạn không cưỡng lại được. Đặc điểm của loại quả này khi chín là rất mềm, việc gọt vỏ gây nhiều khó khăn. Nhưng nếu bạn đã yêu thích chúng thì hãy cố gắng gọt vỏ trước khi ăn nhé.
Lí do là bởi vỏ quả hồng có thể làm bạn bị đau dạ dày. Khi quả hồng còn non, axit tannic tập trung ở phần thịt quả. Nhưng khi quả chín, chất này sẽ chuyển hướng tập trung ở phần vỏ. Axit tannic khi xâm nhập vào dạ dày sẽ tạo ra hóa chất kết hợp với protein trong thực phẩm, tạo ra những cục u lớn nhỏ, gọi là sạn trái hồng trong dạ dày, dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm.
Do đó, bạn không nên ăn trái hồng khi chúng còn xanh và khi ăn quả chín thì nên rửa sạch rồi gọt bỏ vỏ.
Vỏ bạch quả chứa các chất độc hại như ginkgo acid, hydrogenated ginkgo acid, hydrogenated ginkgo acid và ginkgo alcohol. Sau khi vào cơ thể người, các chất này sẽ làm tổn thương hệ thần kinh trung ương và dễ gây ngộ độc. Vì vậy, khi chế biến loại quả này, bạn chỉ nên sử dụng phần thịt và loại bỏ đi phần vỏ nhé.
Trần Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.