Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hiện nay, các bệnh liên quan đến thận trở nên rất phổ biến. Điều này khiến nhiều người không khỏi lo lắng. Hãy cùng tìm hiểu về những dấu hiệu thận khỏe trong bài viết dưới đây nhé!
Thận đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe con người. Cơ quan này được coi là một “nhà máy” thanh lọc và loại bỏ các cặn bã và chất độc hại ra khỏi cơ thể. Thận còn là "xưởng sản xuất hormone" giúp điều hòa huyết áp, cải thiện mật độ xương và sản xuất các tế bào hồng cầu. Trong bài viết dưới đây, Nhà thuốc Long Châu sẽ giới thiệu đến bạn những dấu hiệu thận khỏe nhé!
Thận gồm 2 cơ quan có hình hạt đậu. Đây là cơ quan thuộc hệ thống tiết niệu, có công dụng chính là lọc máu. Mỗi ngày, thận lọc khoảng 200 lít chất lỏng và loại bỏ chất thải ra ngoài cơ thể dưới dạng nước tiểu. Do đó, những người bình thường sẽ đi tiểu loại bỏ chất thải ra ngoài cơ thể dưới dạng nước tiểu và tái sử dụng 198 lít chất lỏng còn lại.
Ngoài ra, cơ quan này còn có tác dụng cân bằng chất lỏng và chất điện giải của cơ thể. Theo đó, chất điện giải là khoáng chất thiết yếu của cơ thể, bao gồm: Natri và kali.
Như đã nói ở trên, thận đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe cơ thể. Dưới đây là một số tác dụng chính mà thận mang lại:
Mỗi ngày, thận có thể lọc từ 150 - 200 lít máu thông qua các đơn vị nephron. Mỗi nephron chứa một mạng lưới mao mạch phức tạp hay còn gọi là quản cầu. Đây là nơi lọc các chất thải như: Urea, creatine, nước dư thừa và muối để đào thải ra khỏi cơ thể.
Trong quá trình lọc máu, thận cũng đảm nhận vai trò cân bằng điện giải, bao gồm: Natri, kali và phốt pho. Khi chất lọc đi qua ống thận, các chất điện giải sẽ được hấp thụ ngược lại hoặc tiếp tục theo nước tiểu ra ngoài dựa trên nhu cầu của cơ thể.
Nếu cơ thể chứa hàm lượng natri quá lớn, thận sẽ tiết thêm natri vào nước tiểu. Ngược lại, nếu cơ thể cần thêm kali, thận sẽ hấp thu lại kali từ chất lọc vào máu. Cơ chế này cho phép nồng độ chất điện giải trong cơ thể luôn được cân bằng.
Thận có thể duy trì độ pH của máu bằng cách điều chỉnh lượng acid và bicarbonate. Khi máu đi qua thận, acid sẽ được tiết vào nước tiểu, trong khi bicarbonate được hấp thụ ngược lại vào máu.
Thận góp phần sản xuất ra nhiều hormone quan trọng như:
Thận tham gia vào quá trình điều chỉnh lượng nước và muối trong cơ thể để điều hòa huyết áp. Khi huyết áp giảm, thận sẽ giảm lượng nước và muối tiết ra. Từ đó, giúp tăng lượng máu trong cơ thể và làm tăng huyết áp. Ngược lại, khi huyết áp tăng, thận tiết ra nhiều nước và muối hơn, giúp giảm lượng máu trong cơ thể và làm giảm huyết áp.
Khi đi qua thận, dược phẩm hoặc độc tố từ thực phẩm được lọc khỏi máu tại cầu thận. Sau đó, các chất này tiếp tục di chuyển xuống ống thận. Tuy nhiên, nó không được tái hấp thụ vào máu mà theo nước tiểu đến bàng quang và được đào thải khỏi cơ thể. Đây chính là cơ chế mà thận loại bỏ các chất gây hại hoặc không cần thiết ra khỏi cơ thể.
Trên thực tế, chính vì những thói quen sống hoặc chế độ ăn thiếu lành mạnh mà nhiều người không khỏi nghi ngờ về sức khỏe thận. Theo đó, người có thể tốt sẽ có những dấu hiệu thận khỏe như sau:
Tay chân ấm là dấu hiệu thận khỏe điển hình nhất. Những người này cũng không dễ đổ mồ hôi tay chân nhiều dù thời tiết có thế nào đi chăng nữa. Điều này có được chính là nhờ thận khỏe mạnh nên lưu lượng máu trong cơ thể được vận chuyển trơn tru, không bị tắc nghẽn.
Nước tiểu trong, ít bọt phản ánh chức năng thận đang ở trạng thái bình thường. Ngược lại, nước tiểu nhiều bọt xuất hiện trong thời gian dài đồng nghĩa với việc lượng protein trong nước tiểu tăng lên đột ngột. Bạn cũng có thể dự đoán dựa trên màu sắc của nước tiểu như: Màu trà đặc, màu xì dầu, màu đục như nước gạo,...
Thận được ví như "máy lọc nước" của con người nên nếu thận không khỏe mạnh, cơ thể rất dễ tích nước hoặc phù nề. Vì vậy, khi ngủ dậy, nếu bạn phát hiện cơ thể xuất hiện dấu hiệu phù nề mắt, chân và đùi thì khả năng cao là thận của bạn đang bị suy giảm chức năng.
Chức năng thận bình thường sẽ giúp quá trình bài tiết các độc tố ra ngoài cơ thể diễn ra một cách ổn định. Do đó, khi cơ quan này gặp vấn đề, các chất cặn bã sẽ tích tụ lại khiến cho tinh thần của bạn trở nên mệt mỏi, uể oải.
Thận là cơ quan tiết niệu quan trọng nên nếu thận bị tổn thương, hiệu quả bài tiết sẽ giảm đi. Đồng thời, làm tăng tần suất thải ra nước tiểu, khiến cho bạn có cảm giác muốn đi vệ sinh thường xuyên. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ.
Khi thận yếu, cơ thể của bạn sẽ có xu hướng đổ mồ hôi vào ban đêm nhiều hơn. Nguyên nhân là bởi thận bị tổn thương nên không thể đảm bảo được các hoạt động bình thường của cơ thể. Trong khi ngủ, nhiệt độ của cơ thể sẽ tăng lên đột ngột, dẫn đến đổ mồ hôi vào ban đêm.
Khi chức năng thận bị suy giảm, huyết áp có nguy cơ tăng cao và càng gây nhiều trở ngại cho thận. Vì vậy, nếu huyết áp có dấu hiệu tăng cao bất thường liên tục trong 1 tuần, bạn nên nhanh chóng tới bệnh viện kiểm tra ngay nhé!
Thận nằm ở vị trí 2 bên eo nên thận hư sẽ gây đau vùng thắt lưng và đầu gốc. Lúc này, bạn có thể xoa bóp, massage lưng để thúc đẩy lưu lượng máu và thải độc tố ra khỏi cơ thể.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được chức năng của thận, cũng như 8 dấu hiệu thận khỏe. Hãy xây dựng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh để giữ thận và cơ thể được khỏe mạnh nhé!
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.