Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

8 nguyên nhân gây hen suyễn cần tránh xa

Ngày 15/10/2022
Kích thước chữ

Hen suyễn là bệnh lý hô hấp mạn tính thường gặp. Khi bệnh tiến triển nặng, người bệnh có thể bị đột tử nếu không được cấp cứu kịp thời. Vậy nguyên nhân gây hen suyễn là gì, có cách nào để điều trị và phòng ngừa bệnh không?

Có nhiều nguyên nhân gây hen suyễn. Bạn hiểu rõ từng nguyên nhân thì mới tìm được biện pháp để ngăn ngừa bệnh. Hãy tham khảo bài viết sau đây để tìm hiểu tất cả thông tin cần thiết về bệnh hen suyễn, nhất là nguyên nhân gây bệnh.

Hen suyễn là gì?

8 nguyên nhân gây hen suyễn cần tránh xa 1 Hen suyễn là bệnh mạn tính của hệ hô hấp phổ biến, gây nên tình trạng khó thở

Hen suyễn hay còn gọi là hen phế quản là một căn bệnh mạn tính của hệ hô hấp phổ biến. Khi cơn hen suyễn xuất hiện, làm sưng lớp niêm mạc của ống phế quản gây viêm nhiễm và dễ bị kích ứng. Do sự co thắt và viêm nhiễm, các đường dẫn khí thu hẹp lại làm giảm lưu lượng không khí ra vào phổi.

Đường dẫn khí sẽ ngày càng thu hẹp khi tình trạng phù nề trở nên nghiêm trọng, gây nên tình trạng khò khè và khó thở vô cùng khó chịu.

8 nguyên nhân gây hen suyễn thường gặp

Có rất nhiều tác nhân gây nên cơn hen phế quản, một số các tác nhân phổ biến như:

Khói thuốc lá

Khói thuốc lá có hại cho sức khỏe của mọi người, đặc biệt là một trong những nguyên nhân gây hen suyễn phổ biến. Không chỉ có hút thuốc, hít phải khói thuốc do người khác hút cũng có thể gây cơn hen suyễn.

Mạt bụi

Mạt bụi là những con bọ li ti có hầu hết ở mọi nơi. Bạn nên vệ sinh sạch vỏ gối, vỏ nệm để phòng ngừa cơn suyễn. Không nên dùng chăn lông, gối nhồi lông ngỗng, thú nhồi bông. Nên giặt đồ bằng nước nóng nhất để tiêu diệt mạt bụi.

Ô nhiễm không khí

Ô nhiễm từ khói xe, nhà máy và các nguồn khác có thể gây cơn suyễn. Bạn nên theo dõi tin tức về dự báo chỉ số chất lượng không khí để điều chỉnh hoạt động của bản thân.

Dị ứng với gián

Gián và phân gián có thể gây bệnh, nhất là bệnh hen suyễn. Bạn cần vệ sinh nhà sạch sẽ, tránh để vụn thức ăn khắp nơi, hút bụi hoặc quét sạch những nơi tập trung gián. Dùng bẫy hoặc keo dính để giảm thiếu số gián trong nhà.

Thú nuôi

Lông thú nuôi là nguyên nhân gây bệnh hen phổ biến. Nên hút bụi thường xuyên. Cần lau sàn nhà bằng gỗ hay gạch lát bằng khăn ẩm hàng tuần.

Nấm mốc

Cơn hen suyễn sẽ khởi phát nếu bạn hít thở phải nấm mốc. Do nấm mốc thường phát triển ở môi trường có độ ẩm cao nên cần giữ độ ẩm thấp bằng cách sử dụng máy giảm độ ẩm hay điều hòa không khí. Ẩm kế có thể đo mức độ ẩm và giữ độ ẩm được tốt hơn. Nước có thể làm nấm mốc phát triển sau tường và dưới sàn nhà, do đó cần sửa các chỗ bị rò nước.

Khói do đốt gỗ hoặc cỏ

Đốt gỗ hoặc thực vật khác tạo nên khói là hỗn hợp khí và các mảnh than nhỏ có hại. Hít phải quá nhiều khói sẽ lên cơn hen suyễn.

Các nguyên nhân gây hen suyễn khác

Ngoài ra, còn có những nguyên nhân gây hen suyễn khác như:

  • Nhiễm trùng do cảm lạnh, cảm cúm, siêu vi hợp bào hô hấp, viêm xoang, dị ứng hoặc hít phải chất hóa học.
  • Triệu chứng hen suyễn sẽ khó kiểm soát khi đốt nhang, nến gây ra hạt vô cơ.
  • Hít không khí lạnh và khô, hương thơm, dùng một số loại thuốc như aspirin, dị ứng thực phẩm, gia vị.
  • Trào ngược dạ dày thực quản.
  • Cảm xúc mạnh như vui, buồn, lo lắng, stress.
8 nguyên nhân gây hen suyễn cần tránh xa 2 Chất bảo quản trong các loại dưa chua là nguyên nhân gây hen suyễn

Chất bảo quản thực phẩm được tìm thấy trong tôm, dưa chua, trái cây khô, bia và rượu và nước chanh đóng chai.

Các triệu chứng của bệnh hen suyễn

Các triệu chứng hen suyễn ở mỗi người đều không giống nhau. Triệu chứng sẽ khác nhau vào những thời điểm khác nhau.

Triệu chứng hen suyễn phổ biến

  • Ho nhiều vào ban đêm hoặc buổi sáng.
  • Thở khò khè, khi thở nghe tiếng rít.
  • Hụt hơi.
  • Đau hoặc tức ngực.
  • Khó thở gây khó ngủ.

Triệu chứng hen suyễn nặng 

  • Thở nhanh.
  • Mặt, môi hoặc móng tay xanh xao, nhợt nhạt.
  • Khi hít vào, da xung quanh xương sườn kéo vào trong. 
  • Khó thở khi di chuyển hoặc nói chuyện.
  • Sau khi dùng thuốc nhưng các triệu chứng không thuyên giảm.
  • Khi các triệu chứng của bạn đột nhiên tồi tệ hơn, đường thở co thắt lại, chứa đầy đờm nhầy hoặc sưng phù nề.

Phân loại bệnh hen suyễn 

Dựa vào các triệu chứng của bệnh hen suyễn, các bác sĩ sẽ xếp bậc mức độ nặng của bệnh như sau:

  • Cơn hen suyễn nhẹ từng cơn. Người bệnh ít lên cơn hen, có các triệu chứng nhẹ dưới 2 lần/tuần. Các triệu chứng ban đêm ít hơn 2 lần/ tháng.
  • Hen suyễn dai dẳng nhẹ. Người bệnh có các triệu chứng từ 3 - 6 lần/tuần. Các triệu chứng ban đêm từ 3 - 4 lần một tháng. Các cơn hen suyễn có thể ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày.
  • Cơn hen dai dẳng vừa phải. Các triệu chứng từ 3 - 6 lần/tuần. Các triệu chứng ban đêm 3 - 4 lần/tháng. Các cơn hen suyễn có thể ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày.
  • Cơn hen dai dẳng nặng. Người bệnh phải hạn chế các hoạt động do các triệu chứng liên tục xảy ra cả ngày và đêm.

Phòng bệnh: Tránh các tác nhân gây hen suyễn 

8 nguyên nhân gây hen suyễn cần tránh xa 3 Nên đeo khẩu trang để tránh xa các thành phần dễ gây hen suyễn có trong không khí
  • Từ những nguyên nhân gây hen suyễn kể trên, cách điều trị và phòng ngừa tốt nhất là hãy tránh xa các tác nhân thường gặp gây ra bệnh hen suyễn gồm: vật nuôi, phấn hoa, ẩm mốc, khói thuốc, mạt nhà, gián, cây trồng, hóa chất, một số loại thực phẩm. 
  • Bạn đặc biệt lưu ý rằng người dễ mắc bệnh hen suyễn, tốt nhất nên tránh tiếp xúc với lông của các loại thú cưng như mèo, chó, chim cảnh…
  • Không khí hiện nay rất ô nhiễm. Do đó bạn cần đeo khẩu trang mỗi khi ra đường để tránh xa các thành phần gây hen suyễn như khói bụi, khói thuốc lá, hóa chất độc hại trong không khí.
  • Kiêng ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng: Hải sản như tôm, cua, đồ chiên nướng, rượu bia… Những người có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn nên thận trọng khi sử dụng các loại thực phẩm, thức uống này.
  • Bạn nên thường xuyên hút bụi bẩn, lau dọn nhà cửa, giặt giũ chăn, gối, đệm, khăn trải giường để tiêu diệt các loại vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh. Đây cũng là cách loại bỏ tác nhân gây nên hen suyễn đơn giản, dễ thực hiện.

Những nguyên nhân gây bệnh hen suyễn kể trên đều rất phổ biến trong cuộc sống của chúng ta. Do đó, bạn cần lưu ý tránh xa những tác nhân này để  hạn chế các cơn hen suyễn bộc phát.

Quỳnh Trang

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin