Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

9 dấu hiệu có thể cai sữa cho bé mẹ nên biết

Ngày 16/09/2022
Kích thước chữ

Cai sữa cho bé là việc làm cần thiết, nhất là trẻ đã qua giai đoạn cần phải bú mẹ hoàn toàn. Vậy đâu là dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng cai sữa? Hãy cùng nhà thuốc Long Châu điểm qua 9 dấu hiệu có thể cai sữa cho bé qua bài viết dưới đây nhé!

Trẻ sơ sinh được khuyến cáo nên được nuôi dưỡng hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu, sau đó các bé mới cần cai sữa. Tuy nhiên mỗi bé sẽ có một thời điểm thích hợp để cai sữa khác nhau. Do đó, các mẹ cần nắm bắt một số dấu hiệu để biết con trẻ đã sẵn sàng để cai sữa hay chưa. Dưới đây là 9 dấu hiệu cho thấy có thể cai sữa cho bé

Nhận biết 9 dấu hiệu có thể cai sữa cho bé

Khi nào nên cai sữa cho bé? Khi bé có những dấu hiệu dưới đây:

  • Dấu hiệu 1: Bé đã có thể tự kiểm soát hành vi bản thân cũng như những hoạt động của đầu. Khi bế trẻ, phần đầu đã cứng cáp, không cần dùng tay đỡ sau gáy nữa.
  • Dấu hiệu 2: Trẻ có thể tự ngồi vững mà không cần sự trợ giúp của người lớn.
  • Dấu hiệu 3: Bé có sự vận động cơ hàm (biết nhai).
  • Dấu hiệu 4: Trọng lượng cơ thể bé đã tăng gấp đôi so với khi mới sinh ra.
  • Dấu hiệu 5: Thường xuyên quấy khóc dù đã được bú no sữa mẹ hoặc ăn no.
  • Dấu hiệu 6: Bé thích bú mẹ lâu hơn so với bình thường.
  • Dấu hiệu 7: Hình thành thói quen cho những vật xung quanh mà bé cần được cho vào miệng.
  • Dấu hiệu 8: Bé thức giấc vào giữa đêm, khó ngủ hoặc giấc ngủ gián đoạn và quấy khóc do đói.
  • Dấu hiệu 9: Biểu lộ sự tò mò, nhìn chăm chú khi thấy người khác ăn.
9 dấu hiệu có thể cai sữa cho bé 9 dấu hiệu có thể cai sữa cho bé mẹ nên biết 

Mách mẹ bí kíp cai sữa cho bé thành công

Mẹ nên trang bị đủ kiến thức và kinh nghiệm cần có trước khi cai sữa cho bé.

Khi cai sữa, bậc phụ huynh nên bắt đầu từ từ chứ không nên quá đột ngột mà ngưng hẳn không cho trẻ bú. Điều này có nghĩa là các mẹ chủ động rút ngắn dần thời gian và cường độ cho trẻ bú, để tránh gây sang chấn tâm lý bất lợi cho trẻ sau này. Ví dụ nếu trước đây bạn cho bé bú khoảng từ 7 - 8 lần/ngày trong khoảng 5 phút thì nay hãy rút dần xuống còn 3 - 4 lần/ngày trong khoảng 3 phút, rồi từ từ mới cắt hẳn.

Nếu mẹ đã ngưng không cho trẻ bú sữa nữa thì nên kết hợp đồng thời với các loại sữa thay thế thông thường như sữa bột, sữa hộp, sữa đặc hay sữa bò (chỉ áp dụng cách này sau khi trẻ đã lớn trên 1 tuổi).

Mẹ cần trang bị bí kíp cai sữa cho bé Mẹ có thể kết hợp cho bé uống sữa công thức trong quá trình cai sữa

Khi cho bé ăn dặm nên chế biến những món ăn thật mềm, nhỏ như cháo loãng hay bột để bảo vệ hệ tiêu hóa non nớt của trẻ và không ảnh hưởng đến sự phát triển răng cũng như tránh nguy cơ bị hóc, nghẹn. Đồng thời nên chia bữa ăn của trẻ thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, đa dạng các loại thực phẩm cho bé ăn. Để tạo cảm giác hứng thú khi ăn.

Cần lưu ý gì khi cai sữa cho bé?

Khi nhận thấy 9 dấu hiệu có thể cai sữa cho bé, mẹ nên lưu ý một số điều sau để con phát triển tốt nhất:

Lưu ý đối với mẹ

Khi cai sữa cho bé, mẹ phải đối mặt với tình trạng sữa nhiều nhưng không được sử dụng, tích trữ và có thể căng tức ngực. Mẹ có thể lưu ý để giảm bớt tình trạng này như:

  • Chườm đá lạnh để giảm lượng máu chảy đến ngực, ngăn ngừa viêm nhiễm. Không chườm nóng vì có thể làm sữa tiết ra nhiều hơn.
  • Không kích thích việc sản xuất sữa mà chỉ nên để sữa tự chảy ra một ít. Nếu sữa quá nhiều có thể vắt sữa bằng tay chứ không dùng máy hút sữa.
  • Hạn chế ma sát bầu ngực hay ti để tránh sản xuất nhiều sữa hơn.
  • Có thể dùng lá bắp cải xanh lạnh để trong áo ngực để hạn chế sữa tiết ra. Thay lá sau mỗi 2 giờ hoặc khi thấy chúng nóng lên.
  • Sử dụng áo lót thoải mái.
  • Uống nước đầy đủ.
  • Ăn ít muối lại.
  • Có thể ăn nhiều tỏi để làm hơi thở và sữa có mùi khó chịu, điều đó làm bé không đòi bú nữa.
  • Dùng nghệ hoặc củ đền để hóa trang bầu ngực, làm bé thấy sự khác lạ mà không đòi bú nữa.
  • Có thể dùng trà cây xô thơm để làm giảm lượng sữa tiết ra. Bạn chỉ cần cho một  thìa lá cây xô thơm vào nước nóng, hãm trong vòng 15 phút, có thể thêm một chút mật ong hoặc sữa đặc để dễ uống hơn. Nên uống sau mỗi 6 giờ.
Lưu ý khi cai sữa cho bé Căng tức ngực là điều mẹ khó tránh khỏi khi cai sữa

Ngực căng cứng khi cai sữa cho trẻ là điều không thể tránh khỏi, đặc biệt khi cai sữa đột ngột cho bé. Bên cạnh những biện pháp trên, các mẹ có thể uống vitamin B6 để giảm bớt cảm giác khó chịu.

Lưu ý đối với bé

  • Nên cai sữa cho bé từ từ, theo dõi phản ứng của bé để điều chỉnh phù hợp trước khi cai sữa hẳn.
  • Khi cai sữa, cần bù đắp dinh dưỡng cho trẻ bằng các nguồn thực phẩm khác như: sữa công thức, sữa tươi, rau củ, trái cây, thịt cá… phù hợp theo lứa tuổi và đa dạng.
  • Chế biến thực phẩm thành các món ăn chín mềm, nhỏ, dễ nhai dễ tiêu hóa.
  • Cho trẻ ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày.
  • Thường xuyên thay đổi món ăn để không làm bé bị ngán cũng như hiểu được sở thích của trẻ.
  • Tập cho bé uống nước bằng cốc mỏ vịt thay vì bình để làm quen với cách ăn mới.

Trên đây là 9 dấu hiệu có thể cai sữa cho bé cùng một số lưu ý khi thực hiện quá trình này. Hãy chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ cần thiết như: sữa bột, bình sữa… kể cả đồ chơi để thu hút sự chú ý của bé. Nếu vì lý do bất khả kháng mà mẹ muốn cai sữa sớm cho con thì hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn cho cả bé và mẹ.

Như Nguyễn

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin