Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Ăn 3 loại bí này để giúp hỗ trợ hạ axit uric trong máu

Ngày 11/09/2023
Kích thước chữ

Đối với những người có chỉ số axit uric trong máu tăng cao, việc kiểm soát chế độ ăn uống là biện pháp hữu hiệu giúp làm giảm nồng độ axit uric cao. Từ đó sẽ hạn chế các nguy cơ xảy ra các biến chứng nghiêm trọng như sỏi thận, gout… Vì vậy, hãy ăn 3 loại bí này để làm giảm tích tụ axit uric nhé!

Khi axit uric trong máu tăng cao vượt có thể gây ra các bệnh lý nguy hiểm như gout, sỏi thận… Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này chủ yếu là do lối sống và chế độ ăn uống kém lành mạnh. Do đó, để kiểm soát tình trạng bệnh cần phải lựa chọn thực phẩm có tác dụng hạ axit uric trong máu. Bài viết sau đây sẽ mách bạn 3 loại bí giúp hỗ trợ hạ axit uric trong máu, cùng theo dõi nhé!

Axit uric là gì?

Axit uric là một hợp chất dị vòng của oxy, carbon, hydro và nitơ. Đây là sản phẩm phụ của quá trình trao đổi purine, một loại hợp chất có trong một số thực phẩm và tạo ra khi tế bào cũ bị phá hủy.

Trong cơ thể, axit uric thường được tiết ra qua thận và sau đó được loại bỏ qua nước tiểu. Tuy nhiên, khi nồng độ axit uric tăng cao trong thời gian dài có thể gây ra một dạng viêm khớp được gọi là gout. Các hạt lắng đọng trong và xung quanh khớp còn có thể gây sưng viêm và đau khớp. Còn khi lắng đọng dưới da có thể tạo ra hạt tophi gây ra sỏi thận và suy thận.

Ăn 3 loại bí này để giúp hỗ trợ hạ axit uric trong máu 1
Nồng độ axit uric tăng cao trong thời gian dài có thể gây ra bệnh gout

Theo các chuyên gia y tế, nồng độ axit uric trong máu bình thường sẽ dao động ở mức 1,5 - 7 mg/dl. Và lượng axit uric của nam giới thường sẽ cao hơn nữ giới khoảng 1 mg/dl. Vì vậy, người có nồng độ axit uric trong máu cao hơn mức 7 mg/dl đối với nam và 6 mg/dl đối với nữ được xem là bất thường. Các yếu tố góp phần đến sự tích tụ axit uric trong cơ thể bao gồm cả di truyền, môi trường, thói quen sống và ăn nhiều thực phẩm giàu purine (hải sản, mạch nha, thịt đỏ...).

Gợi ý 3 loại bí giúp làm giảm tích tụ axit uric nên ăn

Người có nồng độ axit uric trong máu tăng cao có thể dùng 3 loại bí dưới đây để giúp thúc đẩy quá trình đào thải ra ngoài cơ thể.

Bí đao

Bí đao được biết đến là thực phẩm có chứa lượng đường và calo rất thấp. Do đó, bí đao sẽ là sự lựa chọn tốt cho những người có vấn đề về axit uric trong máu và tiểu đường. Tuy nhiên, nên ăn cả phần vỏ bí đao vì trong vỏ có chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn so với phần thịt. Bí đao cung cấp lượng chất xơ đáng kể, chúng sẽ giúp hấp thu hầu hết lượng dầu thực vật có trong dạ dày khi tiêu hóa. Từ đó sẽ giúp làm giảm lượng dầu hấp thu vào cơ thể và kiểm soát cân nặng hiệu quả.

Bên cạnh đó, bí đao có tính lạnh, có tác dụng làm dịu cổ họng, thanh nhiệt, thúc đẩy sản dịch và đào thải độc tố. Đồng thời, ăn bí đao còn giúp đẩy nhanh quá trình đào thải nhiệt và một lượng lớn axit uric ra khỏi cơ thể.

Ăn 3 loại bí này để giúp hỗ trợ hạ axit uric trong máu 2
Bí đao là sự lựa chọn tốt cho những người có axit uric cao và tiểu đường

Bí ngô

Bí ngô có tính kiềm cao, khi đi vào cơ thể sẽ giúp kiềm hóa axit uric trong cơ thể, khiến chúng bị tan chảy ra và dễ đào thải hơn. Do đó, việc thường xuyên thêm bí ngô vào chế độ ăn có thể giúp giảm đi các triệu chứng của bệnh liên quan đến axit uric.

Bí ngòi

Đối với những người bị tiểu đường và có mức axit uric cao trong máu, bí ngòi sẽ là một lựa chọn tốt. Bởi bí ngòi không chứa đường nhưng lại chứa nhiều chất xơ, giúp tạo cảm giác no và đào thải axit uric ra ngoài. Đồng thời, giúp hỗ trợ giảm cân hiệu quả.

Ăn 3 loại bí này để giúp hỗ trợ hạ axit uric trong máu 3
Bí ngòi chứa nhiều chất xơ giúp hỗ trợ đào thải axit uric ra ngoài

Những điều cần lưu ý trong chế độ ăn để kiểm soát nồng độ axit uric

Để giúp kiểm soát nồng độ axit uric trong máu tăng cao và hạn chế những biến chứng nguy hiểm, hãy lưu ý một số vấn đề sau:

  • Hạn chế ăn thực phẩm có nhiều đường fructose: Để duy trì cân bằng axit uric trong cơ thể, nên hạn chế ăn những thực phẩm có hàm lượng fructose cao, đặc biệt là trái cây có vị ngọt để tránh tăng cao hàm lượng axit uric trong máu và nước tiểu.
  • Ăn ít gia vị: Hạn chế sử dụng các loại gia vị có chứa nhiều purine như dầu hào, sốt bào ngư, sốt hải sản, sốt nấm và nước gà cô đặc. Bởi có thể sẽ làm nồng độ axit uric trong máu tăng lên nhanh chóng và dẫn đến khởi phát bệnh gút.
  • Hạn chế uống cà phê và trà đặc: Các loại đồ uống như cà phê và trà đặc mặc dù không làm tăng hàm lượng purine nhưng sẽ gây kích thích thần kinh tự chủ. Điều này sẽ khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn và làm tăng nguy cơ bị gút cấp tính.
  • Không uống rượu bia: Không nên uống rượu bia vì trong những thức uống này có chứa purine. Ngoài ra, rượu bia có thể gây ảnh hưởng đến việc hấp thu purine và đào thải axit uric.
  • Hạn chế ăn nội tạng động vật và cá: Người có nồng độ axit uric cao cần hạn chế ăn những thực phẩm có lượng purine cao như nội tạng động vật, cá thu, cá mòi... để tránh làm chỉ số axit uric tăng cao.
  • Hạn chế ăn trái cây sấy và hạt: Trong các loại thực phẩm như trái cây sấy khô, súp lơ, rau bina... cũng có chứa lượng purine đáng kể. Vì vậy, cần kiểm soát lượng ăn vào để đảm bảo an toàn.
Ăn 3 loại bí này để giúp hỗ trợ hạ axit uric trong máu 4
Người có nồng độ axit uric cao cần hạn chế ăn nội tạng và cá

Trên đây là bài viết tổng hợp 3 loại bí có tác dụng làm giảm tích tụ axit uric. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích và đừng quên bổ sung 3 loại bí này vào thực đơn để giúp kiểm soát tốt chỉ số axit uric nhé!

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin