Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Ăn cà tím có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Ngày 22/02/2023
Kích thước chữ

Cà tím được trồng khá nhiều ở Việt Nam, ngoài mang giá trị về mặt kinh tế, cà tím còn mang đến giá trị dinh dưỡng dồi dào cho cơ thể. Vậy ăn cà tím có tác dụng gì đối với sức khỏe? Hãy cùng Long Châu tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Cà tím mang đến rất nhiều lợi ích về mặt sức khỏe cho con người chúng ta, thế nhưng nếu bạn sử dụng cà tím sai cách rất dễ gây nên tình trạng ngộ độc. Để tận dụng hết giá trị chất dinh dưỡng, bạn cần phải hiểu rõ nội dung ăn cà tím có tác dụng gì.

Giới thiệu đôi nét về cà tím

Cà tím có tên khoa học là solanum melongena, có nguồn gốc từ đất nước Ấn Độ. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cà tím có chứa 92% nước, 5.5% glucid, 1.3% protid, 0.2% lipid.

Lượng chất khoáng tính theo cứ 100g cà tím có chứa:

  • 220mg kali;
  • 15mg photpho;
  • 12mg magie;
  • 10mng canxi;
  • 15mg lưu huỳnh;
  • 15mg clo;
  • 0.5mg sắt;
  • 0.2mg mangan;
  • 0.2mg kẽm;
  • 0.1mg đồng;
  • 0.002mg iod.

Ngoài ra, cà tím còn là loại thực phẩm rất hữu ích trong việc hỗ trợ điều trị bệnh ung thư đại tràng do cà tím có chứa một lượng lớn chất xơ hấp thụ độc tố và hóa chất có thể dẫn đến sự phát triển của ung thư đại tràng. 

Ăn cà tím có tác dụng gì đối với sức khỏe? 1

Cà tím cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể

Bên cạnh đó, cà tím còn chứa nhiều nước và potassium có khả năng kích thích tim hoạt động tốt. Đồng thời, với hàm lượng magie, canxi và vitamin A, C trong cà tím còn có tác dụng cải thiện cấu trúc xương thêm chắc khỏe, tăng cường hệ miễn dịch. Đặc biệt hơn, magie trong cà tím còn chống lại cảm giác lo lắng, bồn chồn và chứng mất ngủ,...

Ăn cà tím có tác dụng gì?

Cà tím sở hữu nhiều lợi ích tiềm ẩn đối với sức khỏe con người. Cụ thể, dưới đây là một số tác dụng cà tím mang đến cho chúng ta:

Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Nhiều nghiên cứu đã phát hiện lượng chất chống oxy hóa cao có trong cà tím có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch. Một nghiên cứu trên thỏ đã cho thấy thỏ có nồng độ cholesterol cao trong máu nếu sử dụng 10ml nước cà tím mỗi ngày. Sau 2 tuần thực hiện, họ đã phát hiện nồng độ cholesterol LDL và chất béo triglyceride của thỏ đã giảm dần. Cholesterol LDL và triglyceride là hai loại chất béo cần thiết cho cơ thể người. Thế nhưng, nếu bạn dung nạp quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ bệnh tim.

Kiểm soát đường huyết

Cà tím còn có tác dụng hữu ích kiểm soát đường huyết hiệu quả nhờ hàm lượng chất xơ cao. Chất xơ khi vào ruột giữ vai trò giúp thức ăn tiêu hóa và hấp thụ vào máu chậm hơn, nhờ vào đó giúp đường huyết ổn định và không tăng lên quá nhanh. 

Ăn cà tím có tác dụng gì đối với sức khỏe? 2 Cà tím kiểm soát đường huyết hiệu quả và nhanh chóng

Ngăn ung thư

Thông tin từ Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, trong thành phần của cà tím có: 92% nước, 5,5% glucid, 1,3% protid, 0,2% lipid... Đặc biệt, trong cà tím chứa chất solanine, có tác dụng chống ô xy hóa và ức chế tế bào ung thư nhưng chất này cũng có tác dụng kích thích lên các trung tâm hô hấp, gây mê. 

Giảm hàm lượng cholesterol

Cà tím đóng vai trò quan trọng về quá trình duy trì hệ thống tim mạch và máu. Một bài nghiên cứu được tiến hành tại Pháp trong 10 năm qua đã chỉ ra rằng cà tím làm giảm lượng cholesterol xấu có trong cơ thể. Thế nhưng tác dụng này chỉ đạt yêu cầu nếu bạn nấu cà tím ở mức nhiệt độ không quá 200 độ.

Ăn cà tím có tác dụng gì đối với sức khỏe? 3 Cà tím giảm cholesterol trong cơ thể

Bảo vệ cơ thể 

Cà tím chứa nhiều chất chống oxy hóa bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tim, tác động đến những mạch máu nuôi dưỡng tim. Đồng thời cùng với những lợi ích khác của cà tím, bạn có thể hỗ trợ cải thiện sức khỏe gia đình ngay trong bữa ăn hằng ngày. 

Những điều cần lưu ý khi ăn cà tím

Những người mắc bệnh về dạ dày cần phải lưu ý khi ăn cà tím. Bởi cà tím có tính hàn, ăn quá nhiều rất dễ khiến dạ dày khó chịu gây tiêu chảy nặng. 

Bên cạnh đó, người yếu mệt hoặc thấp khớp, đau nhức khi trời lạnh không nên ăn nhiều, thường xuyên, đặc biệt là cà tím chiên rán vì chứa quá nhiều dầu gây viêm tấy. Đặc biệt hơn, những ai bị hen suyễn, mắc bệnh thận cũng không nên sử dụng cà tím bởi hàm lượng oxalate khá cao, đây là một loại axit có trong thực vật nếu ăn quá nhiều rất dễ gây sỏi thận

Mặc dù thế, cà tím vẫn là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng cao, đặc biệt rất hữu dụng trong việc điều trị ung thư đại tràng bởi do cà tím chứa một lượng lớn chất xơ giúp hấp thụ độc tố, hóa chất dẫn đến sự phát triển của ung thư đại tràng.

Mặt khác, trong cà tím có chứa một chất là solanine, có tác dụng chống oxy hóa, ức chế tế bào ung thư nhưng có tác dụng kích thích mạnh mẽ lên trung tâm hô hấp, có tác dụng gây mê. Solanine có thể hòa tan trong nước không đáng kể nên khi đun sôi vẫn không thể phá hủy hoàn toàn chất này. 

Để giảm chất này, bạn cần phải thêm chút giấm khi chế biến nhằm thúc đẩy sự phân hủy của solanine. Uống nước ép cà tím rất dễ xảy ra tình trạng ngộ độc khi cà vẫn chưa được nấu chín. 

Đồng thời, cà tím còn chứa một lượng nicotine cao hơn các loại trái khác với nồng độ 0.01mg/100g. Vì thế nên, bạn chỉ nên ăn cà tím từ 2 - 3 lần/tuần, mỗi lần khoảng 100 - 200g bằng cách nấu các món đơn giản.

Nếu đun ở nhiệt độ quá cao, cà tím sẽ mất nhiều chất dinh dưỡng. Thậm chí, các chế biến chiên cà tím có thể làm hao hụt đến 50% lượng vitamin trong cà tím.

Ăn cà tím có tác dụng gì đối với sức khỏe? 4

Bạn không nên nấu cà tím ở nhiệt độ quá cao

Bài viết trên đây là những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu về nội dung ăn cà tím có tác dụng gì. Mong rằng qua bài viết này, bạn sẽ hiểu thêm về những lợi ích, công dụng tiềm ẩn về sức khỏe của cà tím. Hãy thường xuyên theo dõi Long Châu để biết thêm nhiều chuyên đề sức khỏe dành cho bản thân và gia đình nhé!

Tuyết Trâm

Nguồn tham khảo: thanhnien.vn

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm