Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Ăn đào có tác dụng gì với sức khỏe? Những ai không nên ăn nhiều đào?

Ngày 03/12/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Đào là một loại trái cây nhiệt đới rất được yêu thích bởi hương vị thơm ngon đặc trưng vào mùa hè. Vậy bạn đã biết ăn đào có tác dụng gì hay chưa? Hãy cùng Nhà Thuốc Long Châu tìm hiểu về công dụng của quả đào trong bài viết dưới đây nhé!

Đào không chỉ là một loại quả có hương vị ngon ngọt mà còn là loại trái cây có nhiều dinh dưỡng và công dụng đối với sức khỏe. Trong bài viết dưới đây, Nhà Thuốc Long Châu sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc: "Ăn đào có tác dụng gì với sức khỏe?".

Ăn đào có tác dụng gì với sức khỏe? Những ai không nên ăn nhiều đào? 1 Ăn đào có tác dụng gì với sức khỏe?

Giá trị dinh dưỡng có trong quả đào

Theo nhiều nghiên cứu, quả đào có chứa nguồn vitamin vô cùng dồi dào với các loại vitamin như vitamin A, các loại vitamin B (B1, B2, B3, B6…), vitamin C, vitamin E, vitamin K, beta-carotene, acid pantothenic, folate… Bên cạnh đó, đào còn chứa một lượng lớn các loại khoáng chất như kali, canxi, magie, mangan, sắt, photpho, kẽm…

Ăn đào có tác dụng gì với sức khỏe?

Với giá trị dinh dưỡng vô cùng phong phú như vậy thì ăn đào có tác dụng gì?

Ăn đào giúp bổ sung chất chống oxy hóa cho cơ thể

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, trong quả đào có chứa hoạt chất chlorogenic. Đây là hoạt chất có khả năng giúp cơ thể chống oxy hóa, đồng thời đẩy lùi sự hoạt động của các gốc tự do (beta cryptoxanthin, lutein…).

Ăn đào giúp bổ sung kali máu

Tình trạng hạ kali máu là một tình trạng rối loạn điện giải có ảnh hưởng xấu đến cơ thể, thậm chí nếu hạ kali máu nặng có thể dẫn tới tử vong. Khi ăn đào, lượng kali có trong quả đào sẽ giúp lượng kali máu của bạn được bổ sung, góp phần làm ổn định tình trạng hạ kali máu. Từ đó, tế bào thần kinh có thể hoạt động hiệu quả và chính xác hơn.

Bên cạnh đó, kali còn có khả năng hỗ trợ quá trình trao đổi chất của cơ thể.

Đào giúp hỗ trợ trong phòng chống ung thư

Trong quả đào có chứa một số chất có khả năng hỗ trợ cơ thể chống lại sự hình thành của các tế bào ung thư, ví dụ như ung thư phổi, ung thư vú, ung thư đại trực tràng… Do vậy, ăn đào có tác dụng hỗ trợ cơ thể trong việc phòng chống các loại ung thư.

Ăn quả đào tốt cho thị lực

Quả đào là một nguồn mà bạn có thể bổ sung vitamin A cho cơ thể để bảo vệ cho thị lực và giác mạc. Việc bổ sung đủ vitamin A sẽ giúp bạn giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý về mắt như suy giảm thị lực, đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng, khô mắt, mù lòa…

Ăn đào có tác dụng gì với sức khỏe? Những ai không nên ăn nhiều đào? 2 Ăn đào giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về mắt

Quả đào rất tốt cho phụ nữ mang thai

Một số nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng quả đào có chứa chất ergotin. Đây là chất có tác dụng làm co tử cung, hỗ trợ cầm máu cho mẹ sau sinh.

Bên cạnh đó, folate có trong quả đào có khả năng hỗ trợ bảo vệ thai nhi khỏi các nguy cơ dị tật ống thần kinh, ví dụ như tật nứt đốt sống. Kali trong quả đào giúp mẹ bầu hạn chế tình trạng chuột rút, phù nề.

Đối với sự phát triển của thai nhi, vitamin A trong quả đào góp phần vào quá trình phát triển đôi mắt, tạo một hệ thống miễn dịch tốt và xây dựng bộ xương khỏe mạnh cho thai nhi.

Ngoài ra, vị chua nhẹ của quả đào còn giúp mẹ bầu giảm cơn buồn nôn, ốm nghén; chất xơ cơ trong đào hỗ trợ hệ tiêu hóa cho mẹ bầu, làm giảm tình trạng táo bón khi mang thai.

Ăn đào tốt cho hệ tiêu hóa

Chất xơ trong đào có thể giúp cơ thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất, đồng thời hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa và các cơ quan liên quan. Bên cạnh đó, quả đào giúp cơ thể tăng khả năng hấp thụ nước, từ đó cải thiện các tình trạng bệnh lý liên quan đến dạ dày và ruột.

Ngoài ra, ăn đào còn có thể giúp loại bỏ các độc tố có hại bên trong lòng ruột, giúp thanh lọc cơ thể và hạn chế nguy cơ rối loạn tiêu hóa hay ung thư dạ dày.

Ăn đào giúp tăng sức đề kháng

Vitamin A, vitamin C, acid ascorbic và kẽm có trong quả đào có khả năng giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng, từ đó giảm thiểu sự xâm nhập của vi khuẩn. Chính vì vậy, các bệnh lý viêm hay nhiễm trùng cũng sẽ được hạn chế.

Đào là loại quả tốt cho tim

Các loại trái cây nói chung hay đào nói riêng có thể giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch nếu ăn thường xuyên bằng cách kiểm soát nồng độ cholesterol trong máu. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy quả đào có thể làm giảm lượng cholesterol xấu (LDL) trong cơ thể, từ đó giảm thiểu nguy cơ của bệnh tim mạch.

Ăn đào có tác dụng gì với sức khỏe? Những ai không nên ăn nhiều đào? 3 Đào là loại quả tốt cho sức khỏe tim mạch

Các tác dụng khác của quả đào:

  • Làm giảm các triệu chứng của dị ứng: Quả đào có khả năng làm giảm phản ứng của hệ miễn dịch đối với các chất gây dị ứng, từ đó giúp giảm nhẹ triệu chứng dị ứng.
  • Ngăn ngừa độc tố: Một vài nghiên cứu đã cho thấy chiết xuất từ quả đào được sử dụng trên người hút thuốc đã giúp tăng việc loại bỏ nicotine ra ngoài qua đường niệu.
  • Ổn định đường huyết: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những chất có trong quả đào có thể hỗ trợ điều chỉnh nồng độ đường huyết và ngăn ngừa tình trạng kháng insulin ở những con chuột bị béo phì.
  • Hỗ trợ giảm cân: Đào không có chứa chất béo bão hòa, natri hay cholesterol. Thêm vào đó, mặc dù lượng calo của đào thấp nhưng lại có chất xơ khiến bạn no lâu, làm giảm lượng đồ ăn bạn nạp vào cơ thể. Chính vì vậy, đào chắc chắn là một loại quả phù hợp với thực đơn của bạn nếu bạn đang muốn giảm cân.

Ai không nên ăn quá nhiều đào?

Những người sau đây không nên ăn quá nhiều đào:

  • Người bị đái tháo đường: Mặc dù lượng đường trong đào không cao nhưng nếu ăn quá nhiều đào cũng có thể gây ảnh hưởng xấu đến tình trạng sức khỏe của người bệnh đái tháo đường.
  • Người bị nóng trong, hay bị nhiệt, người mới khỏi ốm, trẻ nhỏ có hệ thống tiêu hóa chưa hoàn thiện cũng là những đối tượng không nên ăn quá nhiều đào.
  • Phụ nữ mang thai: Mẹ bầu không nên ăn quá nhiều đào một lúc. Bởi theo Đông y, quả đào có tính nóng, dễ sinh nhiệt cho cơ thể và dễ khiến mẹ gặp phải các vấn đề liên quan đến xuất huyết nếu ăn quá nhiều. Bên cạnh đó, lông trên vỏ đào có thể khiến mẹ bầu bị ngứa rát cổ họng, thậm chí là dị ứng. Ngoài ra, lượng acid folic có trong đào có thể khiến mẹ bầu bị chuột rút, mẩn ngứa, buồn nôn nếu ăn quá nhiều. Tốt nhất, phụ nữ mang thai chỉ nên ăn từ 2 đến 3 quả đào mỗi tuần mà thôi.
Ăn đào có tác dụng gì với sức khỏe? Những ai không nên ăn nhiều đào? 4 Phụ nữ mang thai không nên ăn quá nhiều đào một lúc

Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi: “Ăn đào có tác dụng gì với sức khỏe?”. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc đã có cho mình những thông tin bổ ích. Xin chúc bạn đọc nhiều sức khỏe và mong rằng bạn sẽ tiếp tục ủng hộ Nhà Thuốc Long Châu trong tương lai!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Ngô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.